Một ứng dụng thương mại điện tử của ByteDance bị loại bỏ dù mới chỉ ra mắt được 9 tháng

Thứ năm, 16/09/2022-21:09
Công ty mẹ của TikTok - ByteDance đang có kế hoạch cắt giảm những hoạt động kinh doanh không đem lại lợi nhuận cho công ty. Họ sẽ dừng lại những ứng dụng không hoạt động hiệu quả cho dù nó mới chỉ ra mắt chưa đầy một năm. Đó là một trong những động thái đáng chú ý của ông lớn này để thực hiện nỗ lực trên.

Theo VietnamBiz, một số nguồn tin thân cận cho thấy kỳ lân lớn nhất toàn cầu ByteDance và cũng là công ty mẹ của ứng dụng video ngắn nổi tiếng TikTok đang có động thái chấm dứt hỗ trợ đối với ứng dụng thương mại điện tử của mình dù mới chỉ mới ra mắt được khoảng 9 tháng.

Nguồn tin này cũng hé lộ nguyên nhân khiến ByteDance đưa ra quyết định này là do họ đang cố gắng loại bỏ những mảng kinh doanh không trọng tâm và đang đối mặt với những trở ngại trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại trong khi môi trường pháp lý liên quan đến lĩnh vực internet lại ngày càng bị thắt chặt hơn. 

Cụ thể, ByteDance đã không cung cấp thêm bất kỳ bản cập nhất mới nào cho ứng dụng thương mại điện tử Douyin Box  của mình. Ứng dụng này được tập đoàn cho ra mắt vào tháng cuối cùng của năm ngoái. Ngoài ra, những nhân viên đang làm việc cho ứng dụng này sẽ có cơ hội được chuyển nhượng sang đảm nhận các vị trí khác trong cùng tập đoàn.


ByteDance từ bỏ Douyin Box
ByteDance từ bỏ Douyin Box

Hãng truyền thông công nghệ địa phương 36Kr đã lần đầu tiên báo cáo về tin tức rằng những thông tin trên được hé lộ sau khoảng 2 tuần kể từ khi công ty mẹ TikTok ngừng cập nhật phiên bản Douyin Box mới nhất. Ứng dụng này trước đó có các bản cập nhất mới trung bình một lần 9 ngày, thông tin dựa theo hồ sơ trên các cửa hàng ứng dụng khác nhau.

Những bài viết gần nhất của ứng dụng Douyin Box được đăng bằng tài khoản Douyin chính thức, trang Weibo chính thức và phiên bản tiếng Trung của ứng dụng video ngắn TikTok, lần lượt vào ngày 24/6 và 31/8. Ứng dụng này vẫn có sẵn để tải trên các kho ứng dụng tính đến hôm 8/9.

Tuy vậy, theo thông tin từ South China Morning Post cho thấy tin tức về việc công ty từ bỏ ứng dụng này và ứng dụng mua sắm này sẽ ngừng hoạt động là không đúng sự thật, theo một đại diện của Douyin Box.

Douyin Box sở hữu thiết kế giao diện giống với TikTok bản Trung. Nó được tạo ra để trở thành một phần mở rộng của ứng dụng video ngắn này. Theo đó, người dùng xem các video và luồng trực tiếp thu được từ Douyin để quảng cáo hàng hóa. Đa số đối tượng đều là giới trẻ với những mặt hàng như túi xách, mỹ phẩm và quần áo. Theo tiết lộ từ các nguồn tin, ByteDance đã hy vọng có được lưu lượng truy cập mới trên một ứng dụng Douyin Box không phụ thuộc và độc lập.

Thế nhưng, ứng dụng xem video ngắn Douyin rất nổi tiếng đã có tính năng mua sắm online, theo đó người dùng có thể đặt hàng và thanh toán dễ dàng. Bởi vậy, việc tạo nên một ứng riêng biệt với chức năng chi như vậy dường như đang trở nên rất thừa thãi.

