Những quan tâm của các cổ đông Hòa Phát trước đại hội thường niên năm 2022 là gì?

Thứ hai, 23/05/2022-21:05
Có thể thấy, tiến độ chuẩn bị khởi công dự án Dung Quất giai đoạn 2 và triển vọng thị trường thép trong giai đoạn cuối năm là hai trong số những chủ đề nhiều khả năng sẽ thu hút được sự chú ý của cổ đông Hòa Phát tại đại hội thường niên vào ngày 24/5 sắp tới.

Nguyên nhân khiến Hòa Phát chưa khởi công dự án Dung Quất giai đoạn 2

Theo Doanh Nghiệp Niêm Yết, chủ trương đầu tư giai đoạn 2 của Khu Liên hợp Sản xuất Gang Thép Hòa Phát Dung Quất đã được đại hội cổ đông thường niên của Tập đoàn Hòa Phát (HPG) thông qua vào ngày 22/4/2021. Dự án sẽ được xây dựng trên diện tích 280ha cạnh nhà máy giai đoạn 1 với tổng mức đầu tư dự kiến là 85.000 tỷ đồng, công suất mỗi năm là 5,6 triệu tấn thép. 



Chủ trương đầu tư giai đoạn 2 của Khu Liên hợp Sản xuất Gang Thép Hòa Phát Dung Quất đã được đại hội cổ đông thường niên của Tập đoàn Hòa Phát (HPG) thông qua vào ngày 22/4/2021
Chủ trương đầu tư giai đoạn 2 của Khu Liên hợp Sản xuất Gang Thép Hòa Phát Dung Quất đã được đại hội cổ đông thường niên của Tập đoàn Hòa Phát (HPG) thông qua vào ngày 22/4/2021

Vào đầu năm 2022, Hòa Phát đã dự định khởi công vào cuối tháng 3. Tuy nhiên đến cuối tháng 3, Tập đoàn Hòa Phát đã thông báo sẽ khởi công vào tháng 5. Hiện tại đã gần hết tháng 5 nhưng lễ khởi công vẫn chưa được tổ chức. Cũng trong đại hội thường niên vào ngày 24/5, ban lãnh đạo của Tập đoàn có thể sẽ cung cấp cho các cổ đông thông tin về tiến độ chuẩn bị cho Dung Quất 2 cũng như những ảnh hưởng của các đợt dịch bùng phát COVID-19 đến quá trình xây dựng. Theo đó, Hòa Phát sẽ triển khai Dung Quất 2 trong bối cảnh đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm sau quá trình đầu tư cho Dung Quất 1. Dù thế, tổng mức đầu tư ước tính của giai đoạn 2 vẫn lớn hơn 20.000 tỷ đồng so với giai đoạn 1 bởi lần này Hòa Phát chú trọng vào các dây chuyền hiện đại để sản xuất thép cuộn cán nóng. So với vài năm trước, tiềm lực tài chính của Hòa Phát đã mạnh hơn nên việc xây dựng Dung Quất cũng phần nào bớt khó khăn hơn. Trong thời gian 3 năm xây dựng Dung Quất 1, Hòa Phát đã không trả cổ tức tiền mặt để có được nguồn vốn tái đầu tư. Và trong ba kỳ đại hội, Tập đoàn đều đề xuất trả cổ tức tiền mặt 500 đồng/ cổ phiếu, điều này cho thấy nguồn lực hiện đang tương đối dồi dào. 

Vào ngày 17/3/2022, Hòa Phát đã ký hợp đồng tín dụng với tổng giá trị lên đến 35.000 tỷ đồng với 8 ngân hàng lớn đó là  Vietcombank, BIDV, VietinBank, Agribank, TPBank, MB, VPBank và MSB nhằm đảm bảo được nguồn vốn cho quá trình xây dựng Dung Quất 2. Và tại ngày 31/3 vừa qua, Hòa Phát đã có 46.300 tỷ đồng tiền mặt gửi ngân hàng và lần đầu tiên vượt ngưỡng 2 tỷ USD. Theo thống kê cho thấy, tập đoàn của tỷ phú Trần Đình Long là doanh nghiệp có giá trị tiền mặt cũng như đầu tư tài chính lớn nhất sàn chứng khoán Việt. 


