Hành trình dần chìm của Xpeng: Mất hơn 83% giá trị dù có tổng mức vốn hóa cao hơn cả Ford

Thứ bảy, 04/02/2023-07:02
Theo Bloomberg, Xpeng là một trong những công ty xe điện chịu thiệt hại nặng nhất vì đại dịch ở Trung Quốc khi các nhà máy và nhiều nguồn cung cấp chính của đều hãng đặt ở Quảng Châu và Thượng Hải, những nơi vốn chịu nhiều lệnh giãn cách nhất.

Vẫn cố bào chữa

Thông tin từ hãng tin Bloomberg cho biết, mới đây hãng xe điện Xpeng đã lùi thời điểm sinh lời theo kế hoạch đến năm 2025; sau khi trải qua một năm 2022 đầy thảm hại. Theo đó, giá cổ phiếu của hãng này đã ghi nhận mức giảm lên đến 80% với tổng vốn hóa bốc hơi lên đến 83%, trong khi doanh số chưa bằng một nửa so với kế hoạch đề ra. 


Thông tin từ hãng tin Bloomberg cho biết, mới đây hãng xe điện Xpeng đã lùi thời điểm sinh lời theo kế hoạch đến năm 2025; sau khi trải qua một năm 2022 đầy thảm hại
Thông tin từ hãng tin Bloomberg cho biết, mới đây hãng xe điện Xpeng đã lùi thời điểm sinh lời theo kế hoạch đến năm 2025; sau khi trải qua một năm 2022 đầy thảm hại

Trước đó, Xpeng từng tham vọng đưa ra kế hoạch phá vỡ điểm hòa vốn vào cuối năm 2023 hoặc đầu năm 2024. Tuy nhiên, họ hiện tại lại phải ngậm ngùi lùi thời hạn xuống tận năm 2025. Để có thể cứu vãn tình hình, CEO He Xiaopeng chia sẻ trên Bloomberg rằng, hãng sẽ lựa chọn một nước đi mạo hiểm bằng việc dồn toàn lực đặt cược cho công nghệ xe tự lái. Đây cũng chính là kỹ thuật mà Tesla đã đi đầu nhưng vẫn chưa hoàn thiện hoàn toàn dù đã phát triển nhiều năm. 

Đồng thời, CEO He cũng tự tin đặt mục tiêu sẽ chiếm ít nhất 205 thị phần của “thị trường xe điện thông minh”, tức là những chiếc ô tô tự động ở mức độ 4 - hoàn toàn xử lý lái tự động trong môi trường thành thị phức tạp. Không hiểu sự tự tin của CEO He đến từ đâu, bởi thị trường vẫn chưa hề có bất kỳ dòng xe tự lái mức độ 4 nào được sản xuất một cách hàng loạt. Thế nhưng, vị giám đốc này chia sẻ, trong vòng 5 năm tới sẽ có khoảng 5 triệu chiếc xe lái tự động với mức độ 4 được xuất xưởng mỗi năm nhờ công nghệ phát triển. 

Tuy nhiên, nếu muốn chiếm được ít nhất ⅕ thị phần giống như tuyên bố, Xpeng sẽ phải sản xuất ít nhất 1 triệu chiếc. Điều đáng nói, con số này cao hơn rất nhiều so với con số hơn 120.757 ô tô điện mà hãng xuất xưởng năm 2022. Điều này đồng nghĩa với việc, công ty còn không thể đạt nổi mức tiêu sản lượng 250.000 chiếc đã được đề ra cho năm trước. 

Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Bloomberg tại trụ sở ở Quảng Châu, CEO He vẫn cố bào chữa rằng: “Nhiệm vụ hàng đầu của chúng tôi thời điểm hiện tại là mở rộng quy mô”. Vị doanh nhân này cũng cho biết, một doanh nghiệp xe hơi với doanh thu chưa đến 100 tỷ NDT tương đương 14,8 tỷ USD sẽ chẳng thể sống sót tại thị trường Trung Quốc trong 5 năm tới. Dù chưa công bố kết quả kinh doanh cả năm, tổng doanh thu 3 quý đầu năm 2022 của Xpeng chỉ là khoảng 21,7 NDT.  


