Nửa cuối năm 2022: Ngành bán lẻ là điểm sáng nhất, hoạt động xuất nhập khẩu có dấu hiệu giảm tốc

Thứ ba, 09/08/2022-23:08
Từ đầu năm cho tới nay, tăng trưởng bán lẻ vẫn là điểm sáng lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam. Ước tính trong tháng 7, tổng mức bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng tăng 42,5% so với cùng kỳ. Sau khi lũy kế 7 tháng, con số này có thể tăng 16%.

Thời điểm hiện tại, kinh tế Việt Nam đã trải qua 7 tháng đầu năm, ghi nhận những chỉ số vĩ mô khá lạc quan bất chấp nhiều yếu tố biến động trên thế giới. Nửa đầu năm là thế, nhưng nửa cuối năm nay liệu các ngành có tiếp tục tăng trưởng khả quan? Ngành nào sẽ tiếp tục bứt tốc, ngành nào sẽ chứng kiến sự suy giảm tăng trưởng?

Ngành bán lẻ là điểm sáng nhất, đầu tư công kỳ vọng tăng mạnh trong nửa cuối năm

Từ đầu năm cho tới nay, tăng trưởng bán lẻ vẫn là điểm sáng lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam. Ước tính trong tháng 7, tổng mức bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng tăng 42,5% so với cùng kỳ. Sau khi lũy kế 7 tháng, con số này có thể tăng 16%, nếu trừ đi lạm phát sẽ tăng 9,5%. Bên cạnh đó, doanh số dịch vụ lữ hành cùng với dịch vụ lưu trú và ăn uống cũng ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ ghi lần lượt tăng 166% và 37,5% sau khi lũy kế 7 tháng đầu năm nay. 


Từ đầu năm cho tới nay, tăng trưởng bán lẻ vẫn là điểm sáng lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam. Ảnh minh họa
Từ đầu năm cho tới nay, tăng trưởng bán lẻ vẫn là điểm sáng lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam. Ảnh minh họa

Với tốc độ phục hồi ấn tượng như trên, nhiều doanh nghiệp và tổ chức vô cùng lạc quan về triển vọng phát triển của ngành bán lẻ. Theo Mirae Asset, doanh thu ngành bán lẻ nói chung chính là điểm sáng nhất trong tăng trưởng GDP của 2 quý cuối năm nay. CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cũng đồng quan điểm và dự báo, tổng mức bán lẻ hàng hóa cùng với doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong các tháng tiếp theo sẽ tiếp tục tăng mạnh. Đây chính là mùa cao điểm về du lịch, chưa kể mức nền rất thấp của quý 3 năm ngoái sẽ khiến doanh thu ngành bán lẻ bật tăng ấn tượng hơn. Nền kinh tế hồi phục cùng với sự hỗ trợ của gói giảm 2% thuế VAT kéo dài tới cuối năm cũng là yếu tố thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng tăng lên. 

Về vấn đề đầu tư công, trong tháng 7 năm nay vốn đầu tư từ NSNN đạt 46.226 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 23,08% và tăng 6,25% so với tháng 6. Sau khi lũy kế 7 tháng đầu năm, tổng lượng giải ngân vốn đầu tư công đã tăng 13,11% so với cùng kỳ, đạt 237.616 tỷ đồng và thực hiện được hơn 43% kế hoạch đề ra cho cả năm.

BVSC dự báo, giải ngân đầu tư công trong các tháng tiếp theo vẫn tiếp tục được đẩy mạnh. Trong những năm gần đây, có thể dễ dàng nhận ra xu hướng giải ngân cùng với lượng vốn đầu tư công thường tập trung và tăng mạnh vào nửa cuối năm. Ngoài ra, giá cả nhiều nguyên vật liệu xây dựng cũng đang có diễn biến giảm, giúp việc giải ngân diễn ra thuận lợi hơn. Theo như dự báo của BVSC, đầu tư công sẽ hoàn thành 100% kế hoạch trong năm nay. 


BVSC dự báo, giải ngân đầu tư công trong các tháng tiếp theo vẫn tiếp tục được đẩy mạnh
BVSC dự báo, giải ngân đầu tư công trong các tháng tiếp theo vẫn tiếp tục được đẩy mạnh

Cùng quan điểm, các chuyên gia SSI Research tại khối phân tích nhận định, đầu tư công là động lực tăng trưởng chính từ nửa cuối năm 2022. Trong đó, việc giải ngân vốn chủ yếu tập trung vào công tác giải phóng mặt bằng của những dự án đầu tư công đang được ưu tiên. 

