Kinh tế Việt Nam cạnh tranh kém hiệu quả vì chi phí logistics tăng mạnh

Thứ hai, 14/11/2022-15:11
Tình trạng thiếu container rỗng đã đẩy giá xăng dầu leo thang và khiến chuỗi cung ứng bị đứt gãy. Theo đó, chi phí logistics tăng cao.

Xăng dầu chiếm 60-65% chi phí vận tải

Mới đây, ông Trần Đức Nghĩa, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Quốc tế Delta, Chủ tịch HNLA đã cho biết tại buổi ra mắt Hiệp hội Logistics Hà Nội (HNLA) rằng: “Sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam đang bị hạn chế vì chi phí logistics cao trong tổng GDP. Tình trạng này bắt nguồn từ cơ cấu kinh tế và các lý do đến từ hoạt động logistics kém hiệu quả tại Việt Nam cũng như quy mô hoạt động chưa tối ưu của doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics”.

Ông Nghĩa cho rằng chi phí logistics cao tại Việt Nam là do quy hoạch logistics chưa được chú trọng đúng mức trong những năm qua và do thể chế chính sách.

Theo đại diện của Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam (VLA), chi phí logistics đang ở mức cao khiến doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn, nhất là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. 


Sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam đang bị hạn chế vì chi phí logistics cao
Sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam đang bị hạn chế vì chi phí logistics cao

Đại diện của một doanh nghiệp tại Đồng Nai than vãn: “Gần 2 năm qua, giá vận chuyển hàng hóa liên tục tăng gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong sản xuất do chi phí được thêm vào giá thành sản phẩm. So với thời điểm trước dịch, phí vận chuyển đi Mỹ hay châu Âu đều tăng gấp nhiều lần còn giá bán chỉ nhích nhẹ”.

Ngoài chi phí logistics tăng, thời gian vận chuyển hàng hóa cũng dài thêm 1,5-2 lần so với hồi đầu năm 2020. Ví dụ, trước đây doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa bằng đường biển tới Hoa Kỳ mất 30-35 ngày, tuy nhiên hiện mất 45-60 ngày. Theo đó, đa số các doanh nghiệp đều thúc đẩy tiến độ hoàn thành đơn hàng để bù cho khoảng thời gian vận chuyển có thể tăng lên.

Ông Lê Quang Trung, Phó Chủ tịch VLA cho biết chi phí cho vận tải chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu chi phí logistics, với chi phí xăng dầu chiếm 60-65% chi phí vận tải. Do đó, chi phí logistics tại Việt Nam tăng mạnh khi xăng dầu tăng giá. Bên cạnh đó, chi phí thuê container rỗng cũng tăng cao trong thời gian vừa qua khiến nhiều doanh nghiệp điêu đứng.

Ông Bùi Thanh Bình - Tổng Thư ký Hiệp hội Logistics Hải Phòng (HPLA) rằng lượng hàng hóa sụt giảm mạnh thời gian qua là do lạm phát toàn cầu tăng mạnh, xung đột tại Ukraine vẫn căng thẳng nên cung cầu hàng hóa trên thế giới giảm. Theo đó, sức mua tiêu dùng của người dân giảm theo.

Ông Bùi Thanh Bình cho biết: “Việt Nam không phải là ngoại lệ khi kinh tế toàn cầu khó khăn. Từ nay tới cuối năm, sản lượng hàng hóa dự báo còn giảm nữa. Hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp logistics khó khăn rất nhiều vì giá xăng dầu lên xuống thất thường. Bởi vậy, các doanh nghiệp lúc này cần tranh thủ cải thiện quy trình hoạt động, thực hiện chuyển đổi số, và đẩy mạnh đào tạo nội bộ để giúp họ vượt qua thời kỳ khó khăn này”.

Cần có giải pháp cắt giảm chi phí logistics 

Nhiều chuyên gia cho rằng giá cước vận chuyển sẽ chưa thể hạ nhiệt ngay trong bối cảnh chuỗi cung ứng bị đứt gãy chưa thể khôi phục lại. Ngoài ra, chi phí lưu kho bãi cũng tăng hơn 20% vì nhu cầu lưu kho bãi tăng trong khi nguồn cung và nhân lực thiếu hụt, giá bất động sản tăng mạnh. Điều đó đòi hỏi phải có những giải pháp ứng họ nhằm hạ nhiệt logistics giúp doanh nghiệp giảm bớt sức ép chi phí và tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Kinh tế Việt Nam cạnh tranh kém hiệu quả vì chi phí logistics tăng mạnh - ảnh 2

Nhằm khắc phục những vấn đề cụ thể của logistics Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017 và Quyết định 221/QĐ-TTg ngày 22/2/2021 phê duyệt Kế hoạch hành động tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics đến năm 2025 với mục tiêu là gia tăng hiệu quả hoạt động logistics, giảm chi phí logistics, tăng cường năng lực cho doanh nghiệp logistics.

