Không để thế giới phải đoán mò thêm, Ấn Độ chính thức tuyên bố vẫn nhập dầu giá rẻ của Nga

Chủ nhật, 03/04/2022-15:04
Ấn Độ đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu, đâu chính là động lực để họ tiếp tục mua dầu đại hạ giá của Nga.

Theo Bộ trưởng Tài chính Nirmala Sitharaman của Ấn Độ, nước này vẫn sẽ tiếp tục nhập khẩu dầu giá rẻ của Nga vì những lợi ích quốc gia cho dù phương Tây liên tục gia tăng sức ép nhằm cô lập Moscow.

Trả lời phỏng vấn CNBC ngày 1 tháng 4, ông Sitharaman cho biết: “Chúng tôi đã tiến hành mua dầu. Chúng tôi nhận khá nhiều sản lượng dầu và cho rằng lượng này đủ cho nhu cầu của toàn Ấn Độ trong khoảng 3-4 ngày. Ấn Độ sẽ tiếp tục mua vì chúng tôi chú trọng đến lợi ích của cả quốc gia”.

Nga vốn bị xa lánh bởi phương Tây từ khi đặt chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine ngày 24/2. Tuy vậy, các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ đã nhập khẩu gấp đôi lượng dầu từ Nga. Theo Bộ trưởng Dầu mỏ Hardeep Singh Puri của Ấn Độ, họ đã ký hợp đồng giao dịch mua dầu thô của Nga và lượng dầu sẽ được bàn giao trong 3-4 tháng sắp tới.


 
 

Ngày 31/3, Bloomberg đưa tin về việc Nga bán thêm dầu cho Ấn Độ với giá thấp hơn khoảng 35 USD/ thùng so với trước khi xung đột xảy ra.

Ông Sitharaman đặt ra câu hỏi: “Tôi sẽ đặt an ninh năng lượng lên ưu tiên hàng đầu. Nếu có nguồn nhiên liệu giá rẻ, vì sao chúng ta lại không nên mua nó chứ?"

Lời bình của người đứng đầu Bộ tài chính được đưa ra khi Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov vừa công du tới Ấn Độ. Bất chấp những áp lực ngày một tăng lên của Mỹ và các đồng minh nhằm vào Nga, Ấn độ cũng không lên án Nga vì chiến sự tại Ukraine.

Dầu thô giá rẻ giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế của quốc gia tỷ dân. Ấn Độ phải nhập tới 85% nhu cầu nhiên liệu từ các nước khác. Hiện nay, giá dầu thế giới đang không ngừng tăng cao buộc các nhà bán lẻ phải nâng giá bán và đẩy gánh nặng chi phí sang người tiêu dùng. Những áp lực này đã khiến chính phủ Ấn Độ phải giảm bớt thuế nhiên liệu, đặc biệt là khi giá dầu Brent luôn ở mức trên 100 USD/ thùng.

Bên cạnh đó, ông Sitharaman cũng khẳng định rằng có một nền tảng thanh toán khác giống như SWIFT của phương Tây thì chắc chắn sẽ tốt hơn. Vũ khí hạt nhân trong ngành tài chính - phương Tây đã liên tiếp loại nhiều ngân hàng của Nga ra khỏi hệ thống SWIFT - thanh toán quốc tế. Bởi vậy những giao dịch liên quan đến Moscow càng trở nên phức tạp và tốn kém hơn rất nhiều.

Hiện Ấn Độ đang cân nhắc lời đề xuất từ Nga về việc dùng hệ thống thanh toán do Ngân hàng Trung ương Nga phát triển. Theo kế hoạch, đồng rúp sẽ được chuyển vào một ngân hàng Ấn Độ và chuyển sang rupee. Ở chiều ngược lại, nó cũng vận hành tương tự nhằm giúp hai quốc gia có thể giao dịch và thanh toán dễ dàng.

Ngoài Ấn Độ, Trung Quốc cũng nhắm tới dầu thô giá rẻ của Nga trong bối cảnh phức tạp như hiện tại. Châu Âu không còn mặn mà và muốn thoát khỏi năng lượng của Nga. Trong khi đó, châu Á đang trở thành tâm điểm đáng chú ý để dầu mỏ và khí đốt của Moscow tìm đến. Cả hai quốc gia Ấn Độ và Trung Quốc đều có gần 3 tỷ dân, họ không lên án việc Nga đặt chiến dịch quân sự tại Ukraine. Điều này có thể làm giảm hiệu quả của lệnh trừng phạt của phương Tây và mở ra cơ hội hợp tác lớn giữa Nga và các quốc gia tỷ dân này. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Tin mới cập nhật

Giải quyết tranh chấp đất đai khi đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

1 giờ trước

Hỏi về điều kiện, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng thửa đất có nhiều mục đích sử dụng?

1 giờ trước

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

1 giờ trước

Quý I/2024, Techcombank ghi nhận lãi kỷ lục, tăng 38,3% so với cùng kỳ

9 giờ trước

Tuổi Sửu hợp hướng nào? Bí quyết chọn hướng nhà “thu hút” tài vận cho người tuổi Sửu

10 giờ trước