Người dùng Việt Nam ngày càng thích mua hàng qua website nước ngoài

Thứ bảy, 01/10/2022-21:10
Số lượng người tiêu dùng Việt Nam mua các sản phẩm hàng hóa qua các trang web nước ngoài tăng từ 36% vào năm 2020 lên 43% năm 2021. Đồng thời tỷ lệ người tiêu dùng mua sắm trực tiếp tại các website quốc tế tăng từ 49% vào năm 2020 lên 56% năm 2021.

Theo Vnmedia, Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam công bố dự báo, năm 2022 quy mô thị trường Việt Nam ước đạt 16,4 tỷ USD, đây là lần đầu tiên đạt được cột mốc này. 

Giá trị thương mại điện tử bán lẻ trong năm 2022 đã tăng gấp 4 lần so với năm 2015 - thời điểm thương mại điện tử tại Việt Nam nở rộ, từ 4 tỷ USD lên hơn 16 tỷ USD. Dự báo tới năm 2025, Việt Nam cũng sẽ đạt mức 39 tỷ USD, xếp thứ 2 trong danh sách những quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử nhanh nhất khu vực Đông Nam Á.


Số lượng người tiêu dùng Việt Nam mua hàng qua các trang web nước ngoài tăng lên 43% năm 2021
Số lượng người tiêu dùng Việt Nam mua hàng qua các trang web nước ngoài tăng lên 43% năm 2021

Theo số liệu của Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2022 chỉ ra, số lượng người tiêu dùng Việt Nam mua hàng thông qua các trang web nước ngoài tăng từ 36% năm 2020 lên 43% năm 2021. Đáng chú ý là tỷ lệ người tiêu dùng mua sắm hàng hóa trực tiếp tại các trang web nước ngoài tăng mạnh từ 49% năm 2020 lên mức 56% năm 2021.

Người tiêu dùng Việt Nam mua sắm tại gian hàng của người nước ngoài trên sàn giao dịch thương mại điện tử Việt Nam tăng từ 41% năm 2020 lên 57% năm 2021.

Đặc biệt hơn, tỷ lệ doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên các trang mạng xã hội như Facebook Messenger, Viber, WhatsApp, Skype,... tăng từ 41% năm 2020 lên 57% năm 2021.

Số lượng doanh nghiệp sở hữu hơn 50% lao động có sử dụng ứng dụng từ các nhà cung cấp nước ngoài để phục vụ công việc như Facebook Mesenger, Viber, WhatsApp, Skype,... cũng chiếm 44% thị phần.

Trong đó, mạng xã hội phổ biến hàng đầu trên website, ứng dụng thương mại điện tử tại thị trường Việt là Facebook khi có 62,1% thị phần.

Những con số trên đã chứng minh rằng giao dịch xuyên biên giới nói riêng hay thương mại điện tử nói chung trong thời gian qua tại Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc và đóng góp lớn vào nền kinh tế chung.

Số liệu từ Tổng cục Thuế cho thấy, lũy kế từ năm 2018 tới hết tháng 6/2022 của các tổ chức quốc tế như Google, Facebook, Microsoft… đã khai nộp thuế tại Việt Nam với tổng số tiền hơn 5.432 tỷ đồng. 


Mua sắm trực tuyến từ các website nước ngoài rất phổ biến tại Việt Nam
Mua sắm trực tuyến từ các website nước ngoài rất phổ biến tại Việt Nam

Tính riêng 2 quý đầu năm nay, các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh thương mại điện tử tại thị trường Việt Nam đã khai thay, nộp thay thuế nhà thầu khoảng 760 tỷ đồng, bằng khoảng 48% so với mức thu năm ngoái. 

Kể từ năm 2018 tới nay, tăng thu từ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử bình quân đạt 30% mỗi năm; Số thu bình quân vào khoảng 1.200 tỷ đồng mỗi năm.

Các đặc trưng của nền kinh tế số cùng sự phát triển vượt bậc của nó đã mang tới những tiềm năng lớn cho nền kinh tế. Đồng thời cũng mang tới các thử thách không nhỏ đối với công tác quản lý thuế. 

