Mỹ công bố thêm 25 doanh nghiệp Trung Quốc góp mặt trong “danh sách đen”

Thứ bảy, 03/07/2022-12:07
Theo danh sách cấm vận thương mại mới được công bố gần đây nhất ở Mỹ, có thêm 25 công ty của Trung Quốc đã được liệt kê. Trong số này, một số hãng công nghệ được cho là có liên quan đến xung đột giữa Nga và Ukraine.

Cục Công nghiệp và An ninh (BIS) thuộc Bộ Thương mại Mỹ ngày 28/6 đã đưa ra thông báo bổ sung thêm 36 pháp nhân vào danh sách cấm vận thương mại Entity List. Trong danh sách Entity List của Washington, có sự góp mặt của Beijing Highlander Digital Technology. Bộ Thương Mại Mỹ cáo buộc công ty mua hàng hóa có xuất xứ từ Mỹ để dùng cho mục đích quân sự do vậy đã trở thành một nguy cơ đối với an ninh quốc gia.

Cơ quan này cũng thêm 31 thực thể khác vào danh sách đen từ các quốc gia bao gồm Nga, UAE, Litva, Pakistan, Singapore, Vương quốc Anh, Uzbekistan và Việt Nam, theo mục Đăng ký Liên bang. Trong số 36 công ty được bổ sung, 25 công ty có hoạt động tại Trung Quốc.


Có 25 công ty Trung Quốc bị liệt vào danh sách đen của Mỹ
Có 25 công ty Trung Quốc bị liệt vào danh sách đen của Mỹ

Highlander chủ yếu tập trung vào việc tham gia nghiên cứu phát triển và sản xuất những thiết bị liên lạc, hệ thống tự động hóa trong ngành công nghiệp hàng hải, định hướng điện tử, cũng như hệ thống giám sát điện tử hàng hải. Laurel Technologies là một chi nhánh tại Hong Kong, là một trong những nhà cung cấp dịch vụ khảo sát và thiết bị thủy văn, lập bản đồ đại dương hàng đầu Trung Quốc Đại Lục.

Ngày 24 tháng 2 - chỉ sau vài giờ kể từ khi Nga mở đầu cuộc chiến quân sự tại Ukraine, công ty Highlander cho biết trên diễn đàn nhà đầu tư trực tuyến Cninfo rằng hệ thống theo dõi của họ có thể giúp Nga giám sát xâm nhập bằng tàu ngầm, tàu chiến và người nhái dọc theo bờ biển Ukraine, mặc dù chưa có bằng chứng cho thấy Highlander kinh doanh tại Nga và Ukraine.

Odessa và các cảng ở biển Đen tại Ukraine vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Kyiv. Thế nhưng, việc áp đặt lệnh phong tỏa cảng của Nga khiến nhà cung cấp lúa mì hàng đầu thế giới Ukraine không thể xuất khẩu ngũ cốc. Điều này dẫn tới hơn 20 triệu tấn bị kẹt trong các hầm chứa kể từ khi chiến sự xảy ra.

Căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington có thể tiếp tục leo thang khi Mỹ công bố lệnh cấm vận mới nhất đối với các doanh nghiệp Trung Quốc.

Bên cạnh Highlander và chi nhánh của họ, 5 pháp nhân Trung Quốc gồm Connect Electronic, King Pai Technology, Sinno Electronics, Winninc Electronic và World Jetta (HK) Logistics cũng bị cáo buộc hỗ trợ cho phía quân đội của Nga. Theo nền tảng theo dõi kinh doanh Abrams World Trade Wiki, Sinno Electronics chuyên cung cấp và phân phối hệ thống viễn thông, quốc phòng. Họ có tới hơn 99% sản phẩm xuất khẩu tới Nga kể từ năm 2013.

Nếu nằm trong danh sách Entity List của Mỹ, những công ty này sẽ bị gặp khó khăn khi tiếp cận công nghệ và hàng hóa Mỹ. Lệnh cấm vận mới là một thông điệp đanh thép gửi tới các cá nhân và pháp nhân đang trợ giúp Nga trong cuộc chiến đang diễn ra tại Ukraine, theo Thứ trưởng Bộ Thương mại Mỹ Alan Estevez – người đứng đầu BIS.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội

Tin mới cập nhật

ĐHĐCĐ Đất Xanh: Mục tiêu 3.900 tỷ đồng doanh thu thuần và 226 tỷ đồng lãi ròng năm 2024

13 giờ trước

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

13 giờ trước

Sôi động thị trường chuyển nhượng chung cư

13 giờ trước

Quý I/2024, vốn tài trợ cho các công ty Fintech Đông Nam Á giảm 13%

14 giờ trước

ĐHĐCĐ MB: Tăng trưởng lợi nhuận từ 6-8%, dự kiến chia cổ tức 20%

14 giờ trước