“Hoàng đế” Samsung Lee Kun-hee: Hãy thay đổi tất cả, trừ vợ con bạn!

Thứ ba, 18/05/2022-15:05
Do một tai nạn giao thông nên ông Lee Kun-hee có dáng người hơi mập. Tuy nhiên, vị doanh nhân này vẫn gây ấn tượng bởi giọng nói nhẹ nhàng, đôi mắt tròn đầy biểu cảm. Nhìn bên ngoài, ông không phải là kiểu điển hình của một người mạnh mẽ. Tuy nhiên, tính cách tầm nhìn cũng như quan điểm lãnh đạo của ông thì khác. 

Vào những năm 2000, Samsung bước vào giai đoạn chinh phục toàn cầu, đánh bóng tên tuổi của mình bằng những thiết bị hào nhoáng cùng với cách tiếp thị bóng bẩy, hào nhoáng. Đây là cách để Samsung từng bước xâm nhập vào phương Tây. Thế nhưng, ông Lee Kun-hee vẫn ít khi xuất hiện trước công chúng.

Sự nhạy bén trong kinh doanh của “hoàng đế” Samsung được mọi người Hàn Quốc vô cùng ngưỡng mộ. Tuy nhiên, bản thân ông cùng đế chế mà ông xây dựng cũng bị các nhà phê bình cùng với các cổ đông chỉ trích bởi có ảnh hưởng kinh tế, quản trị và phân cấp không rõ ràng cũng như việc chuyển giao tài sản đáng ngờ của gia đình.

Người đứng sau thành công của đế chế Samsung

Ông Lee Kun-hee sinh ngày 9/1/1942 tại làng Uiryeong, miền nam Hàn Quốc vào thời Nhật Bản còn chiếm đóng. Ông là con trai thứ ba của nhà sáng lập Samsung Lee Byung-chul. 

Trước đó ít năm, cha của ông Lee Kun-hee đã thành lập Samsung, mục đích kinh doanh chính là xuất khẩu trái cây và cá khô. Năm 11 tuổi, ông Lee được gửi đến Nhật Bản ngay sau khi cuộc chiến tranh Triều Tiên kết thúc. Mục đích của cha ông là mong muốn con trai của mình học được cách xây dựng lại Nhật Bản từ đống tro tàn của Thế chiến thứ hai.


Việc được tiếp xúc sớm với công nghệ tiên tiến của Nhật Bản đã giúp Lee Kun-hee sau này tạo lập được nền tảng vững chắc cho Samsung Electronics
Việc được tiếp xúc sớm với công nghệ tiên tiến của Nhật Bản đã giúp Lee Kun-hee sau này tạo lập được nền tảng vững chắc cho Samsung Electronics

Tuy nhiên, do tâm lý bất bình của người Hàn với người Nhật thời chiến nên ông Lee thừa nhận bản thân cảm thấy cô độc, khó kết giao bạn bè khi sinh sống tại nơi đây. Sau đó, ông trở về Hàn Quốc, rồi tiếp tục quay trở lại Nhật Bản để học kinh tế tại Đại học Waseda. Tiếp đến, ông tiếp tục học quản lý kinh doanh tại Đại học George Washington (Mỹ) nhưng không nhận bằng tốt nghiệp.

Việc được tiếp xúc sớm với công nghệ tiên tiến của Nhật Bản đã giúp Lee Kun-hee sau này tạo lập được nền tảng vững chắc cho Samsung Electronics thông qua thành lập liên minh với những công ty như Sanyo, đồng thời nắm bắt các công nghệ sản xuất chip và sản xuất TV tại nước này.

Ông Lee Kun-hee bắt đầu sự nghiệp của mình năm 1966 tại một công ty con của Samsung có tên Tongyang Broadcasting Company. Năm 1987, ông đã phá vỡ tập tục Nho giáo truyền thống về việc để con trai cả nắm quyền khi chính thức trở thành chủ tịch tập đoàn. Trước đó, vào năm 1967 anh trai ông là Lee Maeng-hee ban đầu được chọn lãnh đạo Samsung khi cha ông nghỉ hưu. Tuy nhiên, phong cách quản lý của anh trai ông Lee đã gây ra xích mích với những người thân tín của nhà sáng lập.

Năm 2007, ông Lee Kun-hee đã xác định được cuộc khủng hoảng tiếp theo sẽ xảy đến với đế chế Samsung. Thời điểm đó, Trung Quốc đang mạnh mẽ đi lên trong lĩnh vực sản xuất cấp thấp trong khi Nhật Bản cùng với phương Tây lại dẫn đầu về công nghệ tiên tiến. Điều này khiến các công ty tại xứ sở kim chi, bao gồm cả Samsung đều bị kẹp ở giữa.

