Hé lộ bí mật khu ổ chuột Ấn Độ: Người dân thu nhập chỉ 5 triệu/tháng nhưng nhà có giá lên tới 300 triệu/m2

Thứ tư, 12/05/2022-14:05
Dharavi là khu ổ chuột thuộc hàng lớn nhất trên thế giới, rộng khoảng 2 km vuông nhưng chứa tới hơn một triệu dân.

Các khu ổ chuột (hay Slum hoặc Slumdog) tại Mumbai ở Ấn Độ không được ghi chính xác thời gian thành lập. Nó chỉ thật sự được cả thế giới biết đến nhờ vào bộ phim ăn khách "Triệu phú khu ổ chuột (Slumdog Millionaire)", phát hành cách đây hơn 10 năm. Bộ phim này đã đánh thức cả thế giới về một thế giới khác đang tồn tại. Cốt truyện của bộ phim kể về một thanh niên sống trong một Slum tại thành phố Mumbai. Anh chàng đã chiến thắng trò chơi truyền hình "Ai là triệu phú?" phiên bản Ấn Độ một cách dễ dàng. Phim có nhiều hình ảnh về cuộc sống tại Slum khiến phần lớn người xem đều trải nghiệm cảm giác gai người nếu đặt bản thân mình vào khung cảnh đó. Cảm giác đó là vừa tò mò vừa cuốn hút nhưng cũng sờ sợ.

Dharavi là trung tâm Mumbai, nơi có thể dễ dàng di chuyển bằng xe buýt và tàu đô thị.


Slum Dharavi là Slum thuộc hàng lớn nhất thế giới và có quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Ảnh minh họa
Slum Dharavi là Slum thuộc hàng lớn nhất thế giới và có quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Ảnh minh họa

Đến Dharavi bằng xe buýt với giá chỉ 15 rupee, tương đương với 5.000 đồng cho hành trình qua hơn 20 trạm dừng trong một ngày Mumbai nắng như đổ lửa, chỉ số UV liên tục rơi vào mức độ cảnh báo phải bảo vệ da. Nhưng có nắng nóng cỡ nào thì cũng tan biến khi trước mắt chính là cuộc sống bằng da bằng thịt của những con người sống trong Slum mà chúng ta chỉ từng biết qua phim.

Slum Dharavi có diện tích khoảng 2km2, chứa hơn 1 triệu người cùng chung sống, được xem là một trong những khu ổ chuột rộng lớn nhất thế giới. Tất cả số liệu này đã biến Dharavi thành khu vực có mật độ dân cư rất cao trên toàn cầu, nơi mà chỉ cần bước ra khỏi nhà là những người hàng xóm đã có thể chạm mặt nhau.

Khung cảnh của Slum không khác gì nhiều so với phim của 10 năm trước. Nhỏ, chật, mùi và nhiều chuột. Đây là những miêu tả về ấn tượng ban đầu không có chút sai lệch nào về nơi này.


Cuộc sống bên trong Slum diễn ra bình thường như ngoài Slum. Họ vẫn có các cửa hàng tạp hóa phục vụ nhu cầu cơ bản với mức giá khá rẻ
Cuộc sống bên trong Slum diễn ra bình thường như ngoài Slum. Họ vẫn có các cửa hàng tạp hóa phục vụ nhu cầu cơ bản với mức giá khá rẻ

Đường đi bên trong các Slum, nối các căn nhà, thường nhỏ hẹp và thiếu ánh sáng. Ảnh này đã được chỉnh kéo sáng để thấy các chi tiết
Đường đi bên trong các Slum, nối các căn nhà, thường nhỏ hẹp và thiếu ánh sáng. Ảnh này đã được chỉnh kéo sáng để thấy các chi tiết

Các nhà trong Slum chỉ rộng trên dưới 10m2, đa số dành cho việc ngủ. Còn nhu cầu vệ sinh thì mọi người dùng nhà vệ sinh công cộng
Các nhà trong Slum chỉ rộng trên dưới 10m2, đa số dành cho việc ngủ. Còn nhu cầu vệ sinh thì mọi người dùng nhà vệ sinh công cộng

Khu vực này chỉ có những ngôi nhà nhỏ hoặc rất nhỏ. Bên trong các căn hộ rộng tầm 10m2 chỉ đơn thuần có chỗ ngủ, chứ không thể kiếm được nhà vệ sinh bên trong. Những dãy nhà san sát, chừa ra khoảng một không rất nhỏ để người dân đi lại, lách mình vừa đủ trong những khe hẹp.