Động lực tăng trưởng của lĩnh vực sản xuất nửa cuối năm sẽ khiêm tốn hơn

Trong nửa cuối năm, sản xuất công nghiệp được dự đoán vẫn giữ được đà hồi phục. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 11,7% so với cùng kỳ năm trước, sau khi lũy kế 7 tháng đầu năm đã tăng 8,8%. Trong tháng 7, sản xuất đồ uống, thực phẩm và hóa chất đã ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng với mức tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm trước.


Chỉ số PMI duy trì trên 50 điểm liên tục từ tháng 10/2021 cũng là yếu tố cho thấy kỳ vọng mở rộng sản xuất trong 10 tháng liên tiếp
Chỉ số PMI duy trì trên 50 điểm liên tục từ tháng 10/2021 cũng là yếu tố cho thấy kỳ vọng mở rộng sản xuất trong 10 tháng liên tiếp

Chỉ số PMI duy trì trên 50 điểm liên tục từ tháng 10/2021 cũng là yếu tố cho thấy kỳ vọng mở rộng sản xuất trong 10 tháng liên tiếp. Thế nhưng, S&P Global cho rằng sản lượng cùng với số lượng đơn đặt hàng mới của tháng 7 so với tháng liền trước đã có phần tăng chậm hơn. Các chuyên gia của CTCP Chứng khoán Mirae Asset kỳ vọng, lĩnh vực sản xuất công nghiệp trong những tháng cuối năm sẽ tiếp tục duy trì được mức tăng trưởng ổn định. Mirae Asset cho rằng, lĩnh vực sản xuất công nghiệp có nhiều thuận lợi, từ tốc độ tăng chi phí đầu vào đã dần chậm lại cho đến chuỗi cung ứng của thế giới đang ngày càng ổn định hơn sau khi Trung Quốc nới lỏng các biện pháp phòng dịch. Nền kinh tế nước này cũng đang có những dấu hiệu hồi phục trong tháng 6 và tháng 7, điều này được thể hiện rõ nét qua các số liệu về xuất nhập khẩu, logistics, PMI. Trong tháng 7, xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc đã tăng 18% so với cùng kỳ, con số này đã vượt xa dự báo của các chuyên gia. Bên cạnh đó, những dự án đầu tư công ở trong nước đang được đẩy mạnh cũng là yếu tố lợi thế của sản xuất công nghiệp. 

Không được lạc quan như thế, các chuyên gia của BVSC lại bày tỏ lo ngại dù chỉ số PMI tháng 7 của Việt Nam vẫn đang đạt trên ngưỡng 50 điểm. Tuy nhiên, chỉ số này đã giảm tháng thứ 3 liên tiếp và đạt mức thấp nhất kể từ tháng 10/2021 đến nay. Vì thế, BVSC cảnh báo, triển vọng tiêu cực từ nhu cầu tiêu dùng trên thế giới có thể sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu và sản xuất công nghiệp của nước ta trong nửa cuối năm. Trong những tháng tiếp theo của quý 3, chỉ số sản xuất công nghiệp có thể sẽ ghi nhận mức tăng trưởng mạnh hơn nữa nhờ mức nền thấp của cùng kỳ năm trước.


Ngành sản xuất kim loại trong tháng 7 đã ghi nhận mức tăng trưởng âm 6,4% trong khi cùng kỳ năm trước tăng trưởng khá cao
Ngành sản xuất kim loại trong tháng 7 đã ghi nhận mức tăng trưởng âm 6,4% trong khi cùng kỳ năm trước tăng trưởng khá cao

Mới đây, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cũng đã đưa ra dự báo về động lực tăng trưởng của lĩnh vực sản xuất sẽ khiêm tốn hơn trong thời gian tới. Theo báo cáo từ Tổng cục Thống Kê, hầu hết các ngành trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo trong tháng 7 đều tăng trưởng cao so với cùng kỳ trên cơ sở mức nền thấp của năm trước. 

