Nền kinh tế Nga đối mặt với tình thế hiếm hoi

Thứ hai, 28/06/2022-00:06
Theo Bloomberg ngày 27-6, Nga lần đầu tiên trong lịch sử bị rơi vào tình thế không thể thanh toán được các khoản nợ nước ngoài. Nguyên nhân được cho là do các biện pháp trừng phạt quá khắc nghiệt từ các nước phương Tây, làm cho các tuyến thanh toán của Nga cho các chủ nợ nước ngoài không thể giao dịch được.

Theo đó, kỳ hạn mà Nga phải thanh toán cho các khoản lãi suất trị giá khoảng 100 triệu USD là ngày 27/5. Tuy nhiên, kỳ hạn này đã được gia hạn thêm đến ngày 26/6, nếu Nga không thể thanh toán trong hạn cuối này thì dường như sẽ bị coi như là vỡ nợ. Và điều đó đã xảy ra một cách đầy bất ngờ, khiến cho Nga bị coi là “ vỡ nợ” trên lý thuyết.

Theo chuyên gia Hassan Malik của Công ty Loomis Sayles & Company LP (Mỹ) nhận định: “Đây là một điều thật hiếm thấy. Trong khi một quốc gia có đầy đủ khả năng để thanh toán nợ, nhưng lại không thể trả và bị quốc gia khác dồn vào trạng thái vỡ nợ”.

Trước đó, vào ngày 23/6, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluano tuyên bố thật là “một trò hề” khi gọi Nga là quốc gia vỡ nợ. Không có một căn cứ nào có thể chứng minh rằng Nga không thể trả nợ.


Các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt của phương Tây khiến Nga không thành toán được nợ nước ngoài
Các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt của phương Tây khiến Nga không thành toán được nợ nước ngoài

Bộ trưởng Siluanov khẳng định rằng đất nước của ông có đủ nguồn tài chính để thanh toán khoản nợ nước ngoài. Với doanh thu mỗi tuần lên đến hàng tỷ USD từ hoạt động xuất khẩu thương mại mặc dù xung đột Nga-Ukraine vẫn đang diễn ra. 

Ông cũng nhấn mạnh thêm: “Mọi người có thể gọi như thế nào tùy ý. Tuy nhiên, với những người hiểu biết để có thể dễ dàng nhận thấy đây không phải là sự kiện vỡ nợ của Nga”. 

Theo đài RT, Mỹ đã  ra sức cản trở việc thanh toán nợ công bằng đơn vị tiền tệ với nước ngoài của Nga, làm cho Nga không thể giao dịch thanh toán bình thường với các đối tác nước ngoài. Để dồn ép Nga ơi vào trạng thái vỡ nợ, tháng trước Washington xóa bỏ việc thanh toán trái phiếu để ngăn việc Nga trả nợ công. Về phía Moscow, họ đã chỉ trích Washington vì cố tình gây ra một vụ “vỡ nợ nhân tạo” nhằm thẳng vào Nga. Điều này càng làm gia tăng thêm căng thẳng giữa Nga và các nước phương Tây. 

Nhằm đáp trả lại vụ việc này, ngày 22/6 Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký ban hành một sắc lệnh về quy trình thanh toán tạm thời nợ công bằng đồng ngoại tệ. 

Theo một tài liệu được đưa trên web của Điện Kremlin,dựa trên tỷ giá hối đoái hiện hành, trái phiếu của châu Âu sẽ được thanh toán tương ứng bằng đồng rúp. Ngay khi thanh toán này kết thúc thì Nga sẽ được công nhận “đã hoàn thành” nghĩa vụ thanh toán với châu Âu.

Tuy nhiên, sẽ khó đoán trước được điều gì sẽ xảy đến tiếp theo với Nga, khi chiến tranh giữa Nga và Ukraine vẫn chưa thể đi đến hồi kết. Đồng thời các biện pháp trừng phạt của các nước phương Tây ngày càng trở nên “nặng nề hơn”, gây ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế không chỉ riêng Nga, mà còn cả thế giới.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội

Tin mới cập nhật

Tín dụng chảy mạnh vào bất động sản nhưng cho vay nhà ở xã hội còn thấp

4 giờ trước

Khám phá 30+ mẫu nhà cấp 4 chữ L mái bằng đẹp mê - xu hướng mới 2024

4 giờ trước

Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng: Có phải giải pháp tốt ở thời điểm hiện tại?

5 giờ trước

PNJ đặt mục tiêu lợi nhuận kỷ lục hơn 2.000 tỷ đồng trong năm 2024

5 giờ trước

Thị trường chứng khoán chứng kiến “cú rơi mạnh”, nhà đầu tư nên hành động ra sao?

7 giờ trước