Sàn thương mại điện tử cố tình làm lơ hàng giả, hàng nhái?

Thứ năm, 06/10/2022-19:10
Một số sàn thương mại điện tử vẫn chọn cách đi sau người bán thay vì kiểm soát ngay từ khâu đầu vào.Theo đó, trên không gian thương mại điện tử, hoạt động hàng giả và hàng nhái vẫn còn bị động.

Theo Zingnews, kể từ đầu những năm 2000, hoạt động thương mại điện tử đã dần có mặt tại Việt Nam. Tuy nhiên phải một thập kỷ gần đây, thương mại điện tử mới thực sự phát triển mạnh mẽ nhờ sự góp mặt của những sàn giao dịch như Lazada, Shopee, Tiki…

Sau đại dịch, một nhánh khác của thương mại điện tử là thương mại xã hội cùng đã xuất hiện giúp tạo động lực phát triển mạnh mẽ hơn. Đó là hình thức mua bán trực tuyến trên các nền tảng truyền thống xã hội với một số cái tên đáng chú ý như Instagram, Facebook và mới đây nhất là TikTok.


Hàng giả hàng nhái xuất hiện tràn làn trên một số sàn TMĐT
Hàng giả hàng nhái xuất hiện tràn làn trên một số sàn TMĐT

Một trong những thách thức lớn đối với chủ sàn giao dịch cũng như cơ quan quản lý là tình trạng hàng giả, hàng nhái xuất hiện tràn lan. Cùng với đó các sàn cũng phải đối mặt với vấn đề như đảm bảo không gian mua sắm online an toàn và nguồn thu thuế từ những hoạt động giao dịch trên sàn thương mại điện tử. 

Liệu có phải là cố tình?

Một điều chắc chắn không thể bàn cãi, đó là hàng hóa trên các sản thương mại điện tử rất đa dạng. Tuy nhiên, cùng với một mặt hàng nhưng các tiểu thương Online áp dụng rất nhiều mức giá khác nhau, nhất là đối với hàng thương hiệu liên quan tới mỹ phẩm và thời trang. Một số mức giá đưa ra rẻ chỉ bằng 1/2 và thậm chí là 1/3 so với giá niêm yết chính thức của sản phẩm đó.

Nhiều người bán cũng không ngần ngại tiết lộ về nguồn gốc của sản phẩm, là vốn được sản xuất chui ở xưởng bên ngoài biên giới rồi nhập về bằng đường tiểu ngạch.

Theo Bộ Công Thương, lực lượng quản lý thị trường phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã kiểm tra và phát hiện hơn 3.000 trường hợp kinh doanh hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ chỉ tính trong năm 2021, điều này xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ thông qua thương mại điện tử. Tỷ lệ gian lận trên sàn thương mại điện tử trong vòng 2 đến 3 năm tới được dự báo có thể chiếm 50 đến 60% tổng hình thức gian lận về thương mại.

Thực tế cho thấy các sàn thương mại điện tử đều có những giải pháp kiểm soát và phòng chống những hàng giả không rõ nguồn gốc bằng cách thông qua báo cáo của người dùng hay yêu cầu chủ của gian hàng cung cấp giấy tờ cần thiết. Tuy nhiên, tình hình vẫn không được cải thiện và thậm chí còn phức tạp hơn chủ yếu tập trung tại một số nền tảng mới nổi.

Sàn thương mại điện tử cố tình làm lơ hàng giả, hàng nhái? - ảnh 2

Một lãnh đạo trong ngành giấu tên chia sẻ rằng các sàn thương mại điện tử có xu hướng thả lỏng về việc đăng ký, mở cửa hàng cũng như khâu kiểm duyệt các loại hàng hóa. Bởi vậy, điều này đã thu hút nhiều người bán tạo ra những dòng sản phẩm đa dạng và kéo người dùng về với nền tảng.

Bằng cách điều hành kinh doanh như thử sản phẩm rồi rao bán hay giấy phép, sàn thông thường kiểm soát chặt chẽ sản phẩm uy tín và hiệu quả. Thế nhưng những mặt hàng bình dân tại được tạo cơ chế thông thoáng để thu hút nhiều tiểu thương tham gia.

