Quý I/2022, Techcombank báo lãi trước thuế 6.800 tỷ đồng

Thứ năm, 28/04/2022-17:04
Trong quý đầu năm 2022, Techcombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 6,8 nghìn tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, con số này đã tăng trưởng 23,0%. 

Theo Nhịp sống kinh tế, mới đây Ngân hàng TMCP Kỹ Thương (Techcombank - TCB) đã công bố kết quả kinh doanh quý 1/2022. Theo báo cáo của ngân hàng, lợi nhuận trước thuế quý 1 đạt mức 6,8 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 23,0% 

Cụ thể, tổng thu nhập hoạt động quý I/2022 của Techcombank là 10,1 nghìn tỷ đồng, tăng 13,2 % so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập từ lãi đạt 8,1 nghìn tỷ đồng, tăng 32,5% so với cùng kỳ. Ngoài ra, hoạt động dịch vụ của Techcombank có thu nhập đạt 2,0 nghìn tỷ đồng, tăng 24,1% so với cùng kỳ năm trước. 

Bên cạnh đó, thu phí từ dịch vụ ngân hàng đầu tư (IB) đạt 1,1 nghìn tỷ, thu nhập này chủ yếu là nhờ phí từ hoạt động tư vấn phát hành trái phiếu tăng 132,5% và phí từ các dịch vụ IB khác tăng 41,0%. Đáng chú ý, Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ thương (Techcom Securities) tiếp tục cung cấp thêm nhiều sản phẩm và dịch vụ mới để phục vụ với tập khách hàng tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.

Quý I/2022, Techcombank báo lãi trước thuế 6.800 tỷ đồng - ảnh 1

Bên cạnh đó, tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) ở mức 30,7% với chi phí hoạt động tăng 21,3% so với cùng kỳ năm trước. Chi phí này tăng chủ yếu nhờ các khoản đầu tư công nghệ và hội sở mới (D’Capitale) với mục đích mở rộng kinh doanh, gia tăng chi phí khấu hao. 

Trong đầu năm nay, chi phí dự phòng cũng ghi nhận mức giảm đáng kể. So với cùng kỳ năm trước, chi phí dự phòng của Techcombank đã giảm 74,3% do nhiều khách hàng tiếp tục phục hồi khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát dẫn đến việc trích lập dự phòng thấp hơn. Bên cạnh đó, một số khoản trích lập dự phòng trước đây được hoàn nhập.

Tổng dư nợ tín dụng của khách hàng trên báo cáo riêng lẻ cuối quý I/2022 đạt 418,9 nghìn tỷ đồng. Trên báo cáo hợp nhất, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân đạt 171,6 nghìn tỷ đồng, ghi nhận mức tăng 49,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính đến cuối quý I/2022, tổng tiền gửi là 328,9 nghìn tỷ đồng, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm 2021. Bên cạnh đó, số dư tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đạt 165,7 nghìn tỷ đồng, duy trì tỷ lệ CASA cao ở mức 50,4%. Trong đó, CASA của khách hàng cá nhân tăng 24,8% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 107,8 nghìn tỷ đồng.

Đáng chú ý, tỷ lệ nợ xấu cuối quý I/2022 của Techcombank ở mức 0,7%, tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 160,8%. Bên cạnh đó, nợ tái cơ cấu theo chương trình hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh là 1,6 nghìn tỷ đồng. Con số này tương đương với 0,4% tổng dư nợ. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II đạt 15,1%, cao hơn nhiều so với yêu cầu tối thiểu 8,0% của trụ cột I, Basel II, nhích nhẹ so với cuối năm trước.

Cũng trong quý đầu năm nay, Techcombank đã thu hút thêm hơn 0,2 triệu khách hàng mới, nâng tổng số khách hàng lên hơn 9,8 triệu người. Khối lượng và giá trị giao dịch qua kênh điện tử của khách hàng cá nhân đạt 194,6 triệu giao dịch và 2,7 triệu tỷ đồng.

Theo: toquoc.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Tin mới cập nhật

Giá nhà tăng chóng mặt, người trẻ Việt cần làm gì để sớm mua được nhà?

17 phút trước

Chuyên gia World Bank: Cải cách cơ cấu đóng vai trò thiết yếu để duy trì triển vọng tăng trưởng trong dài hạn

1 giờ trước

Đầu tư vào AI giúp cổ phiếu SoftBank phá đỉnh lịch sử

2 giờ trước

Quý I/2024, doanh số bán lẻ trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử tăng trưởng “đột phá”

2 giờ trước

Cần tiếp cận rộng rãi và tổng thể hơn với Fintech?

2 giờ trước