Nguyên nhân vì đâu giá đất "trên trời"?

Thứ hai, 02/05/2022-07:05
Nhà đầu tư chốt lãi từ chứng khoán chuyển sang bơm vốn đầu tư vào thị trường bất động sản, tạo điều kiện cho "cò đất" hoạt động.

Ngẫm chuyện về đất đai: Những cú ngã giá phá nát thị trường

Theo Diễn đàn Doanh nghiệp, liên tục mấy ngày cuối tuần, không còn thấy tiếng điện thoại hỉ hả gọi mời đi ăn mừng, ăn khao của mấy người bạn "đại gia" chơi chứng khoán nữa, thay vào đó toàn là tin nhắn gửi riêng báo số âm trong tài khoản, than phiền khi giá cổ phiếu xuống "sập sàn", giá đất thì chững lại.

Khắc hẳn hồi trước Tết âm lịch, trong khi bao người thuộc ngành dịch vụ, du lịch, vận tải khốn đốn vì đại dịch Covid-19 thì đội hình "chơi chứng" (đầu tư chứng khoán) cứ chấp chới lên lên xuống xuống theo bảng điện tử, lúc xanh ngắt rồi tím lịm. Con số với các mã cứ thế nhảy múa theo nhịp của nhà đầu tư. Có lúc lãi cứ tăng vù vù mà lại dễ dàng khớp lệnh, chỉ cần vài thao tác trong vài phút là tài khoản rung lên "tinh tinh".

Mã APS đầu năm 2021 là 4,283 đồng/cổ phiếu, cuối năm lên 39,300 đồng/cổ phiếu. Giá đất vùng ven trước Tết là 18 triệu đồng/m2, sau Tết lên 25 triệu đồng/m2 ở khu vực vùng ven các trung tâm Hải Phòng trong bán kính 15km. Vì thế mà nhà nhà chơi chứng khoán, số lợi nhuận ùn ùn đổ về nên nhiều người nhanh tay quy đổi sang các kênh trú ẩn an toàn cho tài sản của mình. 


Tình trạng "sốt đất ảo" diễn ra tại nhiều tỉnh thành trong thời gian qua. Ảnh: minh họa
Tình trạng "sốt đất ảo" diễn ra tại nhiều tỉnh thành trong thời gian qua. Ảnh: minh họa

Ra Tết, thị trường bất động sản bốc sôi lên sùng sục, sốt hừng hực còn hơn cả sốt Covid-19. Y như bà La Sát nổi hứng lấy quạt ba tiêu ra quạt cho Hỏa Diệm Sơn - bất động sản cứ thế cháy bùng bùng, giá đất khiêu vũ điệu Twist với tất cả mọi người. Ai yếu tim, tiền đình chắc hoa mắt, chóng mặt vì giá đất. Rồi đến cuối tháng 4, đùng một cái, bất động sản chững lại, chứng khoán lại đỏ sàn, không ít sàn thì "múa bên trăng" tức là "trắng bên mua", nhất là các mã liên quan đến FLC, Tân Hoàng Minh...

Nguyên nhân vì đâu giá đất "trên trời"? Câu trả lời là một phần do đại dịch Covid-19. Cụ thể, trong thời gian dịch bệnh diễn ra, nhất là giai đoạn phong tỏa, giãn cách xã hội, các đơn vị sản xuất kinh doanh bị đình trệ, ngắt quãng do bị thiếu hụt lao động, nguyên vật liệu, chuỗi cung ứng bị đứt gãy; các ngành du lịch, dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, vận tải..., đặc biệt là ngành hàng không lâm vào tình trạng khó khăn kéo dài. Và để giữ ổn định nền kinh tế vĩ mô, cứu các doanh nghiệp tồn tại, lãi suất ngân hàng đã giảm xuống mức thấp nhất có thể, giúp các doanh nghiệp cầm cự qua giai đoạn khó khăn.


Đất vùng ven đang chững lại. Ảnh: minh họa
Đất vùng ven đang chững lại. Ảnh: minh họa

Trên thực tế, dịch bệnh đã khiến một số doanh nghiệp đang đà ăn nên làm ra, nắm giữ số tiền rất lớn nhưng không phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh được. Thế nhưng đại dịch cũng đã khiến một số ngành liên quan đến kinh doanh trực tuyến, hàng điện tử, công nghệ... có cơ hội để phát triển, khi nhu cầu đột ngột tăng vọt do phục vụ học sinh, sinh viên học online, kinh doanh qua mạng. Lượng tiền nhàn rỗi trong dân và doanh nghiệp còn nhiều, nên khi lãi suất ngân hàng thấp thì đương nhiên các nhà đầu tư sẽ chuyển dòng tiền sang hướng khác.