Vị doanh nhân này cũng cho biết, một doanh nghiệp xe hơi với doanh thu chưa đến 100 tỷ NDT tương đương 14,8 tỷ USD sẽ chẳng thể sống sót tại thị trường Trung Quốc trong 5 năm tới
Vị doanh nhân này cũng cho biết, một doanh nghiệp xe hơi với doanh thu chưa đến 100 tỷ NDT tương đương 14,8 tỷ USD sẽ chẳng thể sống sót tại thị trường Trung Quốc trong 5 năm tới

Cú trượt dài sau thời kỳ đỉnh cao  

Theo Bloomberg, Xpeng là một trong số những công ty xe điện chịu thiệt hại nặng nề nhất vì dịch bệnh ở Trung Quốc, bởi các nhà máy cùng nhiều nguồn cung cấp chính của hãng đều ở Quảng Châu và Thượng Hải - nơi gánh chịu nhiều lệnh giãn cách nhất. Chưa kể, việc tham gia cuộc đua giảm giá với Tesla cũng khiến Xpeng thua lỗ trầm trọng. 

Trong thời kỳ đỉnh cao, Xpeng có tổng mức vốn hóa lên đến gần 50 tỷ USD, cao hơn những thương hiệu nổi tiếng thế giới như Ford Motor. Thời điểm hiện tại, con số này chỉ còn khoảng 8,7 tỷ USD. Trước tình hình này, CEO He đang cố gắng tái cấu trúc công ty nhằm hiện thực hóa lợi nhuận cho các cổ đông - những người đang dần mất hết kiên nhẫn với startup xe điện đốt tiền nhưng chưa thấy lợi nhuận này.

Để phù hợp hơn với thị hiếu người tiêu dùng, Xpeng đã đơn giản hóa các sản phẩm của mình. Dù chỉ có 4 mẫu sản phẩm, Xpeng lại khiến người mua rối não bởi vô số các lựa chọn về các loại ắc quy, phần mềm cùng với cấu hình tương tác ở bên trong xe…

Tháng 9/2022, sản phẩm mới nhất là chiếc G9 của Xpeng ra mắt đã vấp phải vô số lời chỉ trích của người dùng. Nguyên nhân bởi, hãng này đã áp dụng các chiêu trò làm rối trí người mua nhằm moi thêm tiền. Cụ thể, G9 có 6 phiên bản với nhiều tính năng buộc người dùng phải trả thêm tiền như hệ thống âm nhạc, lái tự động, sạc nhanh… CEO He cho rằng, Xpeng với những khó khăn như hiện tại thì phải vài năm nữa mới có thể trả cổ tức cho cổ đông.


Tháng 9/2022, sản phẩm mới nhất là chiếc G9 của Xpeng ra mắt đã vấp phải vô số lời chỉ trích của người dùng
Tháng 9/2022, sản phẩm mới nhất là chiếc G9 của Xpeng ra mắt đã vấp phải vô số lời chỉ trích của người dùng

Theo nhận định của chuyên gia phân tích Wang Hanyang, thuộc hãng nghiên cứu 86 Research, mối quan hệ giữa Xpeng cùng các nhà cung ứng ngày càng tồi tệ bởi công ty không đạt được sản lượng mục tiêu và có ý định giảm bớt số lượng nhà cung cấp. Điều này khiến các hãng cung ứng từ chối hợp tác hoặc sẽ làm khó Xpeng. 

Không giống những công ty xe điện Trung Quốc khác là BYD hay Nio đều tự sản xuất ắc quy cho riêng mình, Xpeng lại lựa chọn đấu thầu nguồn cung ắc quy từ bên ngoài, lựa chọn người ra giá tốt nhất và chất lượng ổn định nhất. CEO He vẫn tỏ ra vô cùng tự tin rằng: “Nguồn cung ắc quy vốn là thách thức của  ngành xe điện trong năm qua và cũng không dễ để giải quyết. Tuy nhiên, chúng không phải là vấn đề quá lớn trong vòng 5 năm tới”. 

Trong khi đó, Phó chủ tịch Brian Gu của Xpeng cho rằng, việc thương mại hóa xe lái tự động sẽ vấp phải những thách thức từ luật pháp và chính sách bởi đây là công nghệ mới. Điều này chưa kể đến việc liệu người dùng thời điểm hiện tại có chấp nhận tin tưởng vào công nghệ lái tự động vốn còn nhiều mới mẻ này hay không. Dù có thành công tại Trung Quốc, Xpeng cũng sẽ tốn vài năm để chinh phục thị trường nước ngoài với những quy định chặt chẽ hơn. Hiện nay, Xpeng mới chỉ có vỏn vẹn 4 cửa hàng bán xe tại châu Âu sau khi lần đầu tiên tiếp cận thị trường Nauy năm 2020.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

7 giờ trước

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

8 giờ trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

9 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

11 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

13 giờ trước