Sóng 2G sẽ bị cắt tại Việt Nam từ năm 2023

Thứ ba, 21/09/2022-15:09
Vào đầu năm 2023, một số khu vực tại Việt Nam sẽ tắt mạng 2G, tới tháng 9/2024 sẽ tắt trên toàn quốc để nhường chỗ cho mạng 5G.

Cục Viễn thông - Bộ Thông tin và Truyền thông, cho biết, Việt Nam có 125,7 triệu thuê bao di động, khoảng 11,7 triệu thuê bao trong số đó không dùng smartphone hoặc không kết nối dữ liệu trên điện thoại thông minh. Để tiến tới việc cắt sóng 2G thì phải đáp ứng điều kiện số thuê bao 2G xuống còn 5%, tương đương 6,28 triệu thuê bao.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), con số trên khá khả quan, cũng là tiền đề để Bộ thành công cắt sóng 2G bắt đầu từ năm 2030.

Để thay thế 2G, Bộ đã cấp phép cho 3 doanh nghiệp trong nước thử nghiệm sóng 5G tại 40 tỉnh thành. Cụ thể là, Viettel có 930 vị trí, VNPT có 457 vị trí, MobiFone có 80 vị trí.

Công nghệ truyền thông di động thế hệ 5 - Mạng 5G đã được nhiều nhà mạng tại Việt Nam triển khai từ khoảng 2 năm nay. Thống kê của Ericsson Việt Nam cho thấy, tới năm 2030, mạng 5G sẽ đem tới cho các nhà mạng doanh thu khoảng 1,5 tỷ USD.


Mạng 2G sẽ bị tắt toàn bộ vào tháng 9/2024
Mạng 2G sẽ bị tắt toàn bộ vào tháng 9/2024

Về kế hoạch tắt sóng 2G tại Việt Nam, Bộ đã chốt duyệt phương án từ cuối năm 2019. Khi đó, cả nước có tổng 125,5 triệu thuê bao di động, trong đó 60,8 triệu thuê bao không dùng data.

Số lượng thuê bao sử dụng 2G giảm đáng kể sau mỗi năm. Điều này một phần nhờ Bộ đã áp dụng những giải pháp hàng rào kỹ thuật thúc đẩy tắt sóng 2G, giải phóng băng thông để phục vụ chuyển đổi số quốc gia.

Từ năm 2020 tới nay, Bộ TT&TT bắt buộc các nhà mạng phải tắt sóng 2G, không cấp tần số cho công nghệ này nếu giấy phép hết hạn vào năm 2024. Bộ cũng hỗ trợ chính sách cho các nhà mạng thực hiện sản xuất thiết bị đầu cuối 4G.

Các nhà mạng trong nước đang thí điểm tắt sóng trên nhiều địa phương như TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thái Nguyên, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu… Trong đó, Lạng Sơn là tỉnh đầu tiên dừng hoạt động tất cả 63 trạm phát sóng 2G.

Giới chuyên gia cho rằng thời điểm tắt sóng 2G trên toàn quốc vào tháng 9/2024 là rất phù hợp bởi giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông di động và giấy phép tần số phát triển mạng di động cũng sẽ hết hạn. Theo đó, Bộ TT&TT cũng không gia hạn giấy phép cho mạng 2G và 3G. Vì vậy, việc các nhà mạng chuyển đổi công nghệ và thiết bị mới là cần thiết triển khai mạnh hơn trong giai đoạn này.

Theo thông tin, sóng 2G hoạt động chủ yếu tại dải tần 850, 900, 1.800, 1.900 MHz. Ở Việt Nam, sóng 4G đang chia sẻ băng tần 900 MHz, 1.800 MHz cho 2G. Đây chính là lý do tốc độ sóng 4G bị ảnh hưởng tiêu cực. Nếu được giải phóng sớm, tốc độ mạng 4G có thể nhanh hơn 25% so với hiện tại. 

Vì vậy, sau khi cắt sóng 2G, các nhà mạng cần quan tâm đến chính sách quy hoạch băng tần (900 MHz, 1.800 MHz) của 2G, sẽ được cấp hoặc đấu giá như thế nào. Đây cũng là nguồn lực mạnh để đơn vị viễn thông tăng thêm khả năng kết nối cho thuê bao.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội

Tin mới cập nhật

Quý I/2024, lãi trước thuế và lãi sau thuế của PGBank đồng loạt giảm 24%

2 giờ trước

Thị trường đất nền từng bước "rã băng"

2 giờ trước

Phân khúc nhà ở xã hội "đuối sức" trong quý I/2024

3 giờ trước

TS. Cấn Văn Lực: Thị trường Fintech cần được thay đổi về cách tiếp cận

4 giờ trước

Nỗ lực đẩy nhanh nâng hạng thị trường chứng khoán

4 giờ trước