Kỳ lân công nghệ VNG lỗ 310 tỷ đồng, công ty liên kết lỗ tăng 511% trong 6 tháng đầu năm 2022

Thứ ba, 17/08/2022-16:08
Trong 6 tháng, VNG ghi nhận mức lỗ 310 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2022. Mức lỗ này giảm 188% so với mức 354 tỷ đồng cùng kỳ năm 2021.

Công ty Cổ phần VNG đã công bố báo cáo tài chính quý II/2022. Trong quý II, VNG đạt doanh thu 2.001 tỷ đồng, giảm nhẹ khoảng 2% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, giá vốn tăng cao nên lợi nhuận gộp của VNG giảm 16% so với cùng kỳ về mức 885 tỷ đồng. Doanh thu tài chính cũng sụt giảm 39% so với cùng kỳ còn 44 tỷ đồng.

Góp thêm vào kết quả lợi nhuận đi xuống trong quý II của VNG là phần lỗ 47 tỷ đồng từ các công ty liên kết. Mức lỗ này gấp gần 8 lần cùng kỳ. Tính trong nửa đầu năm, phần lỗ của các công ty liên kết đã tăng thêm gần 55 tỷ đồng và nâng mức lỗ luỹ kế từ 6 công ty liên kết tính đến hết quý II/2022 lên 575 tỷ đồng.


Kết quả kinh doanh hợp nhất của kỳ lân công nghệ VNG
Kết quả kinh doanh hợp nhất của kỳ lân công nghệ VNG

Ngoài ra, khoản đầu tư hơn 510 tỷ đồng vào Tiki đã được hoán đổi thành đầu tư vào Tiki Global Pte Ltd. Sau khi Tiki Global Pte Ltd hoàn tất tăng vốn điều lệ, phần vốn chủ sở hữu của VNG tại đây giảm còn 15,18%. Giá trị khoản đầu tư này trên bảng cân đối kế toán của VNG đã về 0 từ năm 2019.

Trừ đi chi phí thuế, quý II, VNG lỗ sau thuế 372 tỷ đồng (cùng kỳ lãi 221 tỷ đồng). Trong đó, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ là 274 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát là 228 tỷ đồng.

Như vậy, trong nửa đầu năm 2022, kỳ lân công nghệ VNG đạt mức doanh thu thuần là 3.668 tỷ đồng, tăng nhẹ 4% so với mức 3542 tỷ đồng cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, trong bối cảnh hàng loạt chi phí tăng mạnh như giá vốn bán hàng tăng 15% lên mức 2059 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 38%, chi phí bán hàng cũng tăng 25%, đặc biệt phần lỗ công ty liên kết tăng tới 511% khiến doanh nghiệp này ghi nhận mức lỗ 310 tỷ đồng.

Trong 6 tháng đầu năm, kỳ lân công nghệ này đạt mức doanh thu thuần 3.668 tỷ đồng, tăng nhẹ 4% so với mức 3542 tỷ đồng so với cùng kỳ 2021. Tuy nhiên với hàng loạt chi phí tăng mạnh như: Giá vốn hàng bán tăng 15% lên mức 2059 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 38%, chi phí bán hàng tăng 25%. Đặc biệt phần lỗ công ty liên kết tăng 511% khiến VNG ghi nhận mức lỗ 310 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2022. 

Mặc dù trong báo cáo tài chính của VNG không thuyết minh cụ thể các khoản mục về chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng. Tuy nhiên, trong nửa đầu năm 2022, công ty này đã đẩy mạnh rót vốn vào các công ty liên kết khi đổ thêm gần 1.000 tỷ đồng vào 3 công ty liên kết là Ecotruck, Telio và Funding với số vốn lần lượt là 51 tỷ đồng, 515 tỷ đồng và 513 tỷ đồng. 


Zalo Pay vẫn tiếp tục ghi nhận lỗ
Zalo Pay vẫn tiếp tục ghi nhận lỗ

Đáng chú ý, VNG cũng đã đầu tư vào CTCP Zion (công ty sở hữu Zalopay) với giá trị hơn 2.500 tỷ đồng, tăng hơn 680 tỷ đồng so với đầu năm đồng thời tăng tỷ lệ sở hữu từ 60% lên 65,57%. Khoản đầu tư này đã phải tăng trích lập dự phòng thêm hơn 500 tỷ đồng và là nguyên nhân cho sự tăng lên của chi phí quản lý doanh nghiệp trong báo cáo hợp nhất và đó cũng nguyên nhân dẫn tới kết quả báo lỗ của VNG.

