Hà Nội: Nhà trọ “đại hạ giá” vẫn không có khách thuê

Thứ bảy, 16/01/2022-23:01
Càng gần đến Tết Nguyên đán, các nhà trọ tại Hà Nội càng đìu hiu vì không có khách thuê. Từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát trong hai năm qua, thị trường nhà trọ giá rẻ tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh phải trải qua thời kỳ khó khăn nhất từ trước tới nay. 

Nhà trọ đại hạ giá

“Cơn bão” Covid-19 trong hai năm qua đã càn quét cả thị trường bất động sản. Trong đó có phân khúc nhà trọ giá rẻ cho thuê, tại các thành phố lớn thì mức độ ảnh hưởng càng nhiều. Như tại Hà Nội, phân khúc bất động sản nhà trọ cho thuê sụt giảm cả về giá thuê và tỷ lệ lấp đầy. 

Nguyên nhân là do đối tượng khách hàng của phân khúc này chủ yếu là học sinh, sinh viên của các trường đại học, công nhân, người lao động tự do. Vì ảnh hưởng của dịch các trường đại học chưa thể cho sinh viên quay trở lại học tập tại trường. Nhiều công ty, xí nghiệp cắt giảm nhân sự khiến người lao động không có việc làm, không trụ lại nổi ở thành phố. Do đó, các chủ nhà trọ tại Hà Nội phải chứng kiến làn sóng trả nhà ồ ạt, cảnh nhà thì có những người thuê thì không. 


Nhiều dãy nhà trọ tại Hà Nôi không có người thuê. 
Nhiều dãy nhà trọ tại Hà Nôi không có người thuê. 

Trong năm 2021, làn sóng bùng dịch lần thứ 4 đã “giáng đòn chí mạng” vào thị trường nhà trọ cho thuê giá rẻ. Những dãy nhà trọ trước khi tấp nập bao nhiêu thì bây giờ đìu hiu bấy nhiêu. Mặc dù các chủ trọ đã làm mọi cách từ giảm giá, hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho người thuê trong thời gian giãn cách xã hội nhưng cũng không giữ chân được người thuê. Tình trạng này đã kéo mặt bằng giá cho thuê nhà trọ tụt dốc 

Theo khảo sát, một số khu vực tập trung đông nhà trọ giá rẻ cho công nhân và sinh viên ở Hà Nội khu vực Mễ Trì, Mỹ Đình, Nhân Mỹ (Nam Từ Liêm), Khương Đình, Khương Thượng, Phùng Khoang, Hạ Đình, Triều Khúc (Thanh Xuân), Cầu Diễn (Bắc Từ Liêm)… đều ghi nhận giá thuê nhà trọ thời điểm hiện tại đã giảm từ 20-30% so với năm 2019, thời điểm chưa có sự xuất hiện của Covid-19. Dù giá giảm nhưng tỷ lệ lấp đầy nhà trọ không đáng kể.

Còn ở khu vực Mễ Trì, Trung Văn, Tân Mỹ, Nhân Mỹ (Nam Từ Liêm) Bùi Xương Trạch, Phùng Khoang, Triều Khúc (Thanh Xuân) nơi tập trung nhiều dãy nhà trọ cho công nhân, người lao động tự do, năm 2019 giá thuê dao động từ 1,4-1,9 triệu đồng/căn/tháng thì từ năm 2020 mức giá giảm xuống còn 1-1,5 triệu đồng/căn/tháng).

Khu vực Quan Hoa, Dịch Vọng Hậu, đường Cầu Giấy, Trần Thái Tông (Cầu Giấy), nhiều chủ nhà buộc phải giảm giá thuê từ mức 2,5-2,8 triệu đồng/tháng xuống mức 2-2,4 triệu đồng/tháng. Nhiều phòng trọ ở Định Công Thượng, Định Công Hạ (Hoàng Mai), giá cũng giảm từ mức 1,8-2,2 triệu đồng/tháng xuống mức 1,5-1,9 triệu đồng/tháng.

Vườn không nhà trống

Theo một khảo sát các nhà trọ tại Hà Nội, tỷ lệ lấp đầy chỉ bằng khoảng 80% so với cùng kỳ các năm 2019 trở về trước. Tại những khu vực được coi là nơi tập trung nhiều nhà trọ dành cho học sinh, sinh viên như quận Cầu Giấy, quận Thanh Xuân thì tỷ lệ cũng chỉ đạt 40 - 50%. 
Các biển quảng cáo cho thuê nhà trọ, với mức giá rẻ không tưởng chưa bao giờ lại nhiều đến như thế tại Hà Nội. Đã rẻ hết mức có thể nhưng nhà trọ vẫn “vắng như chùa Bà Đanh”. 