Thế nhưng, vẫn có một số ngành suy giảm, điển hình như sản xuất sản phẩm từ cao su cùng với những phương tiện vận tải khác. Ngành sản xuất kim loại trong tháng 7 đã ghi nhận mức tăng trưởng âm 6,4% trong khi cùng kỳ năm trước tăng trưởng khá cao. Các ngành xuất khẩu chính của Việt Nam như dệt may, điện tử và giày da lại đang cho thấy những tín hiệu mở rộng hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, VDSC cũng lưu ý, bức tranh tăng trưởng đơn hàng trong những tháng tới khá thách thức. Theo số liệu PMI toàn cầu, đơn hàng mới trong tháng 7 đã ghi nhận lần giảm đầu tiên kể từ tháng 6/2020. Tại khu vực châu Á, đơn hàng mới cũng đã giảm về mức thấp nhất kể từ tháng 8/2021. Tại Việt Nam, mức tăng trưởng cũng không còn mạnh mẽ như thời điểm đầu năm. 

Hoạt động xuất nhập khẩu đang có dấu hiệu giảm tốc

Lũy kế tới cuối tháng 7 năm nay, mảng xuất khẩu tại Việt Nam đã ghi nhận mức tăng 16,4% so với cùng kỳ, trong khi đó nhập khẩu cũng tăng 13,6%, xuất siêu ước tính đạt 0,76 tỷ USD.

CTCP Chứng khoán BIDV (BSC) nhấn mạnh trong báo cáo vĩ mô mới nhất rằng, tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu suy giảm trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang tiến vào thời kỳ suy thoái kỹ thuật khiến cho nhu cầu tiêu dùng nhóm hàng hóa thiết bị điện và máy móc dụng cụ phụ tùng suy giảm theo. Đồng thời, công ty này cũng đưa ra hai kịch bản tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Với kịch bản tiêu cực, khi Mỹ suy thoái vào năm 2022 thì xuất khẩu của Việt Nam có thể tăng 13,1% còn nhập khẩu tăng 12,6%. Với kịch bản lạc quan hơn, khi Mỹ suy thoái vào năm 2023, xuất khẩu của Việt Nam có thể tăng 18% còn nhập khẩu tăng 17,3%.

Mới đây, BVSC cũng lên tiếng cảnh báo về triển vọng xuất khẩu của Việt Nam trong những tháng cuối năm sẽ gặp nhiều khó khăn khi các đối tác xuất khẩu chính vẫn đang chịu tình trạng lạm phát ở mức cao và chưa có dấu hiệu lập đỉnh. 

FDI giải ngân tăng trưởng ổn định

Về vấn đề thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI, trong 7 tháng đầu năm nay, vốn FDI đăng ký cấp mới so với cùng kỳ đã giảm 43,5%. Tuy nhiên, vốn đăng ký điều chỉnh lại tăng 59,35%, vốn FDI thực hiện tăng 10,19% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, dẫn đầu thu hút FDI trong tháng 7 chính là ngành công nghiệp chế biến và chế tạo khi chiếm đến 72% tổng vốn đăng ký mới và đăng ký điều chỉnh. Ngay sau đó là ngành kinh doanh bất động sản với 16% tổng vốn. 


Về vấn đề thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI, trong 7 tháng đầu năm nay, vốn FDI đăng ký cấp mới so với cùng kỳ đã giảm 43,5%
Về vấn đề thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI, trong 7 tháng đầu năm nay, vốn FDI đăng ký cấp mới so với cùng kỳ đã giảm 43,5%

Theo Mirae Asset, điều này chứng tỏ các nhà đầu tư nước ngoài vẫn vô cùng tin tưởng vào mắt xích Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, các chuyên gia của BSC lại cho rằng, bối cảnh vĩ mô toàn cầu phức tạp sẽ là hàng rào ngăn cản cũng như hạn chế những dự án FDI mới. Bù lại, lạm phát cùng các yếu tố vĩ mô tại Việt Nam vẫn ở mức ổn định, điều này giúp cho việc thực hiện và đăng ký FDI vẫn được duy trì tích cực. 

Đặc biệt, mới đây Tổng giám đốc Tập đoàn Samsung tiết lộ về việc đang chuẩn bị điều kiện để sản xuất thử các sản phẩm lưới bóng chip bán dẫn. Dự kiến, “ông lớn” này sẽ sản xuất đại trà sản phẩm này tại Việt Nam từ tháng 7/2023. Thời điểm hiện tại, Hàn Quốc đang là đối tác thương mại lớn thứ 3 của nước ta chỉ sau Trung Quốc và Mỹ. Đồng thời, Hàn Quốc còn là đối tác FDI lớn nhất tại Việt Nam khi có tới 9.383 dự án đang hoạt động cùng với tổng vốn đầu tư đăng ký lên đến gần 80 tỷ USD.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

7 giờ trước

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

7 giờ trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

8 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

10 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

12 giờ trước