Khu liên hợp Hòa Phát Dung Quất
Khu liên hợp Hòa Phát Dung Quất

Thị trường thép khó khăn đến thế nào khi kế hoạch lợi nhuận đi lùi?

Vào ngày 28/4, Hội đồng quản trị Hòa Phát đã thông báo kế hoạch kinh doanh năm 2022 với mức doanh thu hợp nhất dự kiến là 160.000 tỷ đồng, so với thực hiện năm ngoái tăng gần 7% và đây chính là mức tăng cao nhất trong lịch sử của Tập đoàn. Lợi nhuận sau thuế cũng phấn đấu đạt 25.000 – 30.000 tỷ đồng, cao hơn kết quả năm 2020 nhưng lại thấp hơn năm 2021 13 - 28%. Trong quý 1/2022 vừa qua, Hòa Phát đã ghi nhận mức doanh thu khoảng 44.400 tỷ đồng và lãi sau thuế là 8.200 tỷ đồng. Như vậy, với kết quả trong quý 1 thì Hòa Phát đã thực hiện được 28% mục tiêu doanh thu và 27% mục tiêu về lợi nhuận. 


Lịch sử trả cổ tức Tập đoàn Hòa Phát (% mệnh giá)
Lịch sử trả cổ tức Tập đoàn Hòa Phát (% mệnh giá)

Hiện, Hòa Phát đã lên kế hoạch lợi nhuận khiêm tốn trong bối cảnh thị trường thép trong những tháng đầu năm 2022 có những dấu hiệu bất lợi hơn so với thời điểm năm ngoái. Trong 4 tháng đầu năm 2022, sản lượng bán hàng các sản phẩm thép của Tập đoàn gồm xây dựng, thép cuộn cán nóng, phôi thép ghi nhận đạt gần 600.000 tấn, so với tháng 4/2021 giảm 31%. Lũy kế trong 4 tháng đầu năm, tiêu thụ thép xây dựng đạt gần 1,64 triệu tấn, so với cùng kỳ tăng trưởng 27,6%. Dù thế thì giá thép xây dựng thời gian gần đây đã có nhiều lần giảm sút. 

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), giá nguyên vật liệu giảm liên tục từ cuối tháng 3 đến nay đã khiến cho thị trường bị chững lại. Nhà phân phối cũng tìm cách giảm hàng tồn kho nên lượng hàng xuất của nhà mát ghi nhận đi xuống nhiều so với mức bình thường. Tập đoàn Hòa Phát cho biết, tiêu thụ thép xây dựng trong tháng 4 đạt gần 300.000 tấn, so với cùng kỳ giảm 30% chủ yếu do lượng hàng tồn kho tại các đại lý từ tháng trước vẫn còn. Còn riêng sản lượng xuất khẩu lại ghi nhận tăng 28% so với tháng 4/2021, đạt 93.000 tấn. Bên cạnh đó, giá hợp đồng tương lai thép xây dựng tại sàn giao dịch London hiện nay ghi nhận khoảng 790 USD/tấn, thấp hơn nhiều so với mức đỉnh 950 USD/tấn hồi tháng 3 và 4. 


Top 11 tiền mặt và đầu tư tài chính tính đến ngày 31/3/2022 (Đơn vị: Tỷ đồng)
Top 11 tiền mặt và đầu tư tài chính tính đến ngày 31/3/2022 (Đơn vị: Tỷ đồng)

Hội đồng quản trị độc lập thiếu thành viên

Vào ngày 11/5 vừa qua, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã tiến hành  phạt hành chính Tập đoàn Hòa Phát 125 triệu đồng, nguyên nhân là vì không đảm bảo cơ cấu, số lượng Thành viên Hội đồng quản trị độc lập. Theo Khoản 4 Điều 276 Nghị định số 155/2020, trong trường hợp công ty có tổng cộng 3 - 5 thành viên Hội đồng quản trị thì phải có ít nhất hai người độc lập, nếu như có tất cả 6-8 thành viên Hội đồng quản trị thì phải có ít nhất hai người độc lập và  nếu có tổng số 9-11 thành viên Hội đồng quản trị thì phải có tối thiểu ba người độc lập.

