Hành trình từ hãng hàng không giá rẻ đến "kỳ lân công nghệ" của Tập đoàn AirAsia

Chủ nhật, 02/10/2022-09:10
Cũng tương tự như nhiều hãng hàng không khác, AirAsia đã bị nhấn chìm bởi đại dịch bệnh COVID-19. Khi đối mặt với khủng hoảng thì giới chủ doanh nghiệp này lại xem đó là cơ hội để có thể chuyển đổi số và một số kỳ lân công nghệ đã ra đời từ đó.

Được biết, sau thành công với cương vị giám điều điều hành tại Warner Music thì Tony Fernandesd đã quyết định từ bỏ tất cả để có thể thử sức với ngành hàng không. 

Vào năm 2002, ông đã tiến hành mua lại hãng hàng không đang trên bờ vực phá sản AirAsia với mức giá là 1 riggit (tương đương 0,25 USD). Và chỉ sau thời gian 1 năm, dưới sự điều hành của Tony Fernandes và Datuk Kamadurin thì AirAsia đã có lãi trở lại. 

Cùng với sự giúp sức của Conor McCartgy - người hiện nay đang làm CEO của Emerald Airlines thì Tony Fernandes và Datuk Kamadurin đã thành công xây dựng nên AirAsia dựa trên tiêu chí trở thành hãng hàng không giá rẻ tốt nhất ở trên thế giới. Hơn thế, đây cũng chính là hãng hàng không tiên phong trong việc chuyển đổi số với việc cho phép đặt vé qua SMS vào năm 2002. 

Hành trình từ quản lý cấp cao của AIESEC tới chuyên gia khai vấn của Milena Nguyễn: Chỉ cần đủ quyết tâm, thành công sẽ theo đuổi bạn

Milena Nguyễn đã có rất nhiều những trải nghiệm quý giá giúp nhận thức của cô thay đổi khi là người Việt đầu tiên được đề cử vào ban điều hành quốc tế của tổ chức AIESEC. Từ một người luôn mong muốn có cuộc sống ổn định, cô gái trẻ đã từng bước tìm lại chính mình, trở thành một chuyên gia khai vấn, kiêm huấn luyện viên thiền và yoga vô cùng thành công.

Hành trình 8 năm cần mẫn của TPP One: Từ doanh nghiệp nhỏ lác đác vài nhân viên đến công ty uy tín hàng đầu Việt Nam

Hành trình 8 năm nói dài cũng không dài, thế nhưng đây là khoảng thời gian vô cùng đáng nhớ với CEO TPP One - Trần Từ Thiện. Từ một doanh nghiệp nhỏ chỉ lác đác vài nhân viên, vị CEO này đã dẫn dắt doanh nghiệp từng bước vươn lên trở thành công ty uy tín hàng đầu thất bại, cần mẫn trong từng bước đi, biết đúc kết bài học quý báu sau những lần thất bại.

Hành trình từ chàng trai nghèo thành triệu phú ở tuổi 72 của đạo diễn nổi tiếng Trương Nghệ Mưu: Đam mê với nhiếp ảnh ngay từ nhỏ

“Cao Lương Đỏ” là bộ phim mở đầu cho chặng đường đạo diễn huy hoàng của Trương Nghệ Mưu, theo sau đó là “Cúc Đậu” cùng với “Đèn lồng đỏ treo cao”. Chính bộ ba tác phẩm kinh điển đã đưa tên tuổi của ông lên hàng huyền thoại của nền điện ảnh Trung Quốc. 

Ông Tony Fernandes - CEO của AirAsia
Ông Tony Fernandes - CEO của AirAsia

Và với khởi đầu chỉ có hai nhà mày cùng 200 nhân viên thì giờ đây, AirAsia đã phát triển thành hãng hàng không lớn thứ tư tại Châu Á với hơn 200 máy bay cùng 21.000 nhân viên trên khắp các nước như Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines. Bên cạnh đó, hãng cũng đã cung cấp chuyến bay cho hơn 600 triệu hành khách đến hơn 160 điểm đến ở trong mạng lưới của mình. 

Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 đã bùng phát và cũng giống như nhiều hãng hàng không khác thì AirAsia đã phải đối mặt với những thách thức chưa từng có. 

