Hé lộ chân dung Chủ tịch Openasia Group - Đối thủ kín tiếng của "vua hàng hiệu" Johnathan Hạnh Nguyễn

Thứ ba, 13/04/2022-17:04
Là một trong tứ đại gia kinh doanh hàng hiệu đứng đầu Việt Nam, Chủ tịch Openasia Group - ông Đoàn Viết Đại Từ đã góp phần đưa "văn hóa du thuyền" về Việt Nam.

Khá kín tiếng và hiếm khi xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, song tập đoàn Openasia Group - do ông Đoàn Viết Đại Từ sáng lập và giữ chức Chủ tịch và được đánh giá là đối thủ hiếm hoi trong phân khúc phân phối sản phẩm xa xỉ với tập đoàn IPP của ông Johnathan Hạnh Nguyễn.


Chân dung chủ tịch Openasia Group - đối thủ kín tiếng của vua hàng hiệu Johnathan Hạnh Nguyễn
Chân dung chủ tịch Openasia Group - đối thủ kín tiếng của vua hàng hiệu Johnathan Hạnh Nguyễn

Theo Nhịp Sống Kinh Tế, tập đoàn IPP tập trung kinh doanh trong 6 lĩnh vực chính gồm thời trang, ẩm thực, dịch vụ sân bay, quảng cáo, du lịch và trung tâm thương mại. Gần đây, tập đoàn này đang đẩy mạnh đầu tư vào ngành hàng không bằng việc xin thành lập dự án hãng hàng không vận chuyển hàng hóa IPP Air Cargo với tổng mức đầu tư 2.400 tỷ đồng (khoảng 100 triệu USD), trong đó, có 30% là vốn chủ sở hữu, 70% còn lại là huy động vốn.

Trong khi đó, Openasia Group có hoạt động cốt lõi là dịch vụ ngân hàng đầu tư và tư vấn tài chính, phân phối đồ siêu sang, du thuyền và nghỉ dưỡng.

Ông chủ kín tiếng của "đế chế hàng hiệu"

Theo thông tin từ website của Openasia, ông Đoàn Viết Đại Từ sinh năm 1963, là Việt kiều mang quốc tịch Pháp. Ông Đại Từ học chuyên ngành quản trị kinh doanh, tiếp thị và tài chính tại Đại học Paris IX - Dauphine. Ông đã thành lập công ty đầu tiên của mình tại Sydney năm 1986 và về định cư tại Việt Nam năm 1994 để thành lập Openasia, chi nhánh ngân hàng đầu tư Lazard Frères' Indochina.

Ông Đoàn Viết Đại Từ đã có khoảng 30 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tư vấn và đầu tư tài chính ở Pháp, Úc và Việt Nam. Đồng thời, ông cũng là người đồng sáng lập công ty IPA Network chuyên trợ giúp các Công ty Châu  u tại Sydney, Úc từ năm 1986.

Những năm đầu của thập kỷ 90, ông Từ tham gia đồng sáng lập Openasia, sau đó mua lại công ty này từ Ngân hàng Đầu tư Lazard Frères của Pháp vào năm 1998. Vị đại gia kín tiếng này đã thành công trong việc phát triển Openasia trở thành một nhóm các công ty hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư, sau đó phát triển ra nhiều lĩnh vực. Thông tin từ Website của Openasia cho biết, tập đoàn này đã tư vấn cho hơn 600 khách hàng là các công ty trong nước và quốc tế như Vinamilk, Metro Cash&Carry và Satra.

Sau này, Openasia Group đã dần dần đa dạng hóa chiến lược đầu tư bằng cách đẩy mạnh vào nhiều lĩnh vực khác nhau như phân phối hàng cao cấp, kinh doanh thiết bị hàng không, công nghệ, du lịch, thẻ tiêu dùng thông minh, thủ công mỹ nghệ và tư vấn đầu tư.

Thông qua công ty con Tam Sơn Fashion, Openasia Group đã trở thành một trong những đơn vị phân phối sản phẩm thời trang xa xỉ lớn nhất tại Việt Nam và cạnh tranh trực tiếp với "ông vua hàng hiệu" Johnathan Hạnh Nguyễn, với danh mục những thương hiệu như: Hermès, Chopard, Saint Laurent, Bottega Veneta, Hugo Boss, Kenzo, B&O...