Thời điểm đó, ông Lee bắt đầu bắt tay vào cuộc đại tu tiếp theo cho Samsung. Cũng từ đây, những cáo buộc về việc nhà lãnh đạo này trốn thuế lên đến hàng tỷ USD cũng bắt đầu nổi lên. Đến năm 2008, ông Lee bị buộc tội thao túng một quỹ chính trị, “giở trò” để các con ông mua cổ phiếu của Samsung với giá rẻ. Mặc dù các công tố viên không chứng minh được 2 cáo buộc này nhưng ông Lee đã tuyên bố từ chức trên sóng truyền hình trực tiếp khiến cả Hàn Quốc chấn động.


Chính sự tập trung vào khủng hoảng cùng với cách làm việc miệt mài đã giúp vị doanh nhân này phát triển công việc kinh doanh của cha mình từ một công ty nhỏ thành một đế chế kinh doanh rộng lớn
Chính sự tập trung vào khủng hoảng cùng với cách làm việc miệt mài đã giúp vị doanh nhân này phát triển công việc kinh doanh của cha mình từ một công ty nhỏ thành một đế chế kinh doanh rộng lớn

Cũng kể từ đây, ông Lee dần lui lại phía sau và giữ ít trách nhiệm hơn trong tập đoàn. Một mặt, ông giao quyền cho một đội quân điều hành; mặt khác ông đề bạt con trai mình, Lee Jae-yong, lên làm phó chủ tịch để chuẩn bị cho việc chuyển giao quyền lực cuối cùng. Tuy nhiên trong năm 2013, ông Lee Kun-hee vẫn được Forbes vinh danh ông là người Hàn Quốc quyền lực thứ hai, chỉ xếp sau Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon.

Chính sự tập trung vào khủng hoảng cùng với cách làm việc miệt mài đã giúp vị doanh nhân này phát triển công việc kinh doanh của cha mình từ một công ty nhỏ thành một đế chế kinh doanh rộng lớn. Tính đến tháng 5/2020, tài sản của Samsung trị giá 424 nghìn tỷ won (tương đương 375 tỷ USD). Tập đoàn này bao gồm hàng chục phân ngành từ điện tử, bảo hiểm, đóng tàu đến xây dựng.

Có thể thấy, từ một nhà sản xuất tivi hạng hai, Samsung Electronics đã phát triển thành công ty công nghệ lớn nhất thế giới, đứng đầu về doanh thu. Bên cạnh đó, Samsung còn vượt qua hàng loạt các thương hiệu của Nhật như Sony, Sharp và Panasonic về chip, TV và màn hình. Đồng thời, “đế chế” của ông Lee Kun-hee cũng đặt dấu chấm hết cho vị thế thống trị của Nokia, đồng thời đánh bại Apple trong lĩnh vực điện thoại thông minh.

Năm 2014, ông Lee Kun-hee trải qua một cơn đau tim “thập tử nhất sinh”. Kể từ đây, Lee Jae-yong - con trai ông đồng thời là Phó chủ tịch Samsung Electronics trở thành gương mặt đại diện cho công ty. Sức khỏe ngày một suy giảm, ông điều trị ung thư phổi nên dễ mắc các bệnh về hô hấp, việc đi lại cũng phải cần có người trợ giúp. Ông dần ít xuất hiện tại trụ sở của Samsung, thay vào đó, ông Lee tập trung vào việc chăm sóc sức khỏe, dành kỳ nghỉ đông dài ở Nhật Bản hoặc Hawaii. Tuy nhiên, quyền lực của Lee Kun-hee vẫn không hề bị hạn chế. Bất kỳ khi nào ông du lịch nước ngoài, ít nhất 4 giám đốc điều hành hàng đầu của Samsung cùng với ngũ nhân viên của công ty và an ninh, sẽ có mặt tại sân bay để tiễn ông đi. 

‘Hãy thay đổi tất cả, trừ vợ con của bạn!’

Nhớ lại năm 1987, khi Lee Kun-hee mới tiếp quản ghế chủ tịch Samsung, ông luôn nỗ lực thúc đẩy sự chuyển đổi mạnh mẽ của tập đoàn này. Cùng năm, khi trả lời phỏng vấn của Forbes, ông Lee khẳng định: “Chúng tôi đang trong giai đoạn chuyển tiếp quan trọng. Nếu chúng tôi không tiến vào các ngành sử dụng hàm lượng công nghệ và vốn nhiều, sự sống còn của chúng tôi rất có thể sẽ gặp nguy”.


Ông Lee Kun-hee và vợ của mình
Ông Lee Kun-hee và vợ của mình

Ông càng thể hiện tư tưởng chuyển đổi mạnh mẽ thông qua việc triệu tập hàng loạt lãnh đạo của Samsung Electronics đến dự cuộc họp ở một khách sạn sang trọng ở Frankfurt, Đức năm 1993. Cuộc họp diễn ra khá khắc nghiệt, thường kéo dài tới tận 10 giờ tối. Những người tham gia còn ngại uống nước, họ lo sợ nếu mình ra ngoài đi vệ sinh sẽ làm gián đoạn cuộc thảo luận. 