Vào năm 2020, có nhiều chỉ tiêu kinh doanh của AirAsia đã chứng kiến được sự sụt giảm mạnh bởi chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19. 

Chi tiết, vào năm 2020, hãng này chỉ ghi nhận được mức doanh thu đạt 0,7 tỷ USD, so với năm trước giảm đến 73%. Khoản lỗ ròng của AirAsia cũng đã tăng vọt lên con số 1,1 tỷ USD, so với năm 2019 tăng đến 17 lần. 

Theo tìm hiểu, hãng này đã phải triển khai các biện pháp tiết kiệm chi phí bao gồm việc cắt giảm nhân lực cùng lương của ban quản lý đến nhân  viên, giám đốc đồng thời cũng đã giải thể AirAsia Nhật Bản sau thời gian 3 năm hoạt động. 


Doanh thu của AirAsia trong 5 năm trở lại đây
Doanh thu của AirAsia trong 5 năm trở lại đây

Hãng hàng không AirAsia đã chuyển đổi số như thế nào?

Mặc dù vậy thì lãnh đạo của AirAsia lại coi khủng hoảng chính là cơ hội tốt để tăng tốc chuyển đổi số cũng như chuyển hướng sang kinh doanh ở lĩnh vực mới. 

Trong thông cáo của AirAsia viết nhân dịp kỷ niệm 20 năm hoạt động, ban lãnh đạo công ty đã nói rằng: “Không thể để 'lãng phí' một cuộc khủng hoảng, chúng tôi đã sử dụng khoảng thời gian thị trường hàng không trầm lắng trong năm qua để chuyển đổi từ một hãng hàng không thành một công ty kỹ thuật số tất cả trong một với gần 20 sản phẩm và dịch vụ du lịch và phong cách sống". 

Sau đó thì hãng hàng không này cũng tiến hành đổi tên thành Capital A để có thể phù hợp với chiến lược kinh doanh mới, mở rộng sang mảng công nghệ tài chính cũng như gọi xe công nghệ. 


Thông qua ứng dụng này thì AirAsia có thể sẽ cung cấp hàng loạt các dịch vụ như giao đồ ăn, đặt xe, đặt vé máy bay cũng như chỗ ở, mua sắm tạp hóa,...
Thông qua ứng dụng này thì AirAsia có thể sẽ cung cấp hàng loạt các dịch vụ như giao đồ ăn, đặt xe, đặt vé máy bay cũng như chỗ ở, mua sắm tạp hóa,...

Và siêu ứng dụng AirAsia đã được hình thành cũng như triển khai ở một số thị trường Đông Nam Á ví dụ như Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan.

Và thông qua ứng dụng này thì AirAsia có thể sẽ cung cấp hàng loạt các dịch vụ như giao đồ ăn, đặt xe, đặt vé máy bay cũng như chỗ ở, mua sắm tạp hóa,... hay nền tảng thương mại điện tử đến giao hàng xuyên biên giới. 

Và tính đến cuối năm 2021, siêu ứng dụng này đã ghi nhận được giá trị đặt chỗ trung bình mỗi tháng đạt mức 30,1 triệu USD và 110 triệu lượt truy cập trung bình hàng tháng đồng thời cũng chính thức được công nhận là một trong ba kỳ lân ASEAN có trụ sở ở Malaysia. 

Và cũng trong năm này, AirAsia đã hoàn tất việc mua lại hoạt động kinh doanh với giá trị là 50 triệu USD của Gojek ở thị trường Thái Lan. South China Morning Post (SCMP) cho biết, việc mua lại mảng gọi xe và thanh toán của Gojek tại Thái Lan sẽ giúp cho AirAsia có thể thâm nhập sâu hơn vào thị trường cũng như học hỏi kinh nghiệm từ gã khổng lồ công nghệ Indonesia chiến lược cho đến tư duy vận hành siêu ứng dụng của riêng mình. 

Ông Tony Fernandes - CEO của AirAsia cho biết: “Bằng việc thâu tóm mảng kinh doanh của Gojek tại Thái Lan nên chúng tôi có thể gia tăng nguồn lực cho tham vọng trở thành doanh nghiệp dẫn đầu trong mảng siêu ứng dụng ở Đông Nam Á”. Và vị lãnh đạo này cũng đã từng công khai mục tiêu muốn cạnh tranh với Gojek và Grab, hơn thế còn hé lộ về kế hoạch IPO ở Mỹ. 



