Khủng hoảng năng lượng trầm trọng tại Ấn Độ xuất phát từ đâu?

Thứ bảy, 21/05/2022-08:05
Sau khi đợt nắng nóng kéo dài khiến mất điện trên diện rộng, Ấn Độ đang phải đối mặt với khủng hoảng điện năng nặng nề nhất trong lịch sử hơn 6 năm qua.

Theo Nhịp sống kinh tế, người dân Ấn Độ đang gặp rất nhiều khó khăn vì cuộc khủng hoảng điện.

Khủng hoảng xuất phát từ đâu?

Trong mùa hè năm nay, nhu cầu dùng điều hòa không khí tại Ấn Độ đã tăng lên kỷ lục. Sau khi tất cả các lệnh hạn chế đối với hoạt động công nghiệp được gỡ bỏ, đà hồi phục kinh tế đã đẩy mạnh nhu cầu sử dụng điện năng trong tháng 4 vừa qua.

Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng điện tại các hộ dân tăng mạnh cũng một phần vì mô hình làm việc từ xa sau đại dịch. Do mất đi nguồn cung cấp năng lượng mặt trời nên khoảng cách giữa nguồn điện được cung cấp và thực tế tiêu thụ cũng thường xuyên lớn hơn vào ban đêm.


Sản lượng điện cần sản xuất tăng cao khiến các nhà máy nhiệt điện tại Ấn Độ cạn kiệt nhiên liệu
Sản lượng điện cần sản xuất tăng cao khiến các nhà máy nhiệt điện tại Ấn Độ cạn kiệt nhiên liệu

Trước tình trạng sản lượng điện buộc phải tăng cao, các nhà máy nhiệt điện đã cạn kiệt nguồn nhiên liệu. Bất chấp việc công ty than của Ấn Độ do Nhà nước điều hành đã cố gắng khai thác nhưng trữ lượng than trung bình vẫn đang ở mức thấp nhất trong ít nhất 9 năm qua.

Theo thông tin từ Bộ điện lực Ấn Độ, các nhà sản xuất chỉ còn sản lượng điện dự trữ đủ dùng trong 9 ngày tính đến ngày 18 tháng 04. Công ty vận hành một số mỏ than lớn nhất châu Á, Coal India vẫn không thể bắt kịp nhu cầu sử dụng dù đã tăng sản lượng lên 27% trong nửa đầu tháng 4.

Ông Shailendra Dubey, Chủ tịch Liên đoàn Kỹ sư điện toàn Ấn Độ tuyên bố: “Nhu cầu tiêu thụ điện ở các bang tăng lên buộc các nhà máy nhiệt điện trên toàn quốc đang phải đối mặt với tình trạng thiếu than”.

Công ty tài chính Nomura Holdings cho biết hậu quả của việc than đá tiếp tục thiếu hụt sẽ làm sản lượng công nghiệp trong nước bị đè nặng và cú sốc lạm phát đình đốn khác cho nền kinh tế có thể xảy ra.

Đại diện Nomura Holdings cho biết: “Sau khi Ấn Độ mở cửa trở lại và thời tiết bắt đầu chuyển sang mùa hè, nhu cầu sử dụng điện đã tăng kỷ lục. Thế nhưng, do gặp khó khăn trong khâu vận chuyển nên nguồn cung đã bị gián đoạn”.

Trước tình hình hình khủng hoảng này, Ấn Độ đã phải đảo ngược chính sách nhằm cắt giảm nhập khẩu than nhiệt điện trước đó. Ngoài ra, cũng yêu cầu các doanh nghiệp tiếp tục nhập khẩu than trong vòng 3 năm tới.


 
 

Bộ trưởng ngành thép Ấn Độ Ramchandra Prasad Singh cho biết họ đang triển khai kế hoạch tăng sản lượng than cốc nhập khẩu gấp đôi. Đây là loại nhiên liệu có hàm lượng carbon cao, ít tạp chất và hay sử dụng để sản xuất thép từ nước Nga. 

Theo nguồn tin cho biết, các tàu chở than nhiệt và than cốc có khối lượng ít nhất là 1,06 triệu tấn đã cập bến Ấn Độ từ tháng 3.

Đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề

Nền tảng khảo sát dân ý Local Circles cho biết có tới gần một nửa trong số 35.000 người dân tham gia khảo sát trên khắp Ấn Độ chia sẻ rằng họ sẽ phải đối diện với tình trạng cắt điện diện rộng vào tháng 5.

“Vì điều kiện thời tiết quá khắc nghiệt và cũng không có điện nên tôi không thể tưới nước cho cánh đồng ngô tại Uttar Pradesh”, theo chia sẻ từ anh Mohit Sharma, một người dân Ấn Độ.