Đến hiện tại, Hòa Phát có 7 người trong Hội đồng quản trị gồm Chủ tịch Trần Đình Long, ba Phó Chủ tịch là ông Trần Tuấn Dương, ông Nguyễn Mạnh Tuấn, ông Doãn Gia Cường, ba thành viên còn lại là ông Nguyễn Ngọc Quang, ông Hoàng Quang Việt, và ông Nguyễn Việt Thắng. Và theo quy định trên, Tập đoàn Hòa Phát cần có tối thiểu hai Thành viên Hội đồng quản trị độc lập nhưng trên thực tế lại không có ai. 

Cũng theo tài liệu đại hội cổ đông thường niên năm 2022 đã được công bố, Tập đoàn Hòa Phát không có kế hoạch bầu bổ sung Thành viên Hội đồng quản trị độc lập trong cuộc họp vào ngày 24/5 sắp tới. Vậy, Tập đoàn Hòa Phát có khó khăn gì trong công tác nhân sự cấp cao và liệu rằng có tiếp tục bị Ủy ban chứng khoán Nhà nước xử phạt vì thiếu Thành viên Hội đồng quản trị độc lập hay không?


Kết quả kinh doanh hợp nhất của Tập đoàn Hòa Phát
Kết quả kinh doanh hợp nhất của Tập đoàn Hòa Phát

Cổ phiếu của Tập đoàn Hòa Phát (HPG) kém xa đỉnh cũ

Kết thúc phiên ngày 23/5, giá cổ phiếu của Tập đoàn Hòa Phát (HPG) dừng lại ở mức 37.550 đồng/cổ phiếu, so với đầu năm 2022 giảm 19%. Nếu như so với đỉnh cũ là 58.000 đồng/cổ phiếu vào hồi tháng 10 năm ngoái thì giá của HPG đã sa sút 35,3%. Nhà đầu tư khi mua cổ phiếu đều mong muốn thu được lợi nhuận, chính vì thế diễn biến giá cổ phiếu của HPG chắc chắn sẽ là chủ đề được cổ đông quan tâm tại đại hội vào ngày 24/5 sắp diễn ra. 

Tập đoàn Hòa Phát (HPG) là một tập đoàn kinh doanh đa ngành nghề được thành lập năm 1992. Tiền thân của Hòa Phát là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thiết bị phụ tùng chuyên buôn bán máy xây dựng. Năm 1995, Hòa Phát đã mở rộng sang lĩnh vực nội thất, 1996 là lĩnh vực ống thép, sau đó là đến điện lạnh (2001), bất động sản (2001), nông nghiệp (2016). Vào năm 2007, Tập đoàn Hòa Phát đã tiến hành tái cấu trúc theo mô hình Tập đoàn, trong đó Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát giữ vai trò là công ty mẹ cùng các công ty thành viên và công ty liên kết.


Giá thép xây dựng ở sàn London từ đầu năm 2021 đến 20/5/2022 (USD/tấn)
Giá thép xây dựng ở sàn London từ đầu năm 2021 đến 20/5/2022 (USD/tấn)

Trong năm 2021, Tập đoàn Hòa Phát đứng vị trí thứ 4 trong tổng số 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam khi sở hữu hàng chục công ty con và hơn 25.000 nhân viên trên toàn quốc cùng với 1 văn phòng đại diện đặt tại Singapore. Ở trong các lĩnh vực hoạt động của mình, sản xuất kinh doanh các mặt hàng liên quan tới thép vẫn là cốt lõi của Hòa Phát, nó chiếm tới trên 80% doanh thu và lợi nhuận của công ty.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Tin mới cập nhật