AirAsia đang rất nỗ lực để có thể vận hành và duy trì cũng như mở rộng hệ thống dịch vụ gọi xe với tham vọng có mặt ở trên toàn thị trường ASEAN
AirAsia đang rất nỗ lực để có thể vận hành và duy trì cũng như mở rộng hệ thống dịch vụ gọi xe với tham vọng có mặt ở trên toàn thị trường ASEAN

Từ ứng dụng thanh toán, chuyển tiền Bigpay...

Có thể thấy, AirAsia được cho là sở hữu lợi thế trong cuộc cạnh tranh thanh toán trực tuyến với BigPay - đây là dịch vụ cung cấp các giải pháp thanh toán và chuyền tiền, cho vay, Hiện, BigPay đã có mặt ở Singapore và Malaysia. Dù vậy thì vị thế cạnh tranh của ứng dụng này ở cả hai thị trường đều không lớn và hầu như không có sự hiện diện. Tuy nhiên, việc thử nghiệm ở thị trường Thái Lan cũng đáng mong chờ bởi vì BangKok được cho là địa điểm khá cởi mở đối với những đổi mới ở trong lĩnh vực fintech. 

Vào hồi tháng 8/2021, BigPay cũng đã tiến hành huy động thành công 100 triệu USD từ Tập đoàn công nghệ hàng đầu Hàn Quốc là SK. Được biết, khoản đầu tư này sẽ hỗ trợ cho các sáng kiến kỹ thuật số của AirAsia đối với tham vọng thâu tóm ở khu vực Đông Nam Á. 

AirAsia cho biết, trong quý 2/2022, BigPay đã ghi nhận được 1,2 triệu khách hàng, so với cùng kỳ năm ngoái tăng 62% và kéo theo doanh thu tăng 22% cùng kỳ lên mức 1,57 triệu USD. Cũng theo đó, biên lợi nhuận được cải thiện chủ yếu là nhờ vào thanh toán quốc tế cũng như cho vay đều ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ ở trong kỳ. 

…. cho đến AirAsia Ride

Hiện nay, AirAsia đang rất nỗ lực để có thể vận hành và duy trì cũng như mở rộng hệ thống dịch vụ gọi xe với tham vọng có mặt ở trên toàn thị trường ASEAN. Được biết, sau khi ổn định ở Thái Lan thì dịch vụ gọi xe này đang tiến hành chuyển hướng tấn công đến khu vực Indonesia và Singapore. CEO AirAsia cũng chia sẻ rằng quá trình cấp phép cho AirAsia Ride được hoạt động ở Singapore dự kiến sẽ được hoàn tất vào cuối năm 2022. Còn đối với dịch vụ e-hailing ở Indonesia sẽ được bắt đầu đi vào hoạt động muộn nhất là vào tháng 11/2022. 



AirAsia được cho là sở hữu lợi thế trong cuộc cạnh tranh thanh toán trực tuyến với BigPay - đây là dịch vụ cung cấp các giải pháp thanh toán và chuyền tiền, cho vay
AirAsia được cho là sở hữu lợi thế trong cuộc cạnh tranh thanh toán trực tuyến với BigPay - đây là dịch vụ cung cấp các giải pháp thanh toán và chuyền tiền, cho vay

Phía AirAsia cho biết, kể từ khi ra mắt vào hồi tháng 8/2021 thì dịch vụ e-hailing đã phủ sóng ở tất cả các thành phố lớn tại Malaysia, ghi nhận có hơn 2 triệu chuyến xe cùng 53.000 tài xế cộng tác. Thời điểm 4 tháng trước, ứng dụng này đã đánh dấu được chuyến đi thứ 1 triệu của mình. Có thể thấy, đây cũng được coi là động lực để cho công ty có thể cạnh tranh với các đối thủ lớn ở trong khu vực đó là Grab và Gojek. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Tin mới cập nhật

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

47 phút trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

1 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

3 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

5 giờ trước

Choáng ngợp với loạt biệt thự “đậm mùi tiền” của các đại gia Quận 7

5 giờ trước