Ánh nắng chỉ xuất hiện ở bên ngoài Slum, còn bên trong Slum thì gần như chìm trong bóng tối hoặc chỉ le lói một chút ánh sáng. Không gian sinh hoạt chung là các giếng trời, phần diện tích hiếm hoi không bị trưng dụng làm nhà ở. Người dân tụ tập nói chuyện ở giếng trời mỗi ngày, bất kể không khí ở đó vẫn mang mùi vị chẳng mấy dễ chịu gì và chuột thì chạy xung quanh.

Nhà trong Slum có giá lên đến 1 tỷ đồng/căn!

Những người sống trong Slum đa số là người có thu nhập thấp. Sống giữa thành phố hoa lệ, nổi tiếng đắt đỏ bậc nhất Ấn Độ, nhưng đa phần họ chỉ có thể kiếm được 15.000 rupee/tháng (tương đương khoảng 5 triệu đồng). Người dân nơi đây cố gắng chi tiêu dè sẻn vì tiền nhà chiếm đến hơn một nửa thu nhập của họ. Tiền ăn hàng ngày, tiết kiệm thì cũng tốn đến 50 rupee (khoảng 15.000 đồng) cho mỗi bữa ăn. Đó là chưa kể đến những chi phí sinh hoạt khác.


Giếng trời là không gian sinh hoạt chung, là nơi hiếm hoi đón được lượng ánh sáng nhiều nhất trong Slum
Giếng trời là không gian sinh hoạt chung, là nơi hiếm hoi đón được lượng ánh sáng nhiều nhất trong Slum

Không gian sinh hoạt chung có thể là các hàng nước bán chai - loại trà sữa phổ biến của người Ấn Độ
Không gian sinh hoạt chung có thể là các hàng nước bán chai - loại trà sữa phổ biến của người Ấn Độ

Thu nhập và mức chi tiêu như vậy khiến cho họ gần như bất lực nếu phải gánh thêm chi phí mua nhà. Một người sống trong Slum chia sẻ rằng căn rẻ thì cũng có giá 1 tỷ đồng. Còn nếu căn có khả năng buôn bán thì giá phải gấp 2-3 lần lên. Chuyện mua nhà đối với đa phần người dân nơi đây là điều không tưởng, trừ một số người ở thế hệ thứ 3-4 có thu nhập tốt hơn, sẽ mua những căn hộ chung cứ đắt đỏ gần đó để tiện việc chăm sóc người thân vẫn ở lại Slum.

Phần lớn người thuê nhà sống trong Slum đều làm công việc liên quan đến mua bán. Người dân ở đây lúc nào cũng thấy họ cười, có lẽ áp lực về tiền bạc không quá nặng nề đối với họ.

Theo: Nhịp Sống Kinh Tế
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội

Tin mới cập nhật

ĐHĐCĐ Đất Xanh: Mục tiêu 3.900 tỷ đồng doanh thu thuần và 226 tỷ đồng lãi ròng năm 2024

13 giờ trước

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

13 giờ trước

Sôi động thị trường chuyển nhượng chung cư

13 giờ trước

Quý I/2024, vốn tài trợ cho các công ty Fintech Đông Nam Á giảm 13%

14 giờ trước

ĐHĐCĐ MB: Tăng trưởng lợi nhuận từ 6-8%, dự kiến chia cổ tức 20%

14 giờ trước