Anh Sharma nói: “Cả ngày lẫn đêm thì chúng tôi đều không có điện. Bọn trẻ thì không thể học bài vào lúc trời tối và chúng tôi cũng không thể ngủ được vì quá nóng bức”.


 
 

Atul Singh, chủ một đại lý xe hơi kiêm bảo dưỡng ở bang Bihar cũng chia sẻ rằng tỷ suất lợi nhuận đã bị giảm đi vì tình trạng cắt điện triền miên. Ngoài ra, anh cũng mất thêm nhiều chi phí khác để chạy máy phát điện.

Bhumi, 18 tuổi, cũng bày tỏ sự khó chịu về chứng dị ứng da và mụn nhọt do thời tiết quá nóng. Và dường như chiếc mặt nạ làm từ bùn vốn có công dụng làm mát nhưng cũng chả giúp được gì.

Một ví dụ khác là gia đình 7 thành viên của Bhumi đang sống cùng nhau ở một căn phòng rộng 24 mét vuông tại khu phố nghèo của phía Nam Delhi. Theo cô bé này, cả nhà đã phải nấu ăn và ngủ trên tầng thượng nhằm tránh nóng vì điện có thể bị cắt bất cứ khi nào.

Tương tự như những người dân Ấn Độ, các nhà máy tại quốc gia này cũng phải đóng cửa rất nhiều giờ do tình trạng bất tiện liên miên.

Ông Atul Ganatra, Chủ tịch Hiệp hội Bông Ấn Độ cho biết tình trạng mất điện xảy ra thường xuyên nên một số nhà máy dệt miền tây và miền Nam bị dừng hoạt động. Ngoài ra, họ không thể sử dụng máy phát điện chạy bằng dầu diesel đắt đỏ vì giá bông tăng cao. Do đó, lượng bông sản xuất cũng sụt giảm đáng kể.

Chưa dừng lại ở đó, các nhà máy điện buộc phải khai thác từ lưới điện quốc gia do nguồn cung than hạn chế. Và rồi tình trạng hoạt động vượt quá công suất càng trở nên trầm trọng hơn.

Reuters cho biết tại bang miền Đông Odisha, nơi có các nhà máy luyện thép và luyện nhôm lớn nhất cả nước sử dụng điện đã tăng hơn 30% trong khoảng thời gian từ tháng 10/2021 đến tháng 3/2022. Đây là con số gấp gần 10 lần mức tăng trưởng trung bình trên toàn quốc.

Tương lai sẽ xảy đến điều gì?

Theo dự đoán từ các quan chức và nhà phân tích, quốc gia tỷ dân sẽ còn phải đối mặt với tình trạng cắt điện nhiều hơn vào năm nay. Bởi lẽ lượng than tồn kho còn thấp cũng như nhu cầu dùng điện chưa có dấu hiệu giảm xuống với tốc độ tăng trưởng kỷ lục trong ít nhất 38 năm qua.


 
 

Một đối tác của tập đoàn tài chính Deloitte Touche Tohmatsu ở Mumbai là Debasish Mishra cũng dự báo rằng Ấn Độ sẽ tiếp tục chịu thêm những tổn hại do mùa mưa lũ sắp đến. Khi đó, quá trình sản xuất và cung cấp than càng bị đình trệ, nhất là khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 9.

Ông Mishra nói: “Các nhà máy nên dự trữ than trước khi mùa mưa đến. Tuy nhiên điều này gần như không thể xảy ra do cuộc khủng hoảng than vào năm nay sẽ còn tồi tệ hơn cả năm trước do nhu cầu tăng mạnh”.

Trước đó, để tạo điều kiện cho việc nhập khẩu than và xử lý tình trạng thiếu hụt nguồn cung chưa từng có trong lịch sử tại các nhà máy nhiệt điện, công ty nhà nước Indian Railways đã phải tạm dừng hoạt động 753 con tàu chở khách. Hiện chính phủ Ấn Độ chưa tiết lộ về khoảng thời gian sẽ dừng cụ thể.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Tin mới cập nhật

Có 1 tỷ đồng thừa tiền mua ô tô, 9x vẫn lựa chọn chi 4 triệu đồng/tháng để đi xe công nghệ

1 giờ trước

Nhà đầu tư mong đợi gì khi Big Tech chuẩn bị công bố doanh thu quý I/2024?

1 giờ trước

Chuyên gia chứng khoán tiết lộ thời điểm đầu tư lớn nhất năm 2024

1 giờ trước

AI đang “cách mạng hóa” hàng không Mỹ giúp cho hành khách thoải mái trong chuyến bay

1 giờ trước

Tháo nút thắt tín dụng, hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn 

1 giờ trước