Nhu cầu dầu thế giới đã vượt đỉnh hay chưa?

Thứ năm, 06/10/2022-13:10
Theo như dự đoán của BP, nhu cầu dầu thế giới sẽ giảm khoảng 74% trong khoảng thời gian từ năm 2021 đến năm 2050 và nhu cầu dầu toàn cầu có thể đạt mức 24 triệu thùng/ngày vào năm 2050. Chung quan điểm, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cũng đưa ra dự báo tương tự. Điều đáng nói, BP không phải là đơn vị đã hạ dự báo nhu cầu dầu nhiều nhất trong 3 thập kỷ. Trước đó, Energy Intelligence Group còn dự đoán, nhu cầu dầu có thể sẽ biến mất. 

Tính đến thời điểm hiện tại, đã 2 năm kể từ khi BP Plc - Công ty dầu khí của Anh gây ra làn sóng chấn động trên toàn cầu khi tuyên bố, thế giới đã vượt qua thời kỳ cao điểm về nhu cầu dâu. Cụ thể, theo như Báo cáo Triển vọng Năng lượng năm 2020 của công ty, giám đốc điều hành Bernard Looney cũng đã cam kết về việc BP sẽ tăng chi tiêu năng lượng tái tạo lên gấp 20 lần, lên 5 tỷ USD/năm vào năm 2030. Đồng thời, công ty cũng sẽ không nhận thêm bất kỳ nước mới nào tham gia vào việc thăm dò dầu khí. 

Mỗi khi các nhà phân tích đề cập đến vấn về “đỉnh dầu”, hầu hết họ sẽ đề cập đến thời điểm mà nhu cầu dầu trên thế giới bước qua giai đoạn suy giảm và không thể đảo ngược. Phía BP cho biết, thời điểm này đã đến, thậm chí đã qua. Trong thập kỷ hiện tại, nhu cầu dầu dự kiến sẽ giảm ít nhất 10%, trong 2 thập kỷ tới sẽ giảm nhiều nhất lên đến 50%. Đồng thời, công ty dầu khí của anh cũng lưu ý, nhu cầu năng lượng trong lịch sử vẫn luôn tăng đều và song song với tăng trưởng kinh tế toàn cầu và ít khi bị gián đoạn. Tuy nhiên, cục diện có thể đã bị thay đổi do dịch bệnh Covid-19 cùng với khí hậu. 


Mỗi khi các nhà phân tích đề cập đến vấn về “đỉnh dầu”, hầu hết họ sẽ đề cập đến thời điểm mà nhu cầu dầu trên thế giới bước qua giai đoạn suy giảm và không thể đảo ngược. Ảnh minh họa
Mỗi khi các nhà phân tích đề cập đến vấn về “đỉnh dầu”, hầu hết họ sẽ đề cập đến thời điểm mà nhu cầu dầu trên thế giới bước qua giai đoạn suy giảm và không thể đảo ngược. Ảnh minh họa

Thế nhưng, BP đã buộc phải thực hiện một số thay đổi nhỏ sau khi có một thông tin rõ ràng về việc đại dịch Covid-19 xuất hiện từ 2 năm trước cũng không khiến cho nhu cầu dầu giảm đi đáng kể. Theo như Báo cáo Triển vọng Năng lượng 2022, BP cũng đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu khi nhận định, GDP toàn cầu trong năm 2025 sẽ chỉ giảm ở mức 1,5% khi so sánh với năm 2019 cũng như so với mức giảm 2,5% đã được dự báo trước đó.  

Bên cạnh đó, BP cũng lưu ý rằng, viễn cảnh tồi tệ trước đây của họ cũng đã được dự báo trước khi cuộc xung đột giữa Nga cùng với Ukraine xảy ra. Chính sự kiện này đã khiến cho giá năng lượng trên toàn thế giới tăng cao, đồng thời ảnh hưởng xấu đến lĩnh vực dầu khí của Nga trong những tháng gần đây. 

Theo như dự đoán của BP, nhu cầu dầu thế giới sẽ giảm khoảng 74% trong khoảng thời gian từ năm 2021 đến năm 2050 và nhu cầu dầu toàn cầu có thể đạt mức 24 triệu thùng/ngày vào năm 2050. Chung quan điểm, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cũng đưa ra dự báo tương tự. Điều đáng nói, BP không phải là đơn vị đã hạ dự báo nhu cầu dầu nhiều nhất trong 3 thập kỷ. Trước đó, Energy Intelligence Group còn dự đoán, nhu cầu dầu có thể sẽ biến mất. 


