Ngành dệt may Việt Nam: Mỗi năm một kỷ lục mới nhưng vẫn chỉ là “xây lâu đài trên cát”

Thứ ba, 19/10/2022-08:10
Nhiều chuyên gia nhận định, ngành dệt may Việt Nam đã đạt được nhiều con số xuất khẩu ấn tượng. Mỗi năm, ngành này lại thiết lập một kỷ lục mới nhưng lại chưa có một ngành sản xuất theo đúng nghĩa.

Ngành dệt may là một trong những nhóm hàng bị cắt giảm nhiều nhất

Sau 9 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may là 35 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 21%. Trong 10 năm trở lại, đây là tốc độ tăng trưởng cao nhất của ngành dệt may Việt Nam. Đặc biệt, nếu như xét trong khoảng thời gian 3 tháng, từ tháng 6 đến tháng 8 năm nay, ngành dệt may đã lập đỉnh xuất khẩu.

Tuy nhiên, đến thời điểm giữa tháng 9, ngành dệt may đã bắt đầu chững lại và quay đầu giảm tốc. Nhiều dự báo cũng cho thấy, ngành dệt may Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều thách thức trong quý 4 năm nay và đầu năm sau. Nguyên nhân bởi, nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này trên thế giới đang có phần giảm sút do người dân có xu hướng “thắt lưng buộc bụng” vì nền kinh tế gặp khó khăn cộng thêm nhiều yêu cầu cùng với quy định kỹ thuật khác có hiệu lực.


Nhiều dự báo cũng cho thấy, ngành dệt may Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều thách thức trong quý 4 năm nay và đầu năm sau. Ảnh minh họa
Nhiều dự báo cũng cho thấy, ngành dệt may Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều thách thức trong quý 4 năm nay và đầu năm sau. Ảnh minh họa

Cụ thể, một số quốc gia như Mỹ và EU đang chứng kiến lạm phát tăng cao. Vì thế, người dân buộc phải tiết kiệm và hạn chế chi tiêu. May mặc trở thành một trong những nhóm hàng bị cắt giảm nhiều nhất. Bên cạnh đó, doanh nghiệp dệt may của Việt Nam còn chịu sự cạnh tranh vô cùng quyết liệt với những “đối thủ” có kinh nghiệm xuất khẩu dệt may lớn vào CPTPP cùng với EU như Trung Quốc, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ…

Trong bối cảnh các chuỗi cung ứng chuyển đổi không ngừng, việc dự báo để có thể lên kế hoạch dài hạn trong khoảng thời gian từ 1-2 năm giống như trước không hề dễ dàng. Thay vào đó, các doanh nghiệp cần phải chủ động tìm kiếm những đối tác mới, trong đó có cả những đơn hàng nhỏ và ổn định để có thể vượt qua khó khăn trong giai đoạn này và hoàn thành tốt kế hoạch đã đề ra trước đó. 

Liên quan đến tình trạng này, ông Nguyễn Văn Thư - Tổng giám đốc của Tổng công ty may Tuyên Quang LGG, cho biết, tình hình thị trường các đơn hàng đang rất khó khăn vì ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế. Điều này khiến cho thị trường tiêu dùng nước ngoài cũng dần thay đổi. Chính vì thế, việc giữ chân khách hàng được cho là ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp. 

Để vượt qua khó khăn, ông Lưu Tiến Chung - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam khuyến nghị rằng: “Các nhà máy cần nâng cao năng lực quản trị điều hành, điều này có nghĩa là khả năng phải chuyển đổi nhanh, sản xuất cả mặt hàng dệt thoi dệt kim, hoặc chuyển đổi từ thị trường Mỹ sang Hàn Quốc.. mà vẫn đảm bảo được chất lượng và doanh thu”.

Trong khi đó, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Hoa Kỳ là ông Đỗ Ngọc Hưng cho rằng, các doanh nghiệp của Việt Nam cần rà soát chuỗi cung ứng liên tục, kiểm tra cẩn thận những sản phẩm cuối cùng được xuất khẩu sang thị trường Mỹ, đảm bảo không vi phạm những quy định tại đây. Dự kiến, các nhà xuất khẩu sẽ nhận được các đơn hàng từ Mỹ trong giai đoạn từ tháng 10 đến tháng 12. Mỹ cũng được dự báo là thị trường chính, tiếp tục tăng cường nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng của Việt Nam, trong đó có mặt hàng dệt may. 


Bên cạnh nhu cầu nhập khẩu suy giảm, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam còn phải đối mặt với yêu cầu truy xuất nguồn gốc đối với bông, sợi, vải từ những hiệp định tự do thương mại thế hệ mới. Ảnh minh họa
Bên cạnh nhu cầu nhập khẩu suy giảm, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam còn phải đối mặt với yêu cầu truy xuất nguồn gốc đối với bông, sợi, vải từ những hiệp định tự do thương mại thế hệ mới. Ảnh minh họa

Dù đối mặt với thách thức không nhỏ, thế nhưng Nguyễn Xuân Dương - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) cho biết, hầu hết các doanh nghiệp thời điểm hiện tại đều đang vận hành 80 đến 90% năng lực sản xuất. Chính vì thế, các đơn hàng của những doanh nghiệp dệt may là điều hoàn toàn có thể yên tâm. 