Vị này cũng nói rằng việc mở đường cho hàng hóa bình dân cũng là cách để thu hút những khách hàng có nhu cầu mua sắm sản phẩm giá rẻ và không đòi hỏi về chất lượng cao.

Ông Vũ Anh - Giám đốc chiến lược sàn TMĐT Vỏ Sò đã đưa ra đánh giá rằng các khâu kiểm soát và kiểm tra hàng hóa chưa được siết chặt nên gây ra những vấn đề phức tạp do các sản thương mại điện tử cố gắng mở rộng quy mô và tăng số lượng người bán.

Cùng với đó, người tiêu dùng sẽ chịu thiệt thòi lớn vì tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm chưa được đảm bảo. 

Chấp nhận đi sau

Theo ông Đặng Đăng Trường - chuyên gia có nhiều năm nghiên cứu về TMĐT, việc kiểm soát hàng nhái và hàng giả là một thách thức lớn đối với các sàn khi người bán có vô vàn cách để lách khỏi tầm kiểm soát đó. Thế nhưng tồn tại thách thức này cũng xuất phát từ mô hình vận hành của các sản thương mại điện tử hiện nay.

Ông Trường nhận định: “Tôi khẳng định là không có tình trạng cố ý nới lỏng và làm lơ cho hàng nhái và hàng giả xuất hiện trên nền tảng. Các sàn đang áp dụng quy trình xử phạt đối với những trường hợp người bán kinh doanh hàng giả hàng nhái rất chặt chẽ. Hoạt động kinh doanh của sàn cũng sẽ bị ảnh hưởng vì việc hàng giả và hàng nhái xuất hiện tràn lan. Ngoài ra cũng liên quan đến uy tín đối với khách hàng và đối tác cũng như nhà đầu tư”.

Nhìn chung, các sản thương mại điện tử đều có những chính sách chống hàng nhái và hàng giả không rõ nguồn gốc. Như vậy, theo các chuyên gia, việc sàn vẫn duy trì chính sách “thả gà ra bắt” là một trong những lý do vẫn khiến hàng hóa trái pháp luật tồn tại.

Sàn thương mại điện tử cố tình làm lơ hàng giả, hàng nhái? - ảnh 3

Chuyên gia này cho rằng các sàn chấp nhận chạy theo sau người bán. Tuy nhiên có trường hợp của Tiki là yêu cầu người bán phải có đủ giấy tờ trước khi mở gian hàng của họ. 

Một vị lãnh đạo giấu tên cũng có quan điểm tương tự khi từng thừa nhận về rủi ro trong việc tạo điều kiện mở shop online một cách dễ dàng. Trước đó các sàn đều áp dụng chính sách hậu kiểm, nghĩa là hàng hóa lên sàn phát sinh vấn đề rồi mới kiểm tra và xử lý.

Theo đánh giá của ông Trường, nhờ sự tiến bộ của công nghệ và quy định chặt chẽ từ cơ quan chức năng nên việc kiểm duyệt hàng hóa trên các sàn thương mại điện tử sẽ ngày càng tốt hơn.

Dẫu vậy, thương mại điện tử không chỉ xoay quanh 4 sàn giao dịch chủ chốt. Trên thực tế, Facebook hay Tik Tok shop cũng đang nỗ lực gia tăng thị phần trong mảng này.

Ông Trường nhấn mạnh: “Đăng bán sản phẩm trên kênh này về cơ bản còn dễ hơn sàn truyền thống và gần như chưa có một giải pháp chống hàng nhái và hàng giả nào ở thời điểm hiện tại. Trong thời gian tới, những khó khăn chắc chắn sẽ xuất phát từ đây”.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Tin mới cập nhật

Môi giới bất động sản “chốt” căn nhà gần 7 tỷ đồng trong vài tiếng đăng tin

26 phút trước

Môi giới dùng chiêu trò làm “nóng ảo” đất nền dù giao dịch hạn chế: Nhà đầu tư cần thận trọng khi xuống tiền!

1 giờ trước

Biến đổi trong hoạt động kinh doanh của ngành chứng khoán

1 giờ trước

Tuổi Dần hợp hướng nào để cuộc sống thuận buồm xuôi gió, tài lộc đầy nhà?

1 giờ trước

Nhà máy nhiệt điện là gì? Ưu nhược điểm của nhà máy nhiệt điện

2 giờ trước