Chủ tịch HNLA cho biết: “Với tư cách là một trong 2 trung tâm kinh tế lớn nhất Việt Nam, Hà Nội cần đi đầu trong việc thực hiện các Quyết định 200/QĐ-TTg và 221/QĐ-TTg của Thủ tướng. Qua đó, hoàn thiện hạ tầng logistics, xây dựng đội ngũ hoạt động hiệu quả, chuyên nghiệp, có thể giảm chi phí logistics và cải thiện khả năng sức cạnh tranh của cả nền kinh tế”.

Thúc đẩy kết nối các loại hình hoạt động logistics, vận tải đa phương thức là quan trọng nhất. Đồng thời quy hoạch và xây dựng những trung tâm logistics cấp quốc gia và khu vực, liên kết doanh nghiệp để đẩy mạnh phát triển dịch vụ logistics Hà Nội, giúp một phần cho sự phát triển của ngành trên cả nước.

Việt Nam cần xây dựng hệ thống giao thông liên hoàn và đồng bộ, phát huy vai trò chủ đạo của đường sắt nhằm giảm thiểu chi phí logistics hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện sức cạnh tranh.

Theo kiến nghị của ông Bình, Chính phủ có những chính sách điều tiết giá xăng dầu, giảm phụ phí xăng dầu hơn nhằm giúp doanh nghiệp vì sức khỏe của doanh nghiệp đã kiệt quệ sau 2 năm dịch bệnh. Phía doanh nghiệp và chính phủ cần đưa ra giải pháp tổng thể, cắt giảm thủ tục kiểm tra chuyên ngành nhằm tháo gỡ khó khăn, cắt giảm chi phí. 

Đại diện Hiệp hội Logistics Hải Phòng cho biết: “Đối với doanh nghiệp, cần cần thực hiện triển khai công nghệ và phần mềm tiên tiến để có những giải pháp tối ưu hóa trong việc vận chuyển hàng hóa chiều đi và chiều về”.

Kinh tế Việt Nam cạnh tranh kém hiệu quả vì chi phí logistics tăng mạnh - ảnh 3

Việt Nam dù có nhiều loại hình vận chuyển bằng đường biển, đường sắt, đường bộ, hàng không, tuy nhiên hạ tầng kết nối giữa những phương thức vận chuyển còn chưa đồng bộ. Vì vậy, Chính phủ cần tạo điểm kết nối điểm trung chuyển mới tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp logistics.

Theo ông Lê Quang Trung, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), VIMC đã tăng thêm tần suất những chuyến tàu đưa vào các cảng gần nơi có nguồn hàng. Đồng thời để giảm chi phí logistics, cũng hợp lý hóa quy trình về giao nhận trên nền tảng công nghệ. Ông Trung cho biết: “Ngoài việc tổ chức hợp lý hóa trong chuỗi cung ứng trong tổ chức sản xuất, vấn đề phát triển những phương thức vận tải mới cũng như thúc đẩy vận tải đường sắt, nhất là tổ chức những tuyến vận tải thủy nội địa để kết nối tuyến quốc tế. Đây mới là biện pháp chủ chốt trong việc giảm chi phí doanh nghiệp xuất nhập khẩu và cả nền kinh tế”.

Theo đại diện của VIMC, cần có sự kết nối đa phương thức, không chỉ là giao thông đường bộ mà cả ở những phương thức vận tải hàng không, đường thủy và đường sắt nhằm giúp các trung tâm kinh tế và khu công nghiệp tối ưu hóa vai trò trong chuỗi lưu thông. Lãnh đạo VIMC cho biết: "Tôi cho rằng phương thức tối ưu nhất về mặt chi phí theo đơn giá là vận chuyển đường sắt. Kết nối đường sắt về dài hạn là giải pháp chủ chốt trong vấn đề liên kết trung tâm các khu công nghiệp và những hệ thống cảng hàng không và cảng biển".

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Tin mới cập nhật

Giải quyết tranh chấp đất đai khi đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

46 phút trước

Hỏi về điều kiện, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng thửa đất có nhiều mục đích sử dụng?

46 phút trước

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

46 phút trước

Quý I/2024, Techcombank ghi nhận lãi kỷ lục, tăng 38,3% so với cùng kỳ

8 giờ trước

Tuổi Sửu hợp hướng nào? Bí quyết chọn hướng nhà “thu hút” tài vận cho người tuổi Sửu

9 giờ trước