Sự thật phía sau lời tuyên bố sắp có lãi của Shopee, Lazada, Grab

Thứ tư, 06/10/2022-19:10
Những công ty công nghệ lớn trong lĩnh vực thương mại điện tử cho biết họ đang bước vào giai đoạn tăng thu, giảm chi mạnh mẽ. Đây chính là một phương án để họ có thể giải quyết bài toán thua lỗ hàng năm của mình.

Theo Zingnews, khoảng 1 tháng nay, chị Bình - chủ gian hàng bán đồ trẻ em trên Shopee cho biết đã nhận được thông báo của sàn nâng mức phí cố định từ 1,5 - 2,5% kể từ ngày 2/10. Nếu gian hàng của chị không tham gia các gói khuyến mại như freeship, hoàn xu thì chị phải trả tới 5% phí dịch vụ (bao gồm 2,5% phí thanh toán và 2,5% phí cố định) thay vì là 4% như trước cho mỗi đơn hàng. 


Shopee đang rất cần doanh thu để cải thiện khả năng hoạt động
Shopee đang rất cần doanh thu để cải thiện khả năng hoạt động

Chi phí gia tăng đã buộc người bán phải suy tính về việc tăng giá sản phẩm. Nhưng mẫu thuẫn đặt ra là ngành hàng mẹ và bé lại có sự cạnh tranh giá thành rất cao. Hơn nữa, tình trạng giá hàng hóa trên thị trường liên tục leo thang từ đầu năm nay khiến người mua càng thắt chặt chi tiêu.

Tiền đã không còn rẻ

Đây không phải lần đầu sàn TMĐT này tăng chi phí bán hàng tại thị trường Việt Nam. Nhưng động thái vừa qua đến vào thời điểm Shopee đang rất cần doanh thu để cải thiện khả năng hoạt động. 

Trước đó, đã có một đợt tăng phí khác của Shopee vào quý III/2020, nhà phân tích Sachin Mittal từ DBS Group Holdings cho rằng, thu nhập từ hoa hồng chiếm phần lớn doanh thu của nền tảng này và việc nâng mức phí này nên có thể cải thiện khả năng kiếm tiền của họ. 

Khi đại dịch xuất hiện đã giúp sàn TMĐT của Sea Limited phát triển vượt trội hơn so với các đối thủ khác và khẳng định được vị thế tại Đông Nam Á. Trong giai đoạn dịch bệnh, doanh thu từ Shopee có mức tăng trưởng đột biến từ 1,7 tỷ USD vào năm 2020 lên tới 4,5 tỷ USD năm 2021, tương đương mức tăng 156,8%.

Tuy nhiên, kết quả này lại có sự đóng góp lớn của bộ phận marketing, bao gồm quảng cáo, khuyến mại cho các đối tượng tham gia sàn. Thay vì chỉ bỏ ra 1,8 tỷ USD năm 2020, thì tổng chi phí bán hàng và tiếp thị của tập đoàn đã tăng 109,2%, lên 3,8 tỷ USD.

TMĐT vẫn là mảng có đóng góp nhiều nhất vào doanh thu của Sea, đồng thời cũng là lĩnh vực thua lỗ nhất. Tính theo hệ số EBITDA (lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao) thì khoản lỗ của Shopee đã lên tới 2,5 tỷ USD năm 2021, từ con số chỉ 1,3 tỷ USD năm 2020.

Dưới hoàn cảnh nền kinh tế u ám đã khiến các công ty công nghệ vốn đang phụ thuộc vào dòng tiền huy động từ nhà đầu tư, rơi vào khó khăn. Việc giới đầu tư dần mất đi kiên nhẫn, bắt đầu cắt giảm cổ phần trong doanh nghiệp đã cho thấy dòng tiền không còn rẻ để cứ thế “đốt”. 


Cách duy nhất có thể dừng việc phụ thuộc vốn ngoài là tự lực về tài chính
Cách duy nhất có thể dừng việc phụ thuộc vốn ngoài là tự lực về tài chính

CEO Forrest Li cũng đã thừa nhận, cơn bão này sẽ còn kéo dài, những thách thức có thể ập tới bất kỳ lúc nào. Ông Li cho rằng, cách duy nhất có thể dừng việc phụ thuộc vốn ngoài là tự lực về tài chính, tích góp đủ tiền mặt cho mọi nhu cầu của bản thân.

