Những “con cưng” của thị trường chứng khoán Trung Quốc đối mặt với tương lai đầy u ám

Thứ hai, 17/05/2022-22:05
Với trị giá đạt 1,7 nghìn tỷ USD lúc đỉnh cao, Tencent và Alibaba là những đứa con cưng của thị trường chứng khoán Trung Quốc trong nhiều năm qua.

Theo Nhịp sống kinh tế, những gã khổng lồ này đang rơi vào tình cảnh vô cùng khó khăn.

Những gã khổng lồ thất sủng

Nhìn vào quá khứ huy hoàng, không ai nghĩ Tencent Holdings Ltd. và Alibaba Group Holding Ltd. lại phải đang đối mặt với những khó khăn từ việc quản lý chặt chẽ của nhà chức trách Trung Quốc để có thể tăng trưởng. Ngoài việc phải gánh chịu những tổn thất kinh hoàng về thị giá, những gã khổng lồ còn phải đối mặt với tương lai phía trước không mấy bằng phẳng.

Vừa qua, Alibaba công bố doanh thu tăng trưởng chỉ là 7,1% trong khi của Tencent là 4,3% trong tháng 3. Tuy nhiên, đây là những mức tăng trưởng thấp kỷ lục của hai gã khổng lồ Internet và cũng thấp hơn so với mức trung bình 8,6% của các công ty trong cùng ngành.


Alibaba và Tencent đang gặp những khó khăn vì bị quản lý nghiêm ngặt
Alibaba và Tencent đang gặp những khó khăn vì bị quản lý nghiêm ngặt

Với 2 doanh nghiệp từng được coi là phép màu kinh tế Trung Quốc, những số liệu trên bỗng trở thành bước ngoặt đáng chú ý. Từ việc Bắc Kinh đưa ra những quy định nghiêm ngặt về quản lý lĩnh vực Internet, Tencent và Alibaba buộc phải cắt giảm nhân sự, dừng đầu tư vào các lĩnh vực mới. Thậm chí họ phải chi hàng tỷ USD cho các hoạt động phát triển xã hội.

Trong bối cảnh chính phủ tăng cường giám sát, những ông lớn công nghệ Trung Quốc đang dần làm quen với kỷ nguyên mới của sự thận trọng. Ngay cả khi thương mại điện tử thanh toán không cần tiền mặt đang bùng nổ tại Trung Quốc và chưa có dấu hiệu kết thúc thì những nhà đầu tư mạo hiểm cũng đang rất thận trọng trong từng hành động của mình.

Bên cạnh Alibaba và Tencent, ByteDance Ltd., nhà xuất khẩu trực tuyến Shein hay chủ sở hữu TikTok có thể sẽ tạm hoãn IPO.

Trước hàng loạt tin xấu đang bủa vây ngành Internet Trung Quốc, giới đầu tư dường như đang vỡ mộng. Nhiều người trong số họ mất niềm tin và bắt đầu đẩy nó ra khỏi khoản đầu tư của mình. Những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc vốn là con cưng của không ít nhà đầu tư nhưng giờ đây bị đối xử chẳng khác nào cục nợ.

Theo Marvin Chen, nhà phân tích của Bloomberg Intelligence, “Dường như câu chuyện về sự tăng trưởng của ngành công nghệ Trung Quốc đã có những sự điều chỉnh cơ bản. Cụ thể, lĩnh vực này tập trung vào tăng trưởng bền vững và chất lượng thay vì những cú tăng thần tốc trong giai đoạn không bị hạn chế như trước đó”.

Một kết quả có lẽ không gây ngạc nhiên rằng sự thay đổi đó dẫn tới doanh thu sụt giảm và tăng trưởng người dùng chậm lại. Các công ty tỏ ra thận trọng hơn khi đưa ra quyết định về phương thức mua bán, sáp nhập, đưa ra nền tảng mới hay lôi kéo người dùng hoặc chèn ép các đối thủ cạnh tranh còn chập chững.