Đây đều là những khó khăn liên quan tới việc quản lý về nguồn thu, đối tượng nộp, xác định căn cứ tính thuế, phân biệt các loại thu nhập để làm cơ sở đánh thuế, kiểm soát dòng tiền, kiểm soát giao dịch kinh doanh quản lý đối tượng thu thuế…

Về việc giải quyết các vướng mắc và thách thức mới của nền kinh tế số, trong năm qua, Thông tư số 40/2021/TT-BTC, Thông tư số 80/2021/TT-BTC, Thông tư số 100/2021/TT-BTC đã được Bộ Tài chính đã ban hành. Theo đó, nội dung về những quy định quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh nền tảng số, tạo cơ sở pháp lý để tổ chức công tác quản lý thuế cho hoạt động này.

Đồng thời, để triển khai đề án “Quản lý thuế đối với thương mại điện tử tại Việt Nam”, Bộ đã ban hành kế hoạch tổng thể:

Bên cạnh tăng cường việc hỗ trợ người nộp thuế, tuyên truyền, hướng dẫn các nhà cung cấp nước ngoài đăng ký, kê khai, nộp thuế trên Cổng thông tin điện tử ngành thuế… thì cơ quan thuế sẽ đẩy mạnh hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm nâng cao trách nhiệm của chủ sở hữu sàn thương mại điện tử trong hoạt động khai thuế, nộp thuế thay; Tiếp tục công cuộc hiện đại hóa công tác quản lý thuế, nghiên cứu các đề xuất giúp tăng cường công tác quản lý thuế với các hoạt động thương mại điện tử…

Ngoài ra, Bộ Tài chính đã ký kết với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Bộ Công thương, Ngân hàng Nhà nước… thỏa thuận phối hợp công tác nhằm chia sẻ thông tin, nghiên cứu phương án và các giải pháp quản lý hiệu quả với nhà cung cấp nước ngoài cung cấp dịch vụ vào thị trường Việt Nam.


Bán hàng trực tuyến cón tốc độ phát triển rất mạnh và ngày càng được ưa chuộng
Bán hàng trực tuyến cón tốc độ phát triển rất mạnh và ngày càng được ưa chuộng

Đặc biệt, kể từ tháng 3/2022, Bộ Tài chính chính thức sử dụng Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài (NCCNN) để hiện đại hóa công tác quản lý thuế. Điều này sẽ tạo thuận lợi, bình đẳng, minh bạch, trong hoạt động đăng ký, kê khai, nộp thuế theo xu hướng quản lý thuế quốc tế.

Cổng thông tin điện tử chính là nơi để NCCNN thực hiện việc đăng ký, kê khai và nộp thuế. Đồng thời là điểm tra cứu thông tin, tìm hiểu hệ thống chính sách pháp luật thuế Việt Nam.

Nhờ phương thức thu thuế mới, Việt Nam có thể tiến tới trở thành 1 trong 4 quốc gia đầu tiên của ASEAN khẳng định chủ quyền đánh thuế của Quốc gia với các Tổ chức, cá nhân nước ngoài đang hoạt động kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam.

Có thể thấy, bán hàng trực tuyến trong những năm gần đây, nhất là sau 2 năm dịch bệnh Covid - 19 có tốc độ phát triển rất mạnh và ngày càng được ưa chuộng. Trong thời đại công nghệ phát triển, hiện đại hóa như hiện nay, người tiêu dùng hoàn toàn dễ dàng mua sắm bất kỳ lúc nào, ở bất kỳ đâu. 

Đặc biệt là, không chỉ mua sắm trong nước mà khách hàng còn dễ dàng mua sắm hàng hóa phong phú hơn tại nước ngoài thông qua những trang web quốc tế. Điều này đã khiến lượng người tiêu dùng Việt Nam mua sắm trực tuyến tại các website nước ngoài ngày càng tăng cao.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Tin mới cập nhật

Môi giới dùng chiêu trò làm “nóng ảo” đất nền dù giao dịch hạn chế: Nhà đầu tư cần thận trọng khi xuống tiền!

51 phút trước

Biến đổi trong hoạt động kinh doanh của ngành chứng khoán

1 giờ trước

Tuổi Dần hợp hướng nào để cuộc sống thuận buồm xuôi gió, tài lộc đầy nhà?

1 giờ trước

Khái niệm về nhà máy nhiệt điện và ưu nhược điểm không phải ai cũng biết

1 giờ trước

Có 1 tỷ đồng thừa tiền mua ô tô, 9x vẫn lựa chọn chi 4 triệu đồng/tháng để đi xe công nghệ

4 giờ trước