Phật dạy về cách "chuyển hóa vận hạn" để có được cuộc sống bình an, hạnh phúc

Thứ tư, 14/04/2022-09:04
Khi nhắc đến vận hạn thì người ta sẽ nghĩ ngay đến những điều không may mắn, tai ương và trắc trở gây nên những khó khăn trong công việc, cuộc sống và khiến cho nhiều người lo lắng. Tuy nhiên, theo góc nhìn Phật giáo thì vận hạn lại được lý giải theo một hướng khác.

Lý do gây nên "vận hạn" theo góc nhìn Đạo Phật

Trong một bài Pháp thoại, Đại đức Thích Trúc Thái Minh đã từng chia sẻ rằng: "Mọi việc hay - dở, tốt - xấu đều ở chính chúng ta. Chúng ta đều là người tạo nhân và chúng ta sẽ là người chịu quả. Đó là nhân - quả, nghiệp báo không rời mình". Chính vì thế, chúng ta không đổ lỗi cho ai, không nên đổ lỗi cho xã hội, không đổ lỗi cho hoàn cảnh hay bất cứ một điều gì khác. Và vận hạn sẽ đến với chúng ta là do nghiệp mà bản thân chúng ta tạo ra. 

Đại Đức lý giải về nguyên nhân đó là, hoạn nạn là do từ ác nghiệp mà ra, có nghiệp là từ kiếp trước và nhiều kiếp trước nó tích lũy đến kiếp này. Và có nghiệp do từ đầu đời của mình trong kiếp mình gây ra ác nghiệp. Như thế, chúng ta có thể thấy được vận hạn xuất phát từ hai nguyên nhân: 

Nguyên nhân 1: Do ác nghiệp từ tiền kiếp

Đại Đức Thích Trúc Thái Minh từng nói rằng: "Chúng ta tạo ra nghiệp và nghiệp ấy lại dẫn dắt chúng ta đi. Cho nên cuộc sống của mỗi chúng ta chịu ảnh hưởng của nghiệp cũ rất nhiều. Nghiệp cũ cũng phân loại chúng ta thành người sang, kẻ hèn, người giàu và kẻ nghèo, người may mắn, người bất hạnh hay người xấu, kẻ đẹp,... Tất cả những điều này chính là ảnh hưởng của nghiệp cũ đến với mỗi chúng ta". 


Hoạn nạn là do từ ác nghiệp mà ra, có nghiệp là từ kiếp trước và nhiều kiếp trước nó tích lũy đến kiếp này. Và có nghiệp do từ đầu đời của mình trong kiếp mình gây ra ác nghiệp
Hoạn nạn là do từ ác nghiệp mà ra, có nghiệp là từ kiếp trước và nhiều kiếp trước nó tích lũy đến kiếp này. Và có nghiệp do từ đầu đời của mình trong kiếp mình gây ra ác nghiệp

Nguyên nhân 2: Do ác nghiệp hiện tại

Đại Đức Thích Trúc Thái Minh chia sẻ như sau: "Chúng ta luôn luôn là kết quả của giây phút trước, giờ phút trước và mình lại đang tạo tác cho giây phút kế tiếp cũng như cho tương lai. Quá khứ là ngay giây vừa mới xảy ra và ảnh hưởng đến tương lai và ngay vào giây tiếp theo của mình. Chúng ta là một điểm trong dòng thời gian nhân - quả. Vậy nên nhất cử nhất động của chúng ta đều tạo nên năng lực quán tính. Quán tính này sẽ tạo thành nghiệp và nghiệp ấy sẽ tác động chính ngay chúng ta". Đại Đức Thích Trúc Thái Minh cũng lấy ví dụ, khi một người đi ăn tiệc và uống nhiều rượu dẫn đến say mèm. Tiếp đó thì họ tham gia giao thông và bị tai nạn. Và từ ví dụ này, Đại Đức đã phân tích việc bị tai nạn của người này không thể giải thích do kiếp trước được. Việc uống rượu và điều khiển giao thông cũng chính là yếu tố tác động đến sự việc trên. Vậy nên chúng ta có thể thấy rằng hành vi trong kiếp này cũng có thể làm cái duyên để cho quả xấu của kiếp trước có thể trổ ra. Cũng qua đây, Đại Đức khẳng định theo đúng quan điểm của nhà Phật rằng, tai họa là từ mình mà ra, ở nơi mình, không ở kiếp trước thì trong kiếp này mình đã gây ác nhân và bây giờ mình phải chịu ác quả - đó chính là tai họa. 


Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

Gây nghiệp là phải gánh nghiệp

Đại Đức chia sẻ rằng, tai họa của chúng ta là trong nhân quả, mình đã gây thì mình phải gánh. Và cái nhân quả là ai gây thì người đó sẽ chịu chứ không phải người khác chịu. Nhân quả là chính xác, nó sẽ báo ai đúng, không phải như thư tín bây giờ gửi người nọ xọ người kia và nhân quả là chuẩn và chẳng bao giờ sai. Để mọi người có thể hiểu hơn, Đại Đức cũng đã kể câu chuyện Ngài Mục Kiều Liên không thể cứu được quyến thuộc của Phật Thích ca thoát khỏi vận hạn dù cho Ngài là đệ tử thần thông bậc nhất. Theo đó, khi vua Lưu Ly đem quân sang đánh giết dòng họ Thích ca, Đức Phật đã ngồi dưới dốc cây ba lần ngăn cản quân của vua Lưu Ly nhưng không cứu được dòng tộc. Sở dĩ do ác nghiệp của dòng tộc Thích Ca với vua Tỳ Lưu Ly đã đến thời trổ quả. Khi quân Lưu Ly tấn công và thẳng tay chém giết người dân của thành ca Tỳ la vệ, Ngài Mục Kiều Liên vì muốn cứu thân bằng quyến thuộc còn lại của Đức Phật mà đã dùng thông thu nhỏ họ lại, giấu trong bình bát, đậy kín lại và để yên trên cõi trời. Ngài cũng yên tâm sẽ cứu được những người đó nhưng khi quân Lưu Ly rút, Ngài đã mang bình bát đến bạch Phật với niềm tin cứu sống được thân quyến. Tuy nhiên thì khi mở bình bát ra, tất cả những người trong bình đã biến thành máu. Cũng từ câu chuyện trên và lời Đại Đức chỉ dạy, chúng ta hiểu được một điều rằng chư Phật cũng không cứu nổi dòng họ mình tránh khỏi được vận hạn. Khi phải trả nghiệp thì không ai có thể trốn tránh được. 


Theo đúng quan điểm của nhà Phật rằng, tai họa là từ mình mà ra, ở nơi mình, không ở kiếp trước thì trong kiếp này mình đã gây ác nhân và bây giờ mình phải chịu ác quả - đó chính là tai họa
Theo đúng quan điểm của nhà Phật rằng, tai họa là từ mình mà ra, ở nơi mình, không ở kiếp trước thì trong kiếp này mình đã gây ác nhân và bây giờ mình phải chịu ác quả - đó chính là tai họa

Vậy nên theo lời Đại Đức, chúng ta muốn chuyển tai họa, chuyển nghiệp, chuyển hóa sự khổ đau thì phải chuyển từ tâm của mình. Và việc đó phải bắt nguồn từ những việc làm nhỏ nhất. Việc đầu tiên là chúng ta phải biết làm chủ hành vi của mình và phải chịu trách nhiệm về việc mình làm, không đổ lỗi tại ai. Từ những lời chỉ dạy trên của Đại Đức, chúng ta hiểu rằng để có thể chuyển hóa được vận hạn thì chúng ta nên học theo lời Phật dạy. Đó chính là quay về nhận diện chính mình, nhặt bỏ những bất thiện, sỏi đá và cỏ dại trong mảnh vườn tâm của mình cũng như những hạt giống thiện lành trong atam được tưới tẩm tốt tươi. Đại Đức từng nói rằng: "Chúng ta cứ tin lời Phật dạy, thực hành theo lời Ngài chỉ dạy; chúng ta sẽ được cuộc sống tốt đẹp hơn, chúng ta có thể vượt qua được các ách nạn”. Cũng qua lời giảng trên chúng ta hiểu được nguyên nhân và cách chuyển hóa vận hạn theo góc nhìn của đạo Phật.

Theo: Phatgiao
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội

Tin mới cập nhật

ĐHĐCĐ Đất Xanh: Mục tiêu 3.900 tỷ đồng doanh thu thuần và 226 tỷ đồng lãi ròng năm 2024

1 giờ trước

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

1 giờ trước

Sôi động thị trường chuyển nhượng chung cư

1 giờ trước

Quý I/2024, vốn tài trợ cho các công ty Fintech Đông Nam Á giảm 13%

2 giờ trước

ĐHĐCĐ MB: Tăng trưởng lợi nhuận từ 6-8%, dự kiến chia cổ tức 20%

2 giờ trước