Suốt nhiều ngày họp liên tiếp, ông Lee liên tục kêu gọi mọi người hãy từ bỏ lối tư duy và làm việc kiểu cũ. “Hoàng đế” Samsung nhấn mạnh: “Hãy thay đổi tất cả, trừ vợ con của bạn!”.

Để nhấn mạnh vào chất lượng, năm 1995 ông Lee đã đích thân đến thăm một nhà máy của Samsung tại thị trấn Gumi sau khi một lô điện thoại di động bị phát hiện có lỗi. Và những gì xảy ra tiếp theo đã trở thành huyền thoại. Trong một cuốn sách xuất bản năm 2010 của Tony Michell có tên “Samsung Electronics and the Struggle for Leadership of the Electronics Industry” đã kể lại sự kiện năm đó rằng, 2.000 công nhân của nhà máy Gumi đã phải tập trung ngoài sân, đeo băng đô có nhãn “Chất lượng là trên hết”. Trong khi đó, ông Lee cùng với ban giám đốc của mình ngồi dưới một biểu ngữ có nội dung “Chất lượng là niềm tự hào của tôi”.

Cũng tại đây, tất cả mọi người cùng nhau chứng kiến cảnh tượng số điện thoại, máy fax cùng với số hàng tồn kho có giá trị lên tới 50 triệu USD bị đập vỡ thành từng mảnh và bốc cháy ngùn ngụt. Nhiều nhân viên đã bật khóc. Theo đánh giá của nhiều nhà bình luận, Lee Kun-hee là một kiểu lãnh đạo bị thúc đẩy bởi những cảm giác khủng hoảng liên tục. Tư tưởng của ông đã được truyền lại cho đội ngũ lãnh đạo của mình. 

Vị triết gia trầm lặng trong những ngày tháng cuối đời

Sau khi chuyển giao quyền lực, ông Lee dành chủ yếu thời gian hàng ngày cho việc đọc sách. Ông thường xuyên vùi đầu vào sách báo và suy nghĩ về tương lai của Samsung. Với những cuốn sách mà mình ấn tượng, ông Lee sẽ đưa lại bản sao cho các giám đốc điều hành khác. Đây chính là cách ông chia sẻ mối quan tâm của mình với “đế chế” Samsung. 

Bên cạnh việc đọc sách, ông Lee Kun-hee còn thích xem phim, nghe nhạc cổ điển. Vị cố chủ tịch Samsung được miêu tả là người yêu thích vận động. Những môn thể thao ông thường tham gia gồm cưỡi ngựa, chơi golf, trượt tuyết và bóng bàn. 


Ông Lee Kun-hee là “linh hồn” của Samsung, người hùng đã biến Samsung từ một công ty vô danh, gắn liền với chất lượng kém thành tên tuổi công nghệ sừng sỏ hàng đầu thế giới. Ảnh minh họa
Ông Lee Kun-hee là “linh hồn” của Samsung, người hùng đã biến Samsung từ một công ty vô danh, gắn liền với chất lượng kém thành tên tuổi công nghệ sừng sỏ hàng đầu thế giới. Ảnh minh họa

Nói về ông Lee Kun-hee, Nikkei Asian Review từng bình luận rằng: “Trầm lặng nhưng có sức lôi cuốn cao, ông Lee dường như nhìn thấu tâm can của mọi vấn đề”. Lúc sinh thời, ông luôn yêu cầu các giám đốc điều hành và nhân viên phải tập trung cao độ. 

Trong cuộc đời mình, ông Lee dành khá nhiều thời gian tại Nhật Bản. Cố chủ tịch Samsung không chỉ quan tâm đến công nghệ mà còn để ý tới sự phát triển kinh tế của đất nước này. Ông cũng liên tục giữ liên lạc với bạn học cũ cũng như các nhà lãnh đạo lớn ở trong nước. Nhất cử nhất động của nhà lãnh đạo tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc luôn được công chúng và truyền thông quan tâm. 

Năm 78 tuổi, ông Lee Kun-hee qua đời. Trong thông báo của mình, Samsung khẳng định “Di sản của ông ấy sẽ trường tồn”. Thực tế có thể thấy được rằng, chính ông Lee Kun-hee là “linh hồn” của Samsung, người hùng đã biến Samsung từ một công ty vô danh, gắn liền với chất lượng kém thành tên tuổi công nghệ sừng sỏ hàng đầu thế giới.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội

Tin mới cập nhật

ĐHĐCĐ Đất Xanh: Mục tiêu 3.900 tỷ đồng doanh thu thuần và 226 tỷ đồng lãi ròng năm 2024

1 giờ trước

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

1 giờ trước

Sôi động thị trường chuyển nhượng chung cư

1 giờ trước

Quý I/2024, vốn tài trợ cho các công ty Fintech Đông Nam Á giảm 13%

2 giờ trước

ĐHĐCĐ MB: Tăng trưởng lợi nhuận từ 6-8%, dự kiến chia cổ tức 20%

2 giờ trước