Huawei tìm giải pháp đưa chip trở lại dây chuyền trong bối cảnh bị Mỹ gây sức ép

Thứ sáu, 23/09/2022-15:09
Huawei đang hợp tác với công ty bán dẫn trong nước nhằm sớm đưa con chip riêng trở lại dây chuyền sản xuất.

Kể từ khi bị Washington đưa vào danh sách đen về thương mại năm 2019, Huawei đã không thể hợp tác với những công ty sản xuất chip toàn cầu và cũng mất quyền tiếp cận các công nghệ quan trọng của Mỹ.

Huawei đã phải dựa vào chip bán sẵn và tồn kho để tiếp tục kinh doanh. Thế nhưng, tờ Nikkei cho biết tập đoàn đang hợp tác với những công ty chất bán dẫn trong nước cũng bị đưa vào danh sách đen và tái thiết kế một số chip lõi nhằm đẩy nhanh tốc độ sản xuất chip riêng.

Theo một số nguồn tin, Huawei đang cử nhân viên hỗ trợ mua sắm, vận hành một số hãng sản xuất chip địa phương thay vì xây dựng nhà máy chip riêng. Động thái này nhằm mục đích xây dựng dây chuyền sản xuất không bị can thiệp bởi Mỹ.

Mặt khác, Washington đã cấp phép xuất khẩu vận chuyển một số chip kém tiên tiến hơn Huawei. Thế nhưng, Huawei thừa nhận rằng công ty vẫn cần rất kiên nhẫn để đối mặt với những điểm yếu từ số chip kém tiên tiến được nhập khẩu đó.


Huawei đã không thể hợp tác với những công ty sản xuất chip toàn cầu từ khi bị đưa vào danh sách đen thương mại của Mỹ
Huawei đã không thể hợp tác với những công ty sản xuất chip toàn cầu từ khi bị đưa vào danh sách đen thương mại của Mỹ

Theo giải thích, Huawei đã ưu tiên sản xuất chip cho ngành kinh doanh ô tô và thiết bị viễn thông của mình cho dù họ không thể sản xuất chất bán dẫn tiên tiến như chất bán dẫn mà các đối thủ như Ericsson và Samsung Electronics sử dụng ở thời điểm ban đầu. 

Nhà máy bán dẫn được hỗ trợ bởi chính quyền tỉnh Phúc Kiến Fujian Jinhua Integrated Circuit Co (JHICC) là một đối tác của Huawei, vốn là mục tiêu trừng phạt của Mỹ trước đây.

Đợt này, Huawei còn có hai đối tác khác là Semiconductor Manufacturing International Corp (SMIC) và Ningbo Semiconductor International (NSI). Họ cũng đang hợp tác với một số nhà máy chip nhỏ hơn được hậu thuẫn bởi chính phủ.

Thế nhưng, chưa có hồ sơ nào cho thấy một phần cổ phần của các công ty sản xuất này thuộc về Huawei. Trước đây, công ty được sáng lập bởi ông Nhậm Chính Phi đã mua cổ phần của hàng loạt công ty chip, trong đó có 15 khoản đầu tư từ đầu năm đến nay.

Hiện Huawei đang sản xuất 500.000 thiết bị viễn thông hàng năm, trong khi các thương hiệu hàng đầu sản xuất tới 100-200 triệu smartphone.

JHICC từng mong rằng chip bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động sẽ được dùng trong những thiết bị khác nhau. Thế nhưng, hy vọng này đã không thành khi Mỹ cáo buộc ăn cắp công nghệ từ Micron Technology và thêm vào danh sách đen thương mại.

Hiện Huawei đang hướng đến mục tiêu chuyển đổi một số dây chuyền sản xuất chip nhớ của JHICC sang chip logic khác.

Mặt khác, Công ty SMIC vẫn thuộc danh sách đen của Mỹ vì bị cáo buộc với quân đội Trung Quốc.

Huawei đang sở hữu HiSilicon Technologies, chuyên về thiết kế một số chip xử lý tiên tiến nhất toàn cầu cho trạm gốc, điện thoại thông minh. Đây cũng là nhà phát triển chip hàng đầu của Trung Quốc.

Thế nhưng, HiSilicon Technologies từng phục thuộc vào các nhà sản xuất chip theo hợp đồng như SMIC, Taiwan Semiconductor Manufacturing Co. và GlobalFoundries để thiết kế các chip đó vào sản xuất trước khi bị Mỹ đưa vào tầm ngắm.

Vào năm 2019, Mỹ đã thắt chặt biện pháp xuất khẩu hơn và cũng cắt đứt khả năng hợp tác với những ông lớn sản xuất chip như TSMC. Và bản đồ lộ trình sản phẩm của Huawei đã bị giáng đòn đau vì động thái này.

IDC cho biết vào năm 2021, doanh số bán smartphone của Huawei đã rơi xuống vị trí thứ 10 trên toàn cầu sau khi giữ vị trí số 1 năm 2020. Nguyên nhân được cho là khó tiếp cận bộ vi xử lý di động tiên tiến và kết nối 5G.

Huawei đã ghi nhận mảng kinh doanh thiết bị viễn thông phần nào khởi sắc hơn. Stephane Teral, nhà phân tích chính của LightCounting cho biết Huawei chiếm khoảng 27,4% thị phần 6 tháng đầu năm, đã giảm so với hơn 33% vào năm 2020. Theo Teral, tại Trung Quốc, nơi được chính phủ hỗ trợ, Huawei chiếm 53% thị phần.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025