Trong vòng 12 - 18 tháng tới, Sea đưa ra mục tiêu tạo dòng tiền dương càng sớm càng tốt. Có lẽ vì vậy mà Sea đã cắt giảm tối đa chi phí hoạt động như vé máy bay, khách sạn, ăn uống của nhân viên khi đi công tác. Các lãnh đạo của họ cũng tự nguyện không nhận lương, thưởng. Shopee cũng đang thu hẹp hoạt động tại một số thị trường.

Vẫn có vốn để tiếp cận

Các đối thủ của Shopee như Lazada - sàn TMĐT của Alibaba tại Đông Nam Á vẫn đang được công ty mẹ bơm tiền. Tính từ đầu năm tới nay, Lazada được nâng tổng ngân sách đầu tư lên gần 1,3 tỷ USD, cùng với đợt bổ sung gần nhất là 912,5 triệu USD.

CEO Lazada James Dong cho biết, nguồn vốn khổng lồ đã giúp Lazada có thêm nhiều lợi thế so với những đối thủ khác cùng khu vực và cũng cho phép nền tảng trụ lại thị trường lâu hơn.

Thực tế là, bức tranh hoạt động của Lazada không có nhiều biến chuyển tốt hơn Shopee. Sau khi ghi nhận mức tăng trưởng 2 con số vào mỗi quỹ trong năm 2021, doanh thu bán lẻ quốc tế của Alibaba giảm xuống 1,56 tỷ USD trong quý I/2022, tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái. Sang quý II/2022, doanh số bán lẻ chỉ đạt 1,57 tỷ USD, gần như không thay đổi so với quý trước, giảm 3% so với cùng kỳ.

Dựa vào nguồn vốn từ công ty mẹ, ông Dong vẫn tự tin vào việc Lazada vẫn sở hữu lợi thế tài chính tốt. Vị này cũng khẳng định nền tảng này đang đi trên con đường tốt nhất để mang về lợi nhuận. 


Một số hãng xe ôm công nghệ ghi nhận doanh thu tăng mạnh
Một số hãng xe ôm công nghệ ghi nhận doanh thu tăng mạnh

Ứng dụng gọi xe Be của Công ty CP Be Group tại Việt Nam mới đây cũng tiếp nhận khoản vay trị giá 100 triệu USD từ ngân hàng Deutsche Bank. Số vốn này sẽ được đem vào việc thực hiện mở rộng và nâng cao 3 dịch vụ cốt lõi là gọi xe trực tuyến (xe máy, ô tô), giao đồ ăn, ngân hàng số Cake by VPBank và hiện tại đang lấn sân sang một số dịch vụ mới.

Nửa đầu năm 2022, Be ghi nhận doanh thu tại TP. HCM tăng gấp 2 lần. Quays I/2022, toàn thị trường đã trên 1,5 triệu người dùng, hàng tháng đều phát sinh giao dịch. Được biết công ty đã bắt đầu có lãi dương từ quý III năm nay.

Đối với “ông lớn” lĩnh vực gọi xe công nghệ Grab, trong báo cáo quý II ghi nhận doanh thu đạt 321 triệu USD, tăng 79% so với cùng kỳ năm 2021, đây là mức cao nhất trong suốt thời gian qua. Lỗ EBITDA lại lên tới 233 triệu USD, tăng nhẹ 9%. Lỗ ròng được cải thiện còn 572 triệu USD so với con số hơn 800 triệu USD vào năm 2021.

Năm 2021, công ty này chi hơn 1 tỷ USD cho những chương trình ưu đãi, khuyến mãi khách hàng và 717 triệu USD cho đối tác là tài xế. Sang năm 2022, ngay từ quý I, Grab chi 560 triệu USD để khuyến mãi, tăng 72% so với cùng kỳ. Trong quý II, ứng dụng chi ra 523 triệu USD cho khoản này, giảm 6,7% so với quý trước, tăng 26% so với cùng kỳ.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội

Tin mới cập nhật

ĐHĐCĐ Đất Xanh: Mục tiêu 3.900 tỷ đồng doanh thu thuần và 226 tỷ đồng lãi ròng năm 2024

2 giờ trước

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

2 giờ trước

Sôi động thị trường chuyển nhượng chung cư

2 giờ trước

Quý I/2024, vốn tài trợ cho các công ty Fintech Đông Nam Á giảm 13%

3 giờ trước

ĐHĐCĐ MB: Tăng trưởng lợi nhuận từ 6-8%, dự kiến chia cổ tức 20%

3 giờ trước