Chẳng hạn, một người có ảnh hưởng (influencer) tại Trung Quốc có tên Wangjiayouyu đã tải lên một nội dung y hệt nhau ở cả hai ứng dụng là Douyin và Douyin Box. Cô là người chuyên về quảng cáo quần áo phụ nữ có kích thước nhỏ nhắn. Tuy nhiên, tài khoản của cô trên ứng dụng video ngắn Douyin có lượng truy cập nhiều hơn đáng kể so với ứng dụng còn lại.

Hôm 6/9, một bộ trang phục gồm áo trễ vai và quần jean xanh đậm đã được cô đăng bán. Ngay lập tức, bài đăng trên ứng dụng Douyin đã thu hút hơn 110 nghìn lượt thích trong khi trên Douyin Box chi ghi nhận vỏn vẹn con số 0.

Công ty mẹ TikTok sẽ dừng những lĩnh vực kinh doanh không có lợi nhuận

Kỳ lân có giá trị nhất thế giới, ByteDance đã và đang rời khỏi những mảng kinh doanh không đem lại lợi nhuận, nhất là trong bối cảnh ngành công nghiệp internet Trung Quốc đang chịu nhiều sức ép lớn từ những khó khăn của nền kinh tế và những quy định về lĩnh vực này ngày càng bị siết chặt. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hồi đầu tháng 9 đã cho biết so với năm 2020 thì các doanh nghiệp đất nước đang gặp nhiều trở ngại lớn hơn.

Tờ South China Morning Post trong tuần này cũng đã đưa tin rằng ByteDance đang nhanh chóng làm hẹp quy mô đơn vị phát triển và kinh doanh mảng game bằng cách chuyển đi hàng trăm nhân viên hoặc sa thải.

Giám đốc điều hành ByteDance Liang Rubo trước đó đã nói với các nhân viên rằng công ty đã có kế hoạch giảm đầu vào cho các mảng doanh nghiệp không tạo ra lợi nhuận vì nhiều lĩnh vực kinh doanh của ByteDance không đáp ứng được mục tiêu kỳ vọng đã đề ra.

Được xem là một siêu nhà máy ứng dụng của Trung Quốc, ByteDance còn được biết đến với tốc độ loại bỏ những ứng dụng không hiệu quả và phát triển các ứng dụng mới một cách nhanh chóng. 

Ban lãnh đạo đã cho đóng cửa Dmonstudio và Kesong chỉ sau vài tháng kể từ khi ra mắt những ứng dụng này không đem lại hiệu quả như mục tiêu đề ra. Nếu Kesong là ứng dụng xã hội tương tự Instagram dành cho người Trung Quốc thì Dmonstudio là một ứng dụng mua sắm thời trang nhanh giống với Shein hướng đến thị trường quốc tế. 

ByteDance vẫn gia tăng gấp đôi sự nỗ lực ở thị trường thương mại điện tử của mình ở những khu vực khác, trong đó có Đông Nam Á cho dù tập đoàn đã đóng của ứng dụng Douyin Box vì hoạt động không khả quan. Đông Nam Á là nơi TikTok đã triển khai nhiều chiến dịch quảng cáo mua sắm trực tuyến đầu tiên trong thời gian gần đây.

Hãng truyền thông Trung Quốc Caixin cho biết tổng khối lượng hàng hóa của ByteDance tại Trung Quốc dự kiến đạt 1.000 tỷ nhân dân tệ, tương đương với khoảng 143 tỷ USD trong năm 2022, con số tăng 20% so với năm 2021. Đây là một thước đo về doanh số bán hàng trên các nền tảng khác nhau của công ty mẹ TikTok.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội

Tin mới cập nhật

Quý I/2024, lãi trước thuế và lãi sau thuế của PGBank đồng loạt giảm 24%

1 giờ trước

Thị trường đất nền từng bước "rã băng"

1 giờ trước

Phân khúc nhà ở xã hội "đuối sức" trong quý I/2024

2 giờ trước

TS. Cấn Văn Lực: Thị trường Fintech cần được thay đổi về cách tiếp cận

2 giờ trước

Nỗ lực đẩy nhanh nâng hạng thị trường chứng khoán

3 giờ trước