Làm 20 năm mới đủ tiền mua nhà Hà Nội và 33,5 năm mới mua được nhà ở TP.HCM

Thứ tư, 04/05/2022-16:05
Do thiếu hụt nguồn cung, giá nhà đất đã tăng liên tục trong hơn 5 năm qua. Chỉ số giá nhà ở tại Hà Nội cao gấp hơn 20 lần, còn TP.HCM là 33,5 lần so với thu nhập trung bình của xã hội khiến cho nhiều hộ gia đình khó tạo lập nhà ở.

Theo Trí Thức Trẻ, Numbeo cho biết, trong năm 2022 chỉ số giá trên thu nhập ở Việt Nam ổn định theo năm, đạt 20,5. Chỉ số này tại Hà Nội ở mức 20 năm, tăng 2 năm so với năm 2021. Tuy nhiên vẫn thấp hơn chỉ số của TP.HCM, ở mức 33,5 năm.

Phía Savills cũng cho biết, chỉ số của Hà Nội vẫn cao hơn một số nước trong khu vực Đông Nam Á, bao gồm Kuala Lumpur (Malaysia), Yangon (Myanmar) hay Pattaya và Chiang Mai (Thái Lan).

Chỉ số giá trên thu nhập chính là thước đo cơ bản cho khả năng chi trả để mua nhà. Chỉ số này thường được tính bằng tỷ lệ giữa giá nhà trung bình với giá thu nhập trung bình của gia đình, được tính bằng số năm thu nhập.

Theo Savills, giá bán căn hộ tại Hà Nội có xu hướng tăng từ quý I năm 2019. Trong 5 năm qua, giá chào bán sơ cấp trung bình căn hộ hạng B đã tăng lên 8%/năm, hạng C tăng 7%/năm và hạng A tăng 4%/năm.

Nếu bạn đang rất quan tâm đến thị trường bất động sản Hà Nội, hãy tham khảo ngay Bán nhà Hà Nội để cập nhật thông tin về nhà đất và giá cả chi tiết một cách nhanh chóng và chính xác.

Không chỉ mỗi loại hình chung cư mà các sản phẩm bất động sản liền thổ như biệt thự, nhà phố, liền kề cũng liên tục tăng giá bán sơ cấp kể từ quý III năm 2021. Cụ thể, trong quý I năm 2022, giá sơ cấp trung bình của biệt thự là 134 triệu đồng/m2 đất, tăng 30% sau một năm. Giá trung bình nhà liền kề là 185 triệu đồng/m2 đất, tăng 8% theo quý và tăng 73% theo năm. Với nhà phố, giá trung bình khoảng 323 triệu đồng/m2 đất, tăng 35% theo quý và tăng 79% theo năm.

Còn tại TP.HCM, trong quý I năm 2022, giá bán căn hộ trung bình giảm 14% theo quý xuống còn 2.730 USD/m2 thông thủy do việc tạm thời ngưng bán của các dự án có giá bán cao, chủ yếu là các dự án hạng A và hạng C. Hầu hết các dự án sơ cấp có giá không đổi hoặc tăng; một số dự án hiện hữu có mức tăng giá lên tới 6%, trong khi các dự án có giai đoạn mới tăng giá tới 10% so với giai đoạn trước đó.


Làm 20 năm mới đủ tiền mua nhà Hà Nội và 33,5 năm mới mua được nhà ở TP.HCM. Ảnh: minh họa
Làm 20 năm mới đủ tiền mua nhà Hà Nội và 33,5 năm mới mua được nhà ở TP.HCM. Ảnh: minh họa

Giá ở tất cả các hạng dự kiến sẽ vẫn tiếp tục tăng do dự kiến các dự án tạm ngưng bán sẽ mở bán trở lại vào quý II năm 2022. Dự đoán một số dự án mở bán vào giai đoạn tiếp theo sẽ có mức tăng lên tới 15% nhờ sự thành công của các đợt mở bán trước và tiến độ xây dựng tốt.

Nhiều chuyên gia và tổ chức nhận định rằng, giá nhà đang ngày càng vượt quá khả năng chi trả của người dân. Trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất giải pháp cấp bách giải quyết tình trạng thiếu nguồn cung nhà ở và kéo giảm giá nhà để bình ổn thị trường của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), do thiếu nguồn cung trong lúc tổng nhu cầu rất lớn, mà theo quy luật cung - cầu nên dẫn tới tình trạng giá nhà đất tăng liên tục trong hơn 5 năm qua, biểu hiện qua việc chỉ số giá nhà ở của nước ta cao gấp hơn 20 lần so với thu nhập trung bình của xã hội khiến cho nhiều hộ gia đình và cá nhân khó tạo lập được nhà ở.

Chủ tịch HoREA - ông Lê Hoàng Châu đánh giá rằng, hiện nay, thị trường bất động sản hiện đang rất thiếu nguồn cung nhà ở, nhất là loại nhà ở thương mại bình dân (nhà ở có giá vừa túi tiền) và nhà ở xã hội là 2 loại nhà đáp ứng nhu cầu thực của đông đảo người có thu nhập trung bình và người thu nhập thấp ở đô thị.

Tình trạng thị trường vừa bị mất cân bằng cung - cầu, vừa bị mất cân đối lệch pha về phân khúc nhà ở cao cấp, được thể hiện rất rõ trong 2 năm gần đây, khi loại nhà ở giá bình dân chỉ chiếm 1% trong năm 2020 và biến mất trong năm 2021 (0%), trong lúc nhà ở cao cấp chiếm đến 74%.

"Trong thời gian qua, đã có một số dấu hiệu biến động của thị trường bất động sản như tình trạng mất cân bằng cung - cầu (do nguồn cung quá ít), lệch pha phân khúc thị trường (lệch về phân khúc nhà ở cao cấp, bất động sản du lịch), phân lô bán nền tràn lan, sốt ảo giá đất, giá nhà (giá nhà đất tăng liên tục), lợi dụng đấu giá đất để trục lợi, lợi dụng việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp để lừa đảo, có hành vi thao túng thị trường chứng khoán... Tất cả các dấu hiệu biến động trên đây tiềm ẩn bất ổn thị trường bất động sản và bất ổn an sinh xã hội về nhà ở", ông Châu chia sẻ.

Theo: Trí Thức Trẻ
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

5 giờ trước

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

5 giờ trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

6 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

8 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

10 giờ trước