Samsung ‘bội thu’ quý 1/2022, ‘cây hái ra tiền’ gọi tên cả smartphone và chip nhớ

Thứ bảy, 09/04/2022-14:04
Samsung đạt mức lợi nhuận quý tăng 50%, được cho là đang ở giai đoạn đỉnh cao chưa từng thấy.

Theo thông tin từ Bloomberg, Samsung Electronics vừa báo cáo mức lợi nhuận sơ bộ trong quý đầu tiên của năm nay. Nhờ nhu cầu sử dụng điện thoại thông minh và chip nhớ tăng mạnh mà kết quả đã vượt ngoài dự báo và phân tích của các chuyên gia trước đó.

Báo cáo cụ thể cho thấy lợi nhuận của Samsung tăng 50% so với cùng quý năm ngoái, đạt 14,1 nghìn tỷ won (11,6 tỷ USD) trong 3 tháng kết thúc vào tháng 3/2022. Trước đó, các chuyên gia chỉ dự báo con số đạt 13,4 nghìn tỷ won. Doanh thu của công ty tăng 18% lên 77 nghìn tỷ won, đây là kết quả cũng vượt ngoài dự báo. Vào ngày 18/4, khi báo cáo tổng thể, Samsung sẽ cung cấp lợi nhuận ròng và chi tiết hiệu suất hoạt động của từng mảng kinh doanh.


 
 

Quý đầu tiên của năm 2022 được cho là khó khăn bởi ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga Ukraine và dịch Covid 19 bùng phát trở lại tại Trung Quốc. Song, Samsung là công ty công nghệ lớn đầu tiên báo cáo kết quả kinh doanh có kết quả vượt ngoài mong đợi. Nhu cầu với chip nhớ càng tăng mạnh khi trung tâm dữ liệu và dịch chuyển của thế giới mở rộng sang công nghệ 5G. Trong khi đó, chip nhớ lại là mảng chiếm phần lớn lợi nhuận của Samsung.

Theo chuyên gia phân tích Peter Lee, “Chúng tôi dự tính mức tăng trưởng lợi nhuận năm 2022 sẽ có sự hồi phục mạnh mẽ của mảng màn hình và chất bán dẫn. Dự kiến, mảng chip nhớ của Samsung sẽ hưởng lợi khi chip nhớ có giá tăng cao”.

Một mũi nhọn tăng trưởng khác của Samsung là mảng di động. Galaxy S22 có doanh thu sơ bộ đã vượt 1 triệu chiếc tại Hàn Quốc vào tuần này. Công ty đã thống kê và cho biết dòng sản phẩm mới ra mắt tháng 2 được bán nhanh hơn 20% so với dòng S21. Tại thị trường Mỹ, S22 được bán nhanh hơn 60% so với S21 khi tính 3 tuần đầu tiên có mặt ở đây.

Từ đầu năm đến ngày thứ 4, cổ phiếu Samsung mất 12,5% giá trị bởi những lo ngại về mảng chip có thể suy yếu vì rủi ro kinh tế toàn cầu tăng lên làm nhu cầu giảm đi đáng kể.

Lạm phát và giá dầu tăng làm dấy lên những lo ngại về thu nhập.

Không chỉ bị ảnh hưởng bởi chu kỳ của ngành công nghiệp bán dẫn, Samsung - công ty sản xuất hơn 1/3 lượng chip NAND và DRAM của toàn cầu còn chịu tác động bởi nhu cầu khách hàng khi họ làm cả sản phẩm đầu cuối cũng như chip đi kèm các thiết bị này.

Với mức giá chỉ giảm nhẹ trong quý 1, thị trường chip đã rời khỏi xu hướng giảm sớm hơn dự đoán. Cụ thể, giá DRAM giảm 4%, ít hơn mức 6% dự tính trong khi giá NAND giảm 3%. Trong quý hiện tại, giá NAND cũng được dự kiến tăng từ 5 – 10%.

Khi các nhà sản xuất phải đa dạng hóa nguồn nhiên liệu, chi phí làm chip cũng tăng lên. Hơn nữa, logistics cũng bị gián đoạn bởi chính sách ZeroCovid của Trung Quốc. Điều này làm ảnh hưởng nặng nề đối với chuỗi cung ứng linh kiện và làm quá trình sản xuất chậm đi.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Tin mới cập nhật

Môi giới dùng chiêu trò làm “nóng ảo” đất nền dù giao dịch hạn chế: Nhà đầu tư cần thận trọng khi xuống tiền!

45 phút trước

Biến đổi trong hoạt động kinh doanh của ngành chứng khoán

55 phút trước

Tuổi Dần hợp hướng nào để cuộc sống thuận buồm xuôi gió, tài lộc đầy nhà?

1 giờ trước

Khái niệm về nhà máy nhiệt điện và ưu nhược điểm không phải ai cũng biết

1 giờ trước

Có 1 tỷ đồng thừa tiền mua ô tô, 9x vẫn lựa chọn chi 4 triệu đồng/tháng để đi xe công nghệ

4 giờ trước