Quý I/2022: Lợi nhuận của VN30 tăng trưởng vượt trội 24%, nhóm ngân hàng vô cùng ấn tượng

Thứ hai, 10/05/2022-11:05
Hầu hết các doanh nghiệp thuộc VN30 đều có kết quả tăng trưởng tăng so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, trong nhóm này, những doanh nghiệp có tăng trưởng lợi nhuận tốt nhất bao gồm: Masan, VPBank, Vietjet, Novaland...

Theo Nhịp sống kinh tế, quý I/2022 hầu hết các doanh nghiệp thuộc nhóm VN30 đều tăng trưởng ấn tượng. Trong đó, tổng lợi nhuận ròng (LNST của cổ đông công ty mẹ) nhóm VN30 đã đạt gần 75.300 tỷ đồng, ghi nhận mức tăng 24% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng tăng 14.400 tỷ đồng. 

Trong VN30, những doanh nghiệp có mức tăng trưởng lợi nhuận tốt nhất gồm có Masan - cao gấp 8,5 lần cùng kỳ; VPBank - tăng 171% so với cùng kỳ năm trước; Novaland - tăng trưởng 101%; Vietjet - tăng 96% so với cùng kỳ 2021; GAS - tăng 69% cùng kỳ và SSI - tăng 67% so với cùng kỳ năm trước. 

Xét về mức tăng tuyệt đối, đóng góp nhiều nhất chính là VPBank. Cụ thể, lợi nhuận của ngân hàng này đã tăng thêm gần 5.500 tỷ đồng. Tiếp sau VPBank là Masan, PV Gas, Hòa Phát, Techcombank và Vietcombank. Hầu hết những doanh nghiệp này đều có lợi nhuận tăng trên 1.000 tỷ đồng.


Hầu hết các doanh nghiệp thuộc VN30 đều có kết quả tăng trưởng tăng so với cùng kỳ năm trước
Hầu hết các doanh nghiệp thuộc VN30 đều có kết quả tăng trưởng tăng so với cùng kỳ năm trước

Có thể thấy, chủ lực trong VN30 vẫn là nhóm ngân hàng với sự góp mặt của 10 mã cổ phiếu. Trong quý đầu năm nay, tổng lợi nhuận của 10 ngân hàng này đã tăng 30% so với cùng kỳ năm trước, đạt gần 42.700 tỷ đồng. Đặc biệt, con số này chiếm đến 57% tổng lợi nhuận của cả nhóm. 

Đáng chú ý, VPBank đã vượt qua nhiều “ông lớn” trong ngành ngân hàng khác như Vietcombank, Techcombank, dẫn đầu về lợi nhuận nhóm ngân hàng cũng như toàn bộ 30 doanh nghiệp VN30. Theo đó, lợi nhuận của VPBank trong quý I/2022 là hơn 8.600 tỷ đồng.

Được đánh giá là Big4 trong ngành ngân hàng, lợi nhuận quý I/2022 của Vietinbank là 4.664 tỷ đồng. Dù tăng đáng kể so với quý IV/2021 (2.900 tỷ đồng) nhưng vẫn giảm 28% so với cùng kỳ năm trước. 

Bên cạnh đó, quý I/2022 Petrolimex - nhà bán lẻ xăng dầu đứng đầu Việt Nam ghi nhận kết quả kinh doanh kém tích cực nhất trong nhóm VN30 dù giá xăng liên tục tăng cao. Theo đó, lợi nhuận ròng trong quý đầu năm nay của Petrolimex là hơn 240 tỷ đồng, giảm 63% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân được đưa ra là do thiếu nguồn cung xăng dầu trong nước buộc doanh nghiệp phải thay đổi kế hoạch nhập mua và tìm kiếm nguồn cung tức thời với mặt bằng giá cao hơn từ các nhà cung cấp khác. Vì thế, biên lợi nhuận gộp của hoạt động kinh doanh xăng dầu của Petrolimex giảm so cùng kỳ 2021.

Trong đó, bộ 3 Vingroup (VIC), Vinhomes (VHM) và Vincom Retail (VRE) ghi nhận kết quả đáng chú ý trong quý I/2022. Cụ thể, Vingroup ghi nhận mức lãi hơn 4.500 tỷ đồng, con số cải thiện so với quý 4/2021 (lỗ gần 6000 tỷ đồng) và tăng 17% cùng kỳ, lợi nhuận ròng VHM và VRE lại lần lượt giảm 16% và 52% so với cùng kỳ.

Theo: toquoc.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội

Tin mới cập nhật

Điểm tin BĐS 16/4/2024: Dư nợ tín dụng bất động sản hơn 2,8 triệu tỷ đồng

4 giờ trước

Tín dụng chảy mạnh vào bất động sản nhưng cho vay nhà ở xã hội còn thấp

13 giờ trước

Khám phá 30+ mẫu nhà cấp 4 chữ L mái bằng đẹp mê - xu hướng mới 2024

13 giờ trước

Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng: Có phải giải pháp tốt ở thời điểm hiện tại?

14 giờ trước

PNJ đặt mục tiêu lợi nhuận kỷ lục hơn 2.000 tỷ đồng trong năm 2024

14 giờ trước