Energy Intelligence Group cũng công bố một bảng thông tin chi tiết để so sánh về những dự đoán đối với nhu cầu dầu của 28 tổ chức dầu trên thế giới, trong đó có một số công ty dầu lớn
Energy Intelligence Group cũng công bố một bảng thông tin chi tiết để so sánh về những dự đoán đối với nhu cầu dầu của 28 tổ chức dầu trên thế giới, trong đó có một số công ty dầu lớn

Đáng chú ý, Energy Intelligence Group cũng công bố một bảng thông tin chi tiết để so sánh về những dự đoán đối với nhu cầu dầu của 28 tổ chức dầu trên thế giới, trong đó có một số công ty dầu lớn. Theo như bảng thông tin này, mọi người sẽ dễ dàng nhận ra rằng, có không dưới 10 tổ chức, trong đó bao gồm OPEC, Exxon Mobil cùng với Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA). Hầu như những tổ chức này đều dự đoán, nhu cầu dầu trên toàn thế giới cũng sẽ thực sự tăng trưởng theo thời gian, thậm chí không hề giảm giống như hầu hết các nhà phân tích đã dự đoán. 

Công bằng mà nói, rất khó để có thể lạc quan về xu hướng nhu cầu dầu trong khoảng thời gian dài hạn. Nguyên nhân đến từ việc khí hậu ngày càng khắc nghiệt trong khi nhu cầu về xe điện (EV) ngày càng bùng nổ cùng với việc nhanh chóng cải thiện hiệu quả của những phương tiện chạy bằng khí đốt. Những điều này sẽ khiến cho nhu cầu tiêu thụ dầu bị giảm bớt. 

Thực tế cho thấy, gần đây Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) đã cảnh báo về việc duy trì giới hạn nóng lên 1,5 độ C hoặc thậm chí là 2 độ C của Trái Đất, đồng nghĩa với việc những chính sách hiện hành phải được tăng cường mạnh mẽ hơn nữa. Những kịch bản năng lượng của Thỏa thuận Paris cũng đã giả định nhu cầu dầu cũng như khí đốt sẽ giảm lần lượt ở mức 40% đến 80% và 20% đến 60% kể từ nay cho đến năm 2050. Trong khi đó, nhu cầu khí đốt dự kiến cũng sẽ đạt đỉnh kể từ năm 2025 đến năm 2030.

Xét về lâu dài, xe điện có thể sẽ gây ra một mối đe dọa lớn hơn đối với ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch. Cụ thể, Bloomberg New Energy Finance (BNEF) cho biết, tính từ mức tiêu thụ toàn cầu thì xe điện và pin nhiên liệu sẽ chiếm khoảng 1,7 triệu thùng/ngày, vào năm 2050 sẽ sớm thay thế cho nhu cầu dầu khổng lồ lên đến 21 triệu thùng/ngày. 


Nhu cầu dầu thô trong vài năm tới có thể vẫn duy trì được ở mức ổn định, hoặc thậm chí là tăng trưởng đáng kể đến tận năm 2030. Ảnh minh họa
Nhu cầu dầu thô trong vài năm tới có thể vẫn duy trì được ở mức ổn định, hoặc thậm chí là tăng trưởng đáng kể đến tận năm 2030. Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, theo như ước tính của BNEF, nhu cầu dầu nhiên liệu đường bộ nhiều khả năng sẽ đạt đỉnh vào năm 2027. Đến năm 2050, lượng phát thải gần như sẽ giảm xuống một nửa, tuy nhiên lĩnh vực này vẫn sẽ không cạn kiệt. Đối với trường hợp tốt nhất, nhu cầu nhiên liệu đường bộ có nguồn gốc từ hóa thạch vào những năm 2050 sẽ giảm xuống mức thấp nhất chưa từng thấy như thời điểm những năm 1970. Đối với kịch bản này, lượng khí thải liên quan đến dầu mỏ vào năm 2050 nhiều khả năng sẽ giảm xuống còn 3,4Gt, thấp hơn so với mức gần 6,5Gt vào năm 2019.

Có thể thấy được rằng, nhu cầu dầu thô trong vài năm tới có thể vẫn duy trì được ở mức ổn định, hoặc thậm chí là tăng trưởng đáng kể đến tận năm 2030. Tuy nhiên, mức tăng trưởng sẽ không duy trì được lâu bởi triển vọng dài hạn có vẻ khá u ám và ảm đạm. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Tin mới cập nhật

Giá nhà tăng chóng mặt, người trẻ Việt cần làm gì để sớm mua được nhà?

15 phút trước

Chuyên gia World Bank: Cải cách cơ cấu đóng vai trò thiết yếu để duy trì triển vọng tăng trưởng trong dài hạn

1 giờ trước

Đầu tư vào AI giúp cổ phiếu SoftBank phá đỉnh lịch sử

2 giờ trước

Quý I/2024, doanh số bán lẻ trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử tăng trưởng “đột phá”

2 giờ trước

Cần tiếp cận rộng rãi và tổng thể hơn với Fintech?

2 giờ trước