Mỗi năm một kỷ lục nhưng chưa có ngành sản xuất đúng nghĩa 

Bên cạnh nhu cầu nhập khẩu suy giảm, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam còn phải đối mặt với yêu cầu truy xuất nguồn gốc đối với bông, sợi, vải từ những hiệp định tự do thương mại thế hệ mới. Các thống kê cho thấy, ngành dệt may Việt Nam đang phải nhập đến 80% vải để phục vụ cho việc may xuất khẩu. Bên cạnh đó, khả năng nội địa hóa sản phẩm xuất khẩu của dệt may trong nước còn thấp và chưa mang đến nhiều giá trị gia tăng cho hàng hóa. Tỷ lệ nội địa hóa ngành dệt may trong thời gian vừa qua đạt mức 46 đến 47% và hiện vẫn đang phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

Trong năm vừa qua, nhập khẩu những mặt hàng nguyên phụ liệu dệt may so với năm trước đã tăng khá cao. Trong đó, nhập khẩu những mặt hàng vải các loại của cả nước là 14,3 tỷ USD, so với năm trước đã tăng 20,62%. Trong 8 tháng đầu năm nay, trung bình mỗi tháng Việt Nam đã chi hơn 2 tỷ USD để nhập nhiều loại nguyên liệu, bao gồm: bông, xơ sợi dệt, vải các loại cùng với nguyên phụ liệu cho các ngành dệt, may, da, giày.

Theo ông Nguyễn Xuân Dương - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas), việc truy xuất nguồn gốc về bông là vấn đề ngành dệt may cùng với hiệp hội đã lường trước. Tại hải quan Mỹ, đã có một số đơn hàng bị kiểm tra về truy xuất nguồn gốc, tuy nhiên hầu hết đều đã nhập khẩu bình thường. Tuy nhiên, chủ động nguồn nguyên vật liệu là điều là nhiều doanh nghiệp cần cân nhắc. 


Chỉ khi sản xuất nội địa mạnh và vững từ những khâu đầu tiên trong chuỗi, lúc đó giá trị gia tăng của một sản phẩm dệt may mới lớn, có thể thực sự đóng góp cho sự phát triển toàn diện, bền vững của kinh tế Việt Nam. Ảnh minh họa
Chỉ khi sản xuất nội địa mạnh và vững từ những khâu đầu tiên trong chuỗi, lúc đó giá trị gia tăng của một sản phẩm dệt may mới lớn, có thể thực sự đóng góp cho sự phát triển toàn diện, bền vững của kinh tế Việt Nam. Ảnh minh họa

Cụ thể, ông Dương cho biết: “Thời điểm hiện tại, tỷ lệ nội địa hóa trong ngành dệt may xuất khẩu đang đạt khoảng hơn 50%. Nếu so sánh với 10 năm trước, chúng ta đã có bước tăng trưởng tương đối khá khi trước đây phụ thuộc hơn 70% vào nước ngoài. Định hướng của chúng tôi đang dần dần từng bước làm thế nào chủ động được khoảng 80 – 90% nguồn nguyên liệu tại chỗ, thứ nhất là để chủ động sản xuất, thứ hai là để hưởng thuế suất của các hiệp định thương mại (nếu có nguồn nguyên liệu tại chỗ sẽ hưởng thuế suất bằng 0)”.

Đồng thời, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam cũng dẫn chứng về việc nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện đã chủ động được nguồn nguyên liệu tại chỗ. Ví dụ như đối với bông, trước đây các doanh nghiệp hầu như nhập khẩu từ Hàn Quốc hay Trung Quốc, thế nhưng hiện tại ở phía Bắc đã có 3 nhà máy cung cấp bông đệm cho những hàng jacket bao gồm: TNG, Sông Hồng… Một số nhà nước sản xuất vải và phụ liệu cho ngành may đã cung ứng một phần cơ bản về những mặt hàng có thể đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Nhiều chuyên gia nhận định, ngành dệt may Việt Nam đã đạt được nhiều con số xuất khẩu ấn tượng. Mỗi năm, ngành này lại thiết lập một kỷ lục mới nhưng lại chưa có một ngành sản xuất theo đúng nghĩa. Chỉ khi sản xuất nội địa mạnh và vững từ những khâu đầu tiên trong chuỗi, lúc đó giá trị gia tăng của một sản phẩm dệt may mới lớn, có thể thực sự đóng góp cho sự phát triển toàn diện, bền vững của kinh tế Việt Nam.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội

Tin mới cập nhật

Nỗ lực đẩy nhanh nâng hạng thị trường chứng khoán

24 phút trước

Kinh nghiệm xây dựng những mẫu nhà cấp 4 khung thép cực đẹp

1 giờ trước

Hướng nằm ngủ kiêng kỵ là gì? Cách kê giường ngủ đúng hướng tài lộc, tốt cho sức khỏe

3 giờ trước

Cách các ngân hàng số thu hút khách hàng mà không cần mở chi nhánh

3 giờ trước

Nâng hạng thị trường chứng khoán, hàng chục tỷ USD sẽ chảy vào Việt Nam

3 giờ trước