Theo BCTC riêng, tới cuối quý 2/2022, VNG ghi nhận đầu tư vào CTCP Zion (công ty sở hữu Zalopay) với giá trị hơn 2.500 tỷ đồng, tăng hơn 680 tỷ đồng so với đầu năm đồng thời tăng tỷ lệ sở hữu từ 60% lên 65,57%. Khoản đầu tư này đã phải tăng trích lập dự phòng thêm hơn 500 tỷ đồng và là nguyên nhân cho sự tăng lên của chi phí quản lý doanh nghiệp trong báo cáo hợp nhất, cũng là điều dẫn tới kết quả lỗ của VNG. 

Trong nửa đầu năm 2022, VNG đã đẩy mạnh rót vốn đầu tư vào công ty liên kết. Cụ thể, VNG rót thêm 1.079 tỷ đồng vào 3 công ty liên kết là Ecotruck (51 tỷ đồng), Telio (515 tỷ đồng) và Funding (513 tỷ đồng). Tổng giá trị đầu tư tính đến cuối quý 2 là 1.876 tỷ đồng.

Tính đến ngày 30/6, tổng giá trị các khoản đầu tư vào công ty liên kết của VNG là 1.300 tỷ đồng, gấp khoảng 4,7 lần thời điểm đầu năm. Trên bảng cân đối kế toán, lượng tiền mặt và tiền gửi của VNG giảm 1.479 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm còn 3.568 tỷ đồng (đầu năm lượng tiền là 5.047 tỷ đồng).

Tính đến ngày 30/06/2022, VNG đang nắm giữ 25% quyền sở hữu và quyền biểu quyết của Ecotruck. Hoạt động chính của công ty con có trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh này chuyên sản xuất phần mềm và hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải. 

Trong khi đó 2 công ty khác được VNG rót vốn trên 500 tỷ đồng là Funding và Telio đều có trụ sở tại Singapore. Funding Asia là doanh ngiệp thành lập năm 2015, hoạt động chính là đầu tư. Vào ngày 30/6/2022, VNG nắm giữ 5,11% quyền sở hữu Funding Asia. Với Telio, VNG nắm quyền sở hữu 6,7%. Telio là công ty hoạt động chính trong mảng thương mại điện tử. 

Về tình hình đầu tư, danh mục đầu tư startup của VNG hiện khá phong phú, gồm có Day One JSC (đơn vị chủ quản giải pháp quà tặng Got It), trang thương mại điện tử Tiki, Telio, Haegin, Ecotruck liên quan đến giải pháp vận tải và Dorocat sản xuất trò chơi.

Không chỉ đẩy mạnh đầu tư vào công ty liên kết, nửa đầu năm 2022 VNG còn rót thêm 229 tỷ đồng vào dự án Trung tâm dữ liệu và sản xuất phần mềm. Nguồn vốn đầu tư được vay từ ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam 253,5 tỷ đồng với lãi suất 7,4% trong 12 tháng đầu, từ tháng 13 lãi suất bằng lãi suất huy động vốn cá nhân 12 tháng của MSB cộng thêm biên độ 2,5%. Khoản vay này có kỳ hạn trả gốc từ 26/8/2023-20/5/2029. 

Ngoài ra đầu năm nay, VNG vừa đầu tư 22,5 triệu USD vào Funding Societies (hoạt động với tên gọi Modalku tại Indonesia) - nền tảng tài trợ vốn kỹ thuật số cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) lớn nhất Đông Nam Á. Vào tháng 2/2022, VNG cũng đã bắt tay với Do Ventures rót 7 triệu USD vào nền tảng TMĐT xuyên biên giới OpenCommerce Group.


VNG là kỳ lân công nghệ đầu tiên tại Việt Nam
VNG là kỳ lân công nghệ đầu tiên tại Việt Nam

VNG được xem là kỳ lân công nghệ đầu tiên của Việt Nam. Hiện tại, doanh nghiệp này đang vận hành nền tảng OTT Zalo, hệ sinh thái mạng xã hội giải trí Zing (Zing TV, Zing MP3, Zing News), Báo Mới…phần lớn đều luôn nằm trong top những website được truy cập nhiều nhất Việt Nam.

 

 


 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội

Tin mới cập nhật

Cuộc chạy đua của thế hệ trẻ với AI

49 phút trước

Thị trường chứng khoán Việt Nam có thể đón nhận thêm thương vụ IPO tỷ USD

57 phút trước

Chuyên gia: Nhà đầu tư nên tranh thủ lựa hàng khi thị trường ở đầu “chân sóng”

1 giờ trước

Kiến nghị cho phép hoạt động đòi nợ chuyên nghiệp nhằm giảm nguy cơ nợ xấu

6 giờ trước

Lãi suất tiết kiệm rục rịch tăng nhưng vẫn duy trì quanh vùng đáy

6 giờ trước