Các cửa hàng của Tam Sơn được đặt tại những địa điểm xa xỉ bậc nhất ở các thành phố lớn. Tại Hà Nội, hệ thống cửa hàng phân phối từng thương hiệu của đơn vị này được đặt tại Sofitel Metropole, Tràng Tiền Plaza, Melia Hà Nội hay những tuyến phố như Lý Thái Tổ. Còn tại TP.HCM, Tam Sơn lựa chọn Sheraton Sài Gòn Hotel, Union Square hay những tuyến phố đắt đỏ bậc nhất tại Quận 1 như Nguyễn Huệ, Nam Kỳ Khởi Nghĩa.

Mô hình kinh doanh hàng hiệu của Openasia là nhập khẩu và phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng, từ chính hãng qua hệ thống các cửa hàng bán lẻ cao cấp do chính họ đầu tư. Thông tin từ nhà phân phối này cách đây vài năm cho biết, chi phí đầu tư ban đầu cho một cửa hàng bán lẻ hàng hiệu cao cấp thường dao động từ 2-4 triệu USD, cá biệt có thể lên tới 6 triệu USD, gồm phí thuê mặt bằng trong 1-2 năm đầu, thiết kế nội ngoại thất, quảng bá tiếp thị, thuê nhân sự... Với hệ thống 20 cửa hàng hiện tại, riêng tiền mặt bằng có thể ngốn của Openasia Group lên đến vài chục triệu USD mỗi tháng.

Đối với mảng du lịch nghỉ dưỡng, Openasia Group sở hữu nhà hàng Press Club với vị trí đắc địa ngay cạnh hồ Gươm, khu nghỉ dưỡng Alba Wellness Valley và du thuyền Emeraude Hạ Long. Và ông Đoàn Viết Đại Từ cũng được cho là người mang Starbucks về Việt Nam.


Starbucks Coffee đầu tiên tại Việt Nam khai trương tại Ngã Sáu Phù Đổng TP.HCM tháng 2/2013
Starbucks Coffee đầu tiên tại Việt Nam khai trương tại Ngã Sáu Phù Đổng TP.HCM tháng 2/2013

Mới cách đây vài năm, Openasia Group cũng tham gia đầu tư vào chuỗi không gian làm việc chung đầu tiên tại Việt Nam là Toong.

Ông Đoàn Viết Đại Từ là Chủ tịch của CTCP Liên Á Quốc Tế, doanh nghiệp phân phối thương hiệu xe Audi tại Việt Nam. Ông Từ là cổ đông sáng lập nắm 80% cổ phần của Liên Á nhưng cuối năm 2016 đã chuyển nhượng số cổ phần của mình sang cho Openasia Equipment và Pacific Wheel - 2 công ty có trụ sở tại Hongkong.

Ngoài ra, vị đại gia kín tiếng này còn là thành viên HĐQT CTCP bất động sản Phát Đạt, sở hữu 871.690 cổ phiếu PDR tương đương giá trị khoảng 80,7 tỷ đồng. Với mối quan hệ thân thiết của ông Đoàn Viết Đại Từ với Phát Đạt, mới đây, Openasia đã trở thành nhà đầu tư chiến lược vào Công ty cổ phần phát triển bất động sản Filmore. Chủ tịch của Openasia, chính thức trở thành thành viên của Hội đồng Quản trị của Filmore.

Filmore được thành lập vào tháng 6 năm 2018, là một nhà phát triển bất động sản ra mắt thị trường với định hướng xây dựng chuẩn mực mới trong việc phát triển nhà ở. Chủ tịch Filmore là ông Nguyễn Tấn Danh, con trai lớn của ông Nguyễn Văn Đạt - Chủ tịch Tập đoàn bất động sản Phát Đạt.

Ông Nguyễn Tấn Danh sinh năm 1990, là Cử nhân Quản trị kinh doanh - tài chính và tiếp thị của Đại học San Francisco, Mỹ. Sau khi tốt nghiệp về Việt Nam, anh từng làm Chuyên viên nghiên cứu, phân tích thị trường tại Quỹ Đầu tư Openasia và Công ty Chứng khoán Bản Việt trong thời gian ngắn, sau đó, anh về làm hẳn cho Phát Đạt.

Hiện tại, Filmore và Openasia đang tích cực chuẩn bị đưa ra nhiều kế hoạch mới tại TP.HCM, Đà Nẵng cùng một số địa phương khác.

