Người dùng chán nản vì chính sách Netflix, ồ ạt quay lại với phim lậu

Thứ bảy, 07/05/2022-20:05
Một nghịch lý đang tồn tại trên thị trường rằng bất chấp sự phát triển của Netflix, người dùng có khuynh hướng quay lại sử dụng các nội dung vi phạm bản quyền.

Theo CafeF, vì nhiều lý do mà các dịch vụ phát trực tuyến streaming ngày càng được ưa chuộng. Nó là một cách rẻ hơn để xem nhiều chương trình truyền hình và phim theo yêu cầu. Vì sự ưu việt tuyệt vời của các dịch vụ này mà nhiều người đã cắt bỏ các gói truyền hình cáp.

Cùng với đó, tình trạng xem phim lậu cũng giảm đi đáng kể. Thế nhưng, theo thời gian, ngày càng có nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ phát trực tuyến, khiến thị trường này càng trở nên phân mảnh. Kéo theo đó, người dùng phải bỏ ra nhiều tiền hơn vì phải đăng ký quá nhiều dịch vụ.


Người dùng chuyển sang xem lậu sau động thái của Netflix
Người dùng chuyển sang xem lậu sau động thái của Netflix

Để truy cập vào hàng loạt các dịch vụ phát trực tuyến, nhiều người đang phải trả số tiền lớn bởi hầu hết dịch vụ đều có các kho nội dung giải trí độc quyền và họ cần đăng ký nếu muốn xem. Giá của dịch vụ cũng tăng lên. Ví dụ, gần đây, Netflix tăng giá của gói basic, standard và premium, tính phí truy cập lên tới 20 USD.

Khi tính toán chi phí đó cùng một số dịch vụ khác, người dùng có thể phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ. Bởi vậy, đây là lý do người dùng quay trở lại với nội dung lậu (nội dung vi phạm bản quyền).

"Báo cáo hiện tượng Internet toàn cầu" của Sandvine năm 2019 cho biết, lượng truy cập BitTorrent đã tăng lên sau khi sụt giảm nhiều năm. Thậm chí, báo cáo của năm 2020 cho thấy BitTorrent trở thành trang lượng truy cập nhiều nhất về lượng truy cập upstream và đứng thứ 9 về lượng truy cập Internet toàn cầu.

Tại sao người dùng quay lại với phim lậu

Người dùng đăng ký dịch vụ nào trên nền tảng nào đều có lý do. Các công ty tìm ra cách hữu hiệu nhất là các nội dung độc quyền - phim hay chương trình mà bạn không thể tìm thấy ở bất kỳ dịch vụ nào khác. Bởi vậy, nhiều người phải đăng ký nhiều dịch vụ cùng một lúc.

Ngày càng có nhiều nội dung độc quyền xuất hiện, đưa người dùng đến 2 lựa chọn: bỏ lỡ nội dung gốc hoặc trả thêm tiền cho nội dung mới. Bạn sẽ thấy rằng một công ty cố gắng kéo chương trình hoặc phim khỏi nền tảng khác khi họ phát hành một nền tảng phát trực tuyến mới. Điều này đồng nghĩa rằng chương trình bạn thích có thể sẽ mất khỏi Netflix và chỉ xuất hiện trên Peacock.

Lựa chọn thứ 3 sẵn có - tất nhiên không được chấp thuận và có thể phải chịu hậu quả pháp lý. Đó là vi phạm bản quyền.
The Pirate Bay là một trong những trang web cung cấp nội dung có bản quyền cho bất kỳ ai truy cập vào, chỉ cần có đủ người chia sẻ file đó. Nhiều người cho biết họ chọn cách xem lậu để hóa đơn không lớn hơn mà vẫn duy trì xem được các nội dung độc quyền.

Netflix thực hiện tăng giá: “Giọt nước tràn ly”

Trong ngành công nghiệp phát trực tuyến, Netflix duy trì vị trí tối cao nhưng gần đây quyết định của họ đã khiến lượng người dùng sụt giảm. Netflix cung cấp 3 gói thuê bao gồm basic, standard và premium tương ứng với tính năng cho phép xem trên một thiết bị với độ phân giải không cao, với độ phân giải HD và 2 thiết bị và với độ phân giải 4K và 4 thiết bị.

Các gói này được tính giá mới lần lượt là 9,99 USD, 15,49 USD và 19,99 USD tại Mỹ. Nhiều người dùng chia sẻ rằng trả 20 USD để truy cập nội dung 4K là quá đáng. Điều đó đã biến Netflix trở thành một trong những dịch vụ stream đắt nhất.

Nhiều người dùng cũng rất mệt mỏi và chán nản khi phải trả tiền cho nhiều dịch vụ một lúc. Và rồi họ tìm giải pháp thay thế như đăng ký luân phiên mỗi dịch vụ một tháng. Netflix tiếp tục tăng giá khiến nhiều người dùng kêu gọi tẩy chảy và họ quay trở lại với phim lậu.

Thế nhưng, tăng giá không phải là yếu tố duy nhất khiến Netflix bị chỉ trích. Mô hình kinh doanh nội dung độc quyền của công ty khiến người dùng càng mất thiện cảm. Nội dung không quá hấp dẫn nhưng chi phí lại bị đẩy lên cao.

Netflix thường xuyên tung ra các chương trình độc quyền mới. Tuy nhiên, những chương trình đó lại bị hủy sau đó. Và thậm chí còn không có đêm chung kết khiến nhiều người dùng vô cùng thất vọng.

Theo: CafeF
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Tin mới cập nhật

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

44 phút trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

1 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

3 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

5 giờ trước

Choáng ngợp với loạt biệt thự “đậm mùi tiền” của các đại gia Quận 7

5 giờ trước