Quý I/2022: Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí PTSC (PVS) lãi 250 tỷ đồng

Thứ sáu, 06/05/2022-14:05
Năm 2022, bất chấp tình trạng giá dầu tăng, PVS đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 10.000 tỷ đồng cùng lợi nhuận sau thuế đạt 488 tỷ đồng. So với thực hiện năm 2021, con số này lần lượt giảm 30% và 28%.

Theo Nhịp sống kinh tế, mới đây Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (mã chứng khoán sàn HNX: PVS) đã công bố báo cáo tài chính quý I/2022. 

Theo như báo cáo tài chính của công ty, trong quý đầu năm nay PVS ghi nhận mức doanh thu 3770 tỷ đồng, tăng 44% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, lợi nhuận sau thuế của PVS là 250 tỷ đồng, tăng 53% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong năm nay, PVS đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 10.000 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 488 tỷ đồng, con số này giảm lần lượt 30% và 28% so với thực hiện năm 2021. Như vậy, chỉ trong quý đầu năm công ty đã thực hiện được 37% mục tiêu doanh thu cùng với 51% mục tiêu lợi nhuận. 

Được biết, sự tăng trưởng trong quý I/2022 phần lớn đến từ nguồn thu gia tăng từ khoản lãi của các công ty liên quan cùng với lợi nhuận từ hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ cung ứng kho chứa và xử lý dầu thô FSO/FPSP. 

Quý I/2022: Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí PTSC (PVS) lãi 250 tỷ đồng - ảnh 1

Cụ thể, dịch vụ cung ứng kho nổi chứa, xử lý và xuất dầu thô của PVS đóng góp 432,7 tỷ đồng trong tổng doanh thu. Ngay sau đó là dịch vụ lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng công trình dầu khí đóng góp 424,9 tỷ đồng. Tiếp theo là dịch vụ tàu kỹ thuật dầu khí có doanh thu 321 tỷ đồng và dịch vụ căn cứ Cảng với doanh thu là 313 tỷ đồng. 

Trong nguồn doanh thu này, chiếm tỷ trọng lớn hơn cả chính là dịch vụ cơ khí, đóng mới và xây lắp, lĩnh vực mang về cho doanh nghiệp 2048 tỷ đồng doanh thu. So với quý I/2022, lợi nhuận từ các công ty liên kết của PVS cũng tăng lên 7,8%, đạt mức 192,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá vốn bán hàng của doanh nghiệp tăng mạnh cả về tổng số (tăng 46% lên 3576,7 tỷ đồng) và cơ cấu so với doanh thu (từ 92,9% lên 94,8%). Chính những yếu tố này đã giúp PVS thể hiện phần nào tiềm năng tăng trưởng trong 3 tháng đầu năm.

So với cùng kỳ năm trước, tổng tài sản của công ty đã tăng 1,8%, lên mức 24.645 tỷ đồng. Trong đó hàng tồn kho của PVS chiếm tới 1466 tỷ đồng. Nợ phải trải trả của doanh nghiệp cũng tăng 2,6% lên mức 11.865 tỷ đồng, bao gồm 722 tỷ vay và thuê nợ tài chính ngắn hạn.

Tính đến ngày 31/3/2022, lưu chuyển tiền của PVS đã thoát trạng thái âm trong suốt năm ngoái, đạt ngưỡng dương 807 tỷ. Công ty đã thu về được 618 tỷ đồng tiền mặt chủ yếu nhờ nguồn tiền đi ra từ việc thanh lý tài sản cố định. So với cùng kỳ năm trước, dòng tiền từ hoạt động đầu tư đã giảm 66%, đạt mức 156 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu tới từ việc chi phí mua sắm tài sản cố định gia tăng từ 22 tỷ lên 40 tỷ đồng. Ngoài ra, tiền chi cho vay mua các công cụ nợ của đơn vị khác cũng tăng từ 419 lên 723 tỷ đồng. Đáng chú ý, lưu chuyển tiền tệ của công ty vẫn ở mức âm 128 triệu đồng.

Theo: toquoc.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Tin mới cập nhật

Môi giới bất động sản “chốt” căn nhà gần 7 tỷ đồng trong vài tiếng đăng tin

21 phút trước

Môi giới dùng chiêu trò làm “nóng ảo” đất nền dù giao dịch hạn chế: Nhà đầu tư cần thận trọng khi xuống tiền!

1 giờ trước

Biến đổi trong hoạt động kinh doanh của ngành chứng khoán

1 giờ trước

Tuổi Dần hợp hướng nào để cuộc sống thuận buồm xuôi gió, tài lộc đầy nhà?

1 giờ trước

Nhà máy nhiệt điện là gì? Ưu nhược điểm của nhà máy nhiệt điện

1 giờ trước