Người đưa "văn hóa du thuyền" vào Việt Nam

Là người có quốc tịch Pháp, ông Đoàn Viết Đại Từ có niềm đam mê rất lớn với những chuyến du ngoạn biển khơi. Năm 2017, Chủ tịch Openasia cho ra mắt Tamson Yachting, chỉ chuyên tập trung vào ngành du lịch và du thuyền.

Khi nói về du thuyền, ông Đại Từ cho biết, chìa khóa chính là dịch vụ, bởi vì du thuyền là thứ rất phức tạp để bảo trì và vận hành, hơn nữa ở Việt Nam, chưa hề có văn hóa du thuyền. Vì thế, Openasia đã hướng tới phát triển một hệ sinh thái chuyên về du lịch cao cấp.

Theo ông chia sẻ, điểm mấu chốt của kinh doanh du thuyền đó chính là dịch vụ. "Bạn bán thuyền, bạn phải đảm bảo về mặt dịch vụ. Nếu không, bạn đừng nên nghĩ đến nó, vì như vậy, là không tôn trọng chính khách hàng của mình", trang web của Openasia dẫn lại lời vị chủ tịch.


Chân dung chủ tịch Openasia Group
Chân dung chủ tịch Openasia Group

Do theo đuổi điều này nên ngay từ khi mở ra Tamson Yachting, ông Từ đã lập ra một đội ngũ kỹ thuật để làm dịch vụ. Cũng theo vị đại gia này chia sẻ, du thuyền chính là một khách sạn 5 sao. Thuyền trưởng cũng chính là một hướng dẫn viên chuyên nghiệp, họ cần phải có đủ kiến thức để đáp ứng các nhu cầu của người đi du thuyền, về sông, về biển, về những nơi cần đi. Kèm theo đó, họ cũng là người bạn thân thiết nhất của bạn, người đảm bảo sự an toàn cho bạn, mang đến cho bạn mọi trải nghiệm đẹp đẽ, tiếp đãi và lắng nghe bạn khi cần.

Thuyền trưởng cũng là một quản lý khách sạn, là người đảm bảo mọi phòng ốc sạch sẽ, ngay cả khi họ không có mặt ở đó mà ở khoang lái tàu. Vì thế, họ cần được đào tạo kỹ lưỡng, không chỉ về bảo trì thiết bị mà còn về vận hành các dịch vụ sang trọng.

"Giống như cách bạn có thể tùy biến với sản phẩm của Hermès và Audi, Monte Carlo mang đến khả năng tùy biến tuyệt vời như một chiếc super mega yacht thứ thiệt chỉ với kích thước của một phiên bản nhỏ hơn rất nhiều, như 56 hoặc 105 feet. Bên cạnh đó, Monte Carlo còn rất nổi tiếng với nét thẩm mỹ đậm chất Ý, thứ đã mang đến cho hãng hàng loạt giải thưởng danh giá mỗi năm", Chủ tịch Openasia chia sẻ về hãng du thuyền mà ông lựa chọn phân phối.

"Khi một người đàn ông mua du thuyền (hầu hết người mua du thuyền đều là đàn ông), họ sẽ muốn chăm sóc nó như người tình vậy. Họ không thể bỏ rơi người tình của họ ở bến xe buýt và để cô ấy tự lo được", ông Đại Từ ví von.

Đó chính là lý do mà ở Sài Gòn, ông có 2 bến du thuyền, một ở Vinhomes Central Park và một ở Swan Bay.

Ngoài phân phối, ông chủ Openasia cũng cho biết sẽ phát triển thêm dịch vụ du thuyền cho thuê, cũng như có thêm kế hoạch vận hành các loại hình trò chơi dưới nước.

Theo: Nhịp Sống Kinh Tế
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội

Tin mới cập nhật

ĐHĐCĐ Đất Xanh: Mục tiêu 3.900 tỷ đồng doanh thu thuần và 226 tỷ đồng lãi ròng năm 2024

6 giờ trước

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

6 giờ trước

Sôi động thị trường chuyển nhượng chung cư

7 giờ trước

Quý I/2024, vốn tài trợ cho các công ty Fintech Đông Nam Á giảm 13%

7 giờ trước

ĐHĐCĐ MB: Tăng trưởng lợi nhuận từ 6-8%, dự kiến chia cổ tức 20%

8 giờ trước