Khan hiếm nhà ở xã hội: Nguồn cung không đáp ứng được nhu cầu

Thứ ba, 22/06/2022-15:06
Thời gian vừa qua, sự khan hiếm nhà ở xã hội đã khiến cho ước mơ sở hữu một căn nhà đối với nhiều công nhân lao động ngày càng trở nên xa vời. Số lượng cung cấp nhà ở xã hội ước chừng chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu đối với phân khúc này.

Nguồn cung nhà ở xã hội thấp, nhiều công nhân lao động không có nơi "an cư"

Theo Dân Việt, báo cáo của Bộ Xây dựng cho thấy, nguồn cung nhà ở xã hội và nhà ở công nhân, đến nay mới đạt được 7,3 triệu m2/12,5 triệu m2 theo kế hoạch đề ra. Trong đó, nhà ở công nhân là 2,7 triệu m2 tương đương với 54.000 căn hộ. Nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp đô thị là 4,6 triệu m2 với 92.500 căn hộ.

Hiện, cả nước đang tiếp tục triển khai 339 dự án nhà ở xã hội nhưng với tốc độ triển khai rất chậm, trong đó nhà ở công nhân là 7,6 triệu m2 với hơn 152.000 căn hộ; nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp đô thị là 10,96 triệu m2 với 219.000 căn hộ. Các dự án này đang tiến hành triển khai rất chậm và mới chỉ khởi động lại thời gian gần đây sau gói hỗ trợ tín dụng theo Nghị quyết 11 của Chính phủ.

Trong đó, Hà Nội hiện có 25 dự án nhà ở xã hội được đưa vào sử dụng với gần 12.909 căn hộ. Dự kiến, trong quý III và quý IV năm 2022, khi 2 dự án mới được khởi công cũng chỉ bổ sung thêm 1.860 căn. Trước đó, kế hoạch phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội giai đoạn từ năm 2016-2020 mới đạt được 26,24%. Trong khi đó, người dân lao động có nhu cầu về phân khúc này là rất lớn, chiếm đến 70-80%.


Kế hoạch phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội giai đoạn từ 2016-2020 mới chỉ đạt 26,24%, trong khi nhu cầu chiếm đến 70-80%. Ảnh: Dân Việt
Kế hoạch phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội giai đoạn từ 2016-2020 mới chỉ đạt 26,24%, trong khi nhu cầu chiếm đến 70-80%. Ảnh: Dân Việt

Chị Tú, một công nhân tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long đang tìm kiếm các dự án nhà ở xã hội. Tuy nhiên, chị Tú cho biết, chị đã tìm kiếm suốt hơn một năm nay vẫn không tìm được dự án nào phù hợp. Một phần do thu nhập của chị khoảng 7 triệu đồng/tháng vẫn là quá thấp so với giá nhà ở xã hội hiện nay, cũng khoảng 700 triệu đồng/căn.

"Hàng ngày, tôi vẫn phải đi làm khoảng 20km vì tôi đang thuê nhà ở khu vực quận Long Biên. Tôi cũng đã tìm hiểu nhiều dự án nhà ở xã hội nhưng vẫn chưa tìm được vị trí cũng như giá cả phù hợp. Nhiều môi giới nhà họ nói rằng nhu cầu ở nhà xã hội đang rất cao so với nguồn cung nên nếu không mua nhanh thì sẽ còn tăng giá cao nữa nên tôi cũng hoang mang", chị Tú chia sẻ.

Sở Xây dựng Hà Nội cho rằng, thiếu quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng "khát" nhà ở xã hội của người dân. Điều đáng nói, theo quy định, mỗi dự án nhà ở thương mại, khu đô thị đều phải dành ra 20% quỹ đất để xây nhà ở xã hội, nhưng tại Hà Nội, có nhiều dự án không chấp hành nghiêm túc quy định này.

Cần đưa ra phải pháp tăng nguồn cung nhà ở xã hội

Không chỉ do quỹ đất hạn hẹp, mà hiện nay, ở nhiều khu đô thị, các doanh nghiệp dường như đang có xu hướng không muốn triển khai nhà ở xã hội. Nguyên nhân là do sản phẩm này có lợi nhuận thấp, trong khi đó phải đầu tư nhiều vốn. Cá biệt có những trường hợp chây ì, không có trách nhiệm với cộng đồng dù cơ quan chức năng đã nhiều lần nhắc nhở.

Điều này dẫn tới việc thiếu nhà ở xã hội do các dự án không được hoàn thành, có dự án chuyển mục tiêu đầu tư sang nhà ở thương mại trái quy định; thậm chí có nhiều dự án bị bỏ hoang trong thời gian dài hay có một số dự án xây xong rồi nhưng lại xa trung tâm nên rất khó bán.


Một số dự án nhà ở bỏ hoang gây lãng phí quỹ đất. Ảnh: Dân Việt
Một số dự án nhà ở bỏ hoang gây lãng phí quỹ đất. Ảnh: Dân Việt

Vấn đề nhà ở xã hội đang có 4 "nút thắt" cần tháo gỡ: Thiếu quỹ đất để xây dựng; vướng mắc trong thủ tục lựa chọn chủ đầu tư; thiếu nguồn vốn ưu đãi; cơ chế khuyến khích chủ đầu tư chưa đủ mạnh để thu hút doanh nghiệp xã hội hóa. Các nút thắt này đang làm khó cho nhiều chủ đầu tư khi huy động vốn đầu tư xây dựng nhưng lợi nhuận thấp và thiếu cơ chế.

Theo các chuyên gia bất động sản, giải pháp tốt nhất hiện nay khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nhà ở xã hội là tạo điều kiện cho phép doanh nghiệp được quyền lựa chọn phương án bố trí quỹ đất tại khu vực phù hợp để phát triển nhà ở xã hội hoặc hỗ trợ bằng tiền mà không phân biệt quy mô dự án. Về lâu dài, Nhà nước cần tạo lập quỹ đất, quy hoạch và đầu tư hạ tầng bài bản, rồi giao cho địa phương làm chủ đầu tư hoặc đấu giá các khu đất để xây dựng nhà ở xã hội.

Gần đây, Vinhomes công bố các dự án nhà ở xã hội sẽ mang thương hiệu Happy Home, với quy mô mỗi dự án từ 50-60 ha. Dự kiến giá bán căn hộ sẽ dao động từ 300-950 triệu đồng/căn. Vinhomes hứa hẹn rằng sẽ giúp "nâng tầm" nhà ở xã hội với hệ sinh thái đầy đủ tiện ích.

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc các doanh nghiệp lớn, có tên tuổi tham gia làm nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội sẽ giúp cho người mua yên tâm hơn về chất lượng của dự án. Bởi những doanh nghiệp lớn đã có uy tín trên thị trường với nhiều dự án cao cấp thì khi họ làm nhà bình dân cũng sẽ chỉn chu và bài bản hơn.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội

Tin mới cập nhật

Startup công nghệ đang tuyển dụng như thế nào?

7 giờ trước

Khám phá 30+ mẫu nhà villa cấp 4 đẹp, ấn tượng ngay từ ánh nhìn đầu tiên

7 giờ trước

Nằm ngủ quay đầu hướng nào tốt cho sức khỏe, thu hút tài lộc?

7 giờ trước

Cuộc chạy đua của thế hệ trẻ với AI

10 giờ trước

Thị trường chứng khoán Việt Nam có thể đón nhận thêm thương vụ IPO tỷ USD

10 giờ trước