Đó là lý do tại sao vàng, chứng khoán, tiền ảo, bất động sản... cứ ùn ùn nối đuôi nhau lên giá. Giá vàng chênh lệch giữa trong nước và quốc tế cao đến mức phi lý mà giao dịch vẫn sôi động. Chứng khoán có những mã, nhất là lĩnh vực bất động sản tăng gấp nhiều lần trong khoảng thời gian chưa đến một năm. Bất động sản vùng ven, phân lô bán nền sôi sùng sục, đảo lộn cả trật tự giá cả thực tế. Có những nơi như huyện An Dương thành phố Hải Phòng, người ta nói vui 1 mét vuông có 5 ông cò đất. Cứ ra ngõ là gặp được môi giới bất động sản, đi đâu, làm gì, gặp ai cũng đều liên quan đến đất cả.

Giải quyết nỗi lo về lạm phát, có hai kênh hấp thụ an toàn đó là chứng khoán và bất động sản. Nhà đầu tư chốt lãi từ chứng khoán chuyển sang bơm vốn vào thị trường đất, tạo điều kiện cho "cò đất" hoạt động. Ngân hàng cho vay dễ dàng, lãi suất thấp, có người vay tiền "lướt sóng" bất động sản, lướt đầu cọc , sang tay liên tục. Nhóm "cá mập" bơm tiền hà hơi tạo sóng, tạo sốt cho từng khu vực, đẩy giá đất rời mặt đất lên trời.

Theo nghị quyết 128 của Chính phủ với phương châm "thích ứng linh hoạt, an toàn" cởi trói cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Dòng tiền được quay lại với giá trị sản xuất ra hàng hóa, của cải vật chất, chắc chắn sẽ cần vốn. Vì vậy, cổ phiếu, tiền ảo, bất động sản... sẽ được bán ra để thu về đầu tư cho sản xuất, mua sắm trang thiết bị, nguyên vật liệu, trả lương cho người lao động...


Nguyên nhân vì đâu giá đất "trên trời"? Ảnh: minh họa
Nguyên nhân vì đâu giá đất "trên trời"? Ảnh: minh họa

Hy vọng sự hồi phục này sẽ kéo giá đất và giá cổ phiếu về đúng giá trị đích thực. Để đại đa số người lao động có thu nhập trung bình có khả năng sở hữu được nhà đất - "an cư lạc nghiệp". Nhà nước cũng cần có chính sách hỗ trợ xây nhà, chung cư hướng tới người có nhu cầu ở thực với sự ưu đãi về vay vốn. Bên cạnh đó, cần phải khảo sát thêm hoàn cảnh chính xác, thay vì để giới đầu cơ mua xong bỏ đấy, lãng phí tài nguyên, gia tăng thêm khoảng cách giàu nghèo.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam - ông Nguyễn Văn Đính cho hay, thực tế giao dịch thấp, hạn chế bởi giá bị đẩy lên quá cao, giá không phản ánh đúng giá trị thực. Các nhà đầu tư, người mua cũng tính được giá trị ở mức độ nào là hợp lý. Vì thế, người có nhu cầu ở thực sẽ không mua những sản phẩm bị thổi giá quá cao, dẫn tới tình trạng hấp thụ kém.

Giá bất động sản tăng nhanh, bị thổi ở mức "chóng mặt" sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho thị trường, điều này làm méo méo thị trường, tạo ra sự thiếu ổn định, bền vững. Sốt đất chỉ trong thời gian ngắn nhưng hậu quả để lại rất lớn, đẩy mặt bằng giá lên mức cao, những người lao vào kẹt dòng tiền, trong khi nhà ở cho người ở thực lại quá xa vời. 

Theo: Diễn đàn Doanh nghiệp
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Tin mới cập nhật

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

1 giờ trước

Choáng ngợp với loạt biệt thự “đậm mùi tiền” của các đại gia Quận 7

1 giờ trước

Thanh Hóa chuẩn bị có thêm khu công nghiệp công nghệ cao 353 ha

2 giờ trước

Hà Nội: Đất đấu giá ven đô “nóng” trở lại, có lô giá khởi điểm 75 triệu đồng/m2

2 giờ trước

Giá nhà tăng chóng mặt, người trẻ Việt cần làm gì để sớm mua được nhà?

3 giờ trước