Ông Hân, sở hữu dãy trọ gồm 18 phòng tại Triều Khúc (quận Thanh Xuân) cho biết, hiện tại khu trọ chỉ có 11 phòng là có người thuê, còn 7 phòng bỏ trống. Với mức giá mềm chỉ từ 1,5 - 1,9 triệu đồng/phòng/tháng lại có vị trí gần các trường đại học. Nên dãy trọ của ông thường được sinh viên, người trẻ mới đi làm, vợ chồng trẻ mới cưới thuê trọ. Trước dịch, chưa bao giờ lại có nhiều phòng bỏ trống như vậy. Khi người này chuyển đi thì trong vòng 1 tuần đã có người khác đến thuê lại. Tuy nhiên, tình trạng phòng trọ bị bỏ trống đã kéo dài khi đại dịch bùng phát cho tới nay và chưa thấy có dấu hiệu khôi phục. 

Bởi sinh viên thì học online nên về quê để tiết kiệm tiền sinh hoạt, đồng thời tránh dịch. Người lao động như công nhân tại các công trường, giúp việc, người dọn vệ sinh,.. mất việc làm cũng đã trả lại phòng trọ. Để tạo điều kiện giúp đỡ người thuê nhà trọ, ông Hân còn cho nợ tiền nhà, có những khách là công nhân, người thu gom ve chai vẫn đang nợ ông từ 1 đến 2 tháng tiền phòng.


Dãy nhà trọ chỉ lác đác một số phòng có người ở. 
Dãy nhà trọ chỉ lác đác một số phòng có người ở. 

Nhiều chủ nhà trọ tại Hà Nội cũng có tình trạng giống ông Hân. Bà Thanh Huyền, có 9 phòng cho thuê trọ tại Mễ Trì Hạ, Nam Từ Liêm hơn 10 năm nay. Đây là lần đầu tiên nhà trọ của bà rơi vào cảnh “thất thu” đến như vậy. Hai tháng trở lại đây 3/9 phòng trọ của bà không có người thuê. 6 phòng còn lại thì người thuê chuyển ra, chuyển vào liên tục không ổn định. 

“Có khách ở được khoảng 3 tháng thì khu phòng trọ gần nhà tôi giảm giá, giá thuê rẻ hơn nên họ lại chuyển đi. Có khách thuê mới quay lại Hà Nội làm phục vụ ở nhà hàng được vài tháng thì thành phố lại cấm bán hàng ăn tại chỗ, nhà hàng cắt giảm nhân sự, khách thất nghiệp nên trả phòng về quê. Tôi thực sự rất mệt mỏi”, bà Huyền cho biết.

Có thể đối với những người còn ở lại thuê trọ đều đang rất cố gắng để trụ lại thành phố lớn. Anh Thành, một người thuê trọ cho biết, bạn bè, đồng nghiệp của anh đã bỏ về quê vì mất việc làm, không đủ tiền để trang trải cuộc sống đắt đỏ ở Hà Nội. Nhưng anh vẫn cố gắng ở lại, đồng thời sẽ có cơ hội lựa chọn nhà trọ có điều kiện cơ sở vật chất tốt hơn mà giá cũng không cao hơn là bao. Ví dụ như, giá nhà trọ thuê ở mặt ngõ cũng chỉ hơn 100.000 đồng so với các phòng trong khu. Do đó, anh Thành đã quyết định đổi phòng khi giá thuê đang rẻ, để vừa ở vừa tranh thủ kiếm thêm thu nhập.

Càng gần những ngày giáp Tết Nguyên đán, một bộ phận công nhân cố gắng làm việc tới gần 12 tiếng để cố gắng bám trụ lại thành phố. Vì vậy việc lựa chọn những khu nhà trọ giá rẻ sẽ giúp tiết kiệm một khoản tiền cho người lao động. Có thể nói, với Nghị quyết 128 của Chính phủ ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” khi trở lại trạng thái “bình thường mới” phân khúc nhà trọ giá rẻ cho thuê sẽ có cơ hội hồi phục mặc. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội

Tin mới cập nhật

“Mở kho” đấu thầu vàng để giữ vững kho ngoại tệ

13 giờ trước

Chuyên gia Dragon Capital chỉ ra 3 yếu tố giúp thị trường chứng khoán tăng trưởng

17 giờ trước

Đất nền mới chỉ “rục rịch” có giao dịch, chưa thực sự “nóng” như lời đồn

19 giờ trước

Sở hữu 3 căn hộ cho thuê mang lại thu nhập ổn định, 9X khuyên Gen Z: “Nên mua nhà sớm!”

19 giờ trước

Làm thế nào để kiểm soát rủi ro khi vay tiền mua nhà?

21 giờ trước