Hai bà cháu đều được gả cho Càn Long: Bà được sủng ái và trở thành hoàng hậu, cháu sống thê lương

Thứ sáu, 30/09/2022-14:09
Số phận ngược nhau của hai bà cháu đều được gả cho hoàng đế Càn Long, trong khi người bà được sủng ái hết mực và phong hậu, người cháu lại phải chịu cuộc sống cô độc và thê lương.

Trong thời phong kiến, việc nhiều gia tộc từ lớn đến nhỏ để con cháu tiến cung làm phi tần của hoàng đế là điều bình thường; thậm chí họ còn coi đây là điều hết sức vẻ vang, mang đến vinh quang cho gia tộc. Một khi trở thành phi tần của hoàng đế, những mỹ nhân này sẽ được ban thưởng rất nhiều, từ tiền bạc cho đến quyền lực, địa vị của các gia tộc cũng nhờ đó mà được củng cố.

Đáng chú ý, vào thời nhà Thanh của phong kiến Trung Quốc, gia tộc Phú Sát đã có tổng cộng 2 người tiến cung. Cả 2 người này đều được gả cho Càn Long, thế nhưng một người trở thành hoàng hậu còn một người kia phải sống cuộc đời cô độc, thế lương. Vậy, 2 người này là ai?

Vị phi tần được sủng ái hết mực, trở thành hoàng hậu

Được biết, gia tộc Phú Sát có nguồn gốc từ phía Đông Bắc, Kiến Châu, Trung Quốc. Tổ tiên của họ là Vượng Cát Nỗ đã đầu hàng Thanh Thái Tổ Nỗ Cáp Nhĩ Xích vào cuối thời nhà Minh. Đây là một gia tộc từng lập nên nhiều chiến công to lớn, được hoàng đế hết mực trọng dụng. Đặc biệt, đến thời hoàng đế Hoàng Thái Cực, Cáp Thập Truân - cháu trai của Vượng Cát Nỗ từng làm tham chính ở trong bộ Lễ. 


Năm 1727, Ung Chính lên kế hoạch để cho con trai mình là thái tử Hoằng Lịch kết hôn với Phú Sát thị - là con gái của Lý Vinh Bảo; Phú Sát thị vô cùng xinh đẹp, không chỉ thông thạo Hán văn mà còn hiểu biết âm nhạc, hiền thục đoan trang nên được rất nhiều người khen ngợi. Ảnh minh họa
Năm 1727, Ung Chính lên kế hoạch để cho con trai mình là thái tử Hoằng Lịch kết hôn với Phú Sát thị - là con gái của Lý Vinh Bảo; Phú Sát thị vô cùng xinh đẹp, không chỉ thông thạo Hán văn mà còn hiểu biết âm nhạc, hiền thục đoan trang nên được rất nhiều người khen ngợi. Ảnh minh họa

Đến thời Khang Hy, con trai của Cáp Thập Truân là Mễ Tư Hàn đã làm đến Thượng thư bộ Hộ và sở hữu địa vị vô cùng nổi bật. Khi Ung Chính lên ngôi, các con trai của Mễ Tư Hàn bao gồm Mã Tư Cáp, Lý Vinh Bảo và nhiều người khác đều được hoàng đế phong tặng danh hiệu. Năm 1727, Ung Chính lên kế hoạch để cho con trai mình là thái tử Hoằng Lịch kết hôn với Phú Sát thị - là con gái của Lý Vinh Bảo. Phú Sát thị vô cùng xinh đẹp, không chỉ thông thạo Hán văn mà còn hiểu biết âm nhạc, hiền thục đoan trang nên được rất nhiều người khen ngợi.

Sau khi kết hôn với thái tử Hoằng Lịch, Phú Sát thị có trách nhiệm quản lý Đông Cung. Năm 1735, sau khi Ung Chính qua đời, Hoằng Lịch chính thức lên ngôi và lấy hiệu là Càn Long. Theo đó, Phú Sát thị cũng trở thành hoàng hậu, cai quản lục cung. Bà luôn nỗ lực giải quyết mâu thuẫn giữa các phi tần một cách công bằng vì biết rõ, hậu cung không được phép can dự vào chuyện triều chính. 