Sóng gió chờ ở phía trước

Trong tình hình các biện pháp phong tỏa vì đại dịch đang làm nền kinh tế lớn thứ hai thế giới lao đao, những số liệu từ Tencent cho thấy những manh mối rõ ràng nhất về các bánh xe tự do một thời hiện đang hoạt động như thế nào. 
Thị trường thế giới cũng đang nhìn nhận xem đất nước tỷ dân sẽ làm thế nào để vừa có thể chống dịch một cách chặt chẽ nhưng không khiến nền kinh tế rơi vào suy thoái.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ở một mặt khác, những tuần gần đây, các doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc đã gây được thiện cảm tốt hơn. Ngày 29/4, sau khi các nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc cam kết tăng trưởng kích thích kinh tế, cổ phiếu của Alibaba và Tencent đã lập tức tăng mạnh.

Đến thời điểm hiện tại, phần lớn Tencent đã không còn bị giám sát chặt chẽ từ các nhà chức trách. Thế nhưng, gã khổng lồ này cũng không thoát khỏi tình trạng chung là doanh số quảng cáo trực tuyến giảm 15% và xu hướng giảm có thể vẫn tiếp tục xảy ra.

Những khách hàng lớn như công ty bảo hiểm, các nhà phát triển trò chơi hay các công ty cung cấp dịch vụ gia sư trực tuyến cũng chứng kiến doanh số sụt giảm vì bị quản lý chặt chẽ. Bên cạnh đó, hoạt động quảng cáo kém hiệu quả hơn vì việc bảo mật dữ liệu người dùng tốt hơn. Không những thế, các quy định trực tiếp nhằm vào mỏ vàng của Tencent cũng khiến các hoạt động trở nên khó khăn hơn nữa.

Vì bị quản lý chặt chẽ, gã khổng lồ này cũng chưa thể ra mắt game mới của mình. Hiện nay, họ cũng tập trung vào game cũ, ngoài việc gia tăng hoạt động thu hút người dùng quốc tế. Các tựa game như Peacekeeper Elite và Honor of Kings đóng góp tới 1/4 doanh thu từ game của Tencent.

Thị trường quảng cáo trực tuyến Trung Quốc cũng đang bị ảnh hưởng rất lớn từ ngôi sao mới nổi ByteDance và Tencent chính là một nạn nhân.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Fintech - một mảng không thể không nói tới. Đây là mảng bùng nổ tiếp theo của ngành công nghệ Trung Quốc. Tuy nhiên mảng này cũng đang bị kiểm soát rất chặt chẽ. Hoạt động kinh doanh truyền thông xã hội tại Trung Quốc đang chịu những tác động mạnh mẽ từ việc Bắc Kinh đang tìm cách đại tu hoạt động này. Theo đại diện của gã khổng lồ Tencent, họ đang nỗ lực làm việc với các nhà quản lý và cam kết thực hiện đúng theo mọi quy định từ giới chức trách.

Alibaba không có cơ hội để trở lại ngôi vương trong mảng chủ lực khi thương vụ IPO sụp đổ ngay phút chót của Ant Group. Việc Fintech phát triển quá mạnh mẽ tại Trung Quốc đã khiến những nhà đứng đầu Trung Quốc gia tăng kiểm soát và một trong số đó đã thực hiện tách nhỏ chúng ra nhằm dễ bề quản lý.

Theo John Choi của Daiwa: “Không phải các nguyên tắc cơ bản của doanh nghiệp, chính sách mới là yếu tố tác động đến giá cổ phiếu của lĩnh vực công nghệ. Khi thị trường ngày càng hướng đến khả năng sinh lời, chúng tôi cho rằng đó không còn là ưu tiên của các công ty nữa. Họ sẽ thực hiện mở rộng phạm vi hoạt động nên giới đầu tư cần chú ý đến tốc độ tăng trưởng chậm lại của toàn ngành giai đoạn 2022 và 2023”.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội

Tin mới cập nhật

Kiến nghị cho phép hoạt động đòi nợ chuyên nghiệp nhằm giảm nguy cơ nợ xấu

2 giờ trước

Lãi suất tiết kiệm rục rịch tăng nhưng vẫn duy trì quanh vùng đáy

2 giờ trước

Cô gái lương 9 triệu đồng/tháng tiết lộ bí quyết mua được chung cư và gửi thêm 1 tỷ đồng cho bố mẹ xây nhà

2 giờ trước

Phong cách nhà 2 tầng đơn giản toát lên sự sang trọng

2 giờ trước

Thị trường đất nền phía Nam bắt đầu trở lại “đường đua”

2 giờ trước