Chỉ trong vòng chưa đầy một năm ngắn ngủi, Càn Long càng thêm sủng ái Phú Sát thị vì thấy bà cai quản lục cung rất tốt. Sau đó, đứa con đầu tiên của Phú Sát là Vĩnh Liễn cũng được Càn Long cưng chiều hết mực, từ nhỏ đã được phong làm thái tử. Thế nhưng khi mới lên 9 tuổi, vị thái tử này đã không may mắn mà qua đời. Vài năm sau đó, Phú Sát hoàng hậu tiếp tục sinh được một người con trai khác. Càn Long cũng coi con trai này như báu vật, thế nhưng cũng bị bệnh mà chết yểu khi chưa tròn 1 tuổi. Vì sự ra đi của con trai, Phú Sát hoàng hậu quá đau lòng mà ngã bệnh. Đến năm 1748, trong chuyến tuần du Đông tuần cùng với Càn Long và các phi tần khác, bà đã không may bị cảm, sau đó qua đời.  


Phú Sát hoàng hậu luôn nỗ lực giải quyết mâu thuẫn giữa các phi tần một cách công bằng vì biết rõ, hậu cung không được phép can dự vào chuyện triều chính. Ảnh minh họa
Phú Sát hoàng hậu luôn nỗ lực giải quyết mâu thuẫn giữa các phi tần một cách công bằng vì biết rõ, hậu cung không được phép can dự vào chuyện triều chính. Ảnh minh họa

Người cháu gái phải chịu cuộc sống cô độc, thê lương

Sự ra đi của Phú Sát hoàng hậu đã khiến hoàng đế Càn Long đau buồn trong suốt một khoảng thời gian dài. Năm 1796, Càn Long nhường ngôi cho con trai thứ 15 của mình là Vĩnh Diễm, lấy hiệu là Gia Khánh. Sau đó, ông dù lên làm Thái thượng hoàng nhưng vẫn nắm giữ quyền chính trong triều. 

Năm 1798, thời điểm vua Gia Khánh thực hiện tuyển tú nữ vào cung làm phi, Gia tộc Phú Sát lại mong muốn nhận được những ưu ái của vị hoàng đế mới nên đã lựa chọn một người con gái xuất sắc nhất trong dòng tộc để tiến cung. Người con gái được lựa chọn không ai khác chính là cháu gái của Phú Sát hoàng hậu.

Gia Khánh thừa hiểu những điều mà gia tộc Phú Sát đang muốn. Tuy nhiên, ông nhận ra rằng gia tộc này có địa vị đã rất cao quý, nếu như có thêm một quý phi hay hoàng hậu nữa, điều này sẽ khiến cho các gia tộc khác cảm thấy bất mãn, dễ dẫn đến xung đột giữa triều đình cùng với các gia tộc. 


Không lâu sau đó, Càn Long vì quá già yếu mà qua đời, Tấn Quý nhân dù tuổi đời còn trẻ nhưng phải chịu cuộc sống cô độc và thê lương đến hết phần đời còn lại của mình. Ảnh minh họa
Không lâu sau đó, Càn Long vì quá già yếu mà qua đời, Tấn Quý nhân dù tuổi đời còn trẻ nhưng phải chịu cuộc sống cô độc và thê lương đến hết phần đời còn lại của mình. Ảnh minh họa

Chính vì thế, Gia Khánh đã tiến cử và nạp phi tần này cho Càn Long, sau đó phong cho người này danh hiệu là Tấn Quý nhân. Thế nhưng khi đó, Càn Long đã 88 tuổi, sức khỏe đã quá già yếu nên không thể nào để tâm đến những phi tần mới. Không lâu sau đó, Càn Long vì quá già yếu mà qua đời, Tấn Quý nhân dù tuổi đời còn trẻ nhưng phải chịu cuộc sống cô độc và thê lương đến hết phần đời còn lại của mình. 

Có thể khẳng định rằng, rất nhiều phụ nữ xưa mong muốn được gả vào trong hoàng cung, một bước hóa thành phượng hoàng. Thế nhưng, chúng ta cũng dễ dàng thấy được rằng, không phải được gả vào hoàng cung là sẽ có cuộc sống sung sướng, tốt đẹp. Hậu cung vốn có đến hàng nghìn phi tần mỹ nữ. Nếu như có một phi tần may mắn được sủng hạnh, có cuộc sống hạnh phúc thì sẽ có hàng nghìn phi tần khác phải chịu cảnh bị ghẻ lạnh.đó, một phi tần được hạnh phúc thì cũng sẽ có hàng nghìn phi tần khác bị ghẻ lạnh.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

3 giờ trước

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

4 giờ trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

5 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

7 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

9 giờ trước