Hà Nội đã bước qua đỉnh dịch, kinh tế phục hồi tốt trong quý I năm 2022

Thứ năm, 08/04/2022-15:04
Hà Nội đã bước qua đỉnh dịch, thành phố đang thực hiện hiệu quả Kế hoạch phục hồi và phát triển kinh tế, tiếp tục đẩy mạnh trong thời gian tới.

Vừa qua, tại trụ sở UBND thành phố, ông Chu Ngọc Anh - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội đã chủ trì Hội nghị giao ban trực tuyến UBND thành phố Quý I, triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 4 và Quý II/2022. Hội nghị được kết nối trực tuyến tới điểm cầu 30 quận, huyện, thị xã và các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND thành phố.

Năm 2022 được xác định là năm đóng vai trò quan trọng trong cả nhiệm kỳ 2020-2025, thành phố Hà Nội đã tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ chính trị, phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Hà Nội đã đạt được những kết quả khả quan, tích cực sau 2 năm nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống dịch.



Hà Nội đã bước qua đỉnh dịch 
Hà Nội đã bước qua đỉnh dịch 

Qua 3 tháng đầu năm 2022, kinh tế thành phố phục hồi rõ nét, toàn diện, đồng bộ và quan trọng là đã theo đúng lộ trình, kế hoạch đề ra. Tình hình phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh khởi sắc. So với cùng kỳ, các chỉ số tăng mạnh, các ngành tăng tốc trở lại cho thấy Thành phố đang thực hiện hiệu quả Kế hoạch phục hồi và phát triển kinh tế. Cụ thể các nội dung như sau:

Quý I/2022, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại Hà Nội với số mắc cao trong cộng đồng. Thực hiện Nghị quyết số 128 của Chính phủ, ngay từ đầu năm, cả hệ thống chính trị thành phố đã chủ động, quyết liệt thực hiện hiệu quả các giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế trên các ngành, lĩnh vực, vừa đảm bảo an sinh xã hội vừa tập trung công tác phòng, chống dịch. Với sự vào cuộc trách nhiệm, đồng bộ của các cấp ủy đảng, các ngành, địa phương, dưới sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của Trung ương, Chính phủ, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố, đến thời điểm này có thể đánh giá, khẳng định thành phố đã bước qua đỉnh dịch Covid-19.



Kinh tế Hà Nội phục rồi, tăng trưởng khả quan trong quý I năm 2022. 
Kinh tế Hà Nội phục rồi, tăng trưởng khả quan trong quý I năm 2022. 

Số ca mắc trong kỳ cuối tháng 3 trở lại đây giảm mạnh. Thành phố từng bước kiểm soát hiệu quả tình hình; quan trọng đã thực hiện tốt các mục tiêu cốt lõi trong công tác phòng chống dịch; tỷ lệ ca chuyển nặng và tử vong giảm; đẩy mạnh bao phủ tiêm chủng mũi 2,3; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, giải quyết cơ bản thủ tục hành chính cho người dân.

Kinh tế của Hà Nội phục hồi rõ rệt, tăng trưởng kinh tế thành phố những tháng đầu năm có nhiều tín hiệu khởi sắc, tích cực, thể hiện sức bật của các ngành kinh tế trọng yếu đang dần phục hồi, phát triển sau ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Tổng sản phẩm trên địa bàn Quý I tăng 5,83% - gấp 1,16 lần cả nước (5,03%), đúng với kịch bản tăng trưởng đề ra (từ 5,7-6,2%), trong đó: Dịch vụ tăng 6,15%, Công nghiệp - xây dựng tăng 5,61%; Nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,39%, Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 4,92%. Đây là mức tăng rất quan trọng với xu hướng phục hồi đà tăng trưởng ở nhiều ngành, lĩnh vực.

Các cân đối lớn được đảm bảo, thu đảm bảo chi, cụ thể: Tổng thu NSNN trên địa bàn thực hiện Quý I là 102.402 tỷ đồng, đạt 32,9% dự toán, tăng 19,6% so với cùng kỳ. Về giải ngân XDCB, tính đến hết ngày 31/3/2022, toàn Thành phố giải ngân được 4.111 tỷ đồng, đạt 8% kế hoạch (tăng 26,7% so với cùng kỳ) - đến hết ngày 05/4 đạt 8,62 kế hoạch.

Môi trường đầu tư, kinh doanh tiếp tục được cải thiện, tổng vốn đầu tư phát triển Quý I đạt 76,26 nghìn tỷ đồng, tăng 7,8%,  có 6.250 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký 95 nghìn tỷ đồng (tăng 2% về số lượng doanh nghiệp và tăng 4%; có 4.500 doanh nghiệp hoạt động trở lại (tăng 2%). 

Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế quan trọng của thành phố đều tăng như: Chỉ số sản xuất công nghiệp; Kim ngạch xuất, nhập khẩu; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng. Đa số các ngành sản xuất chế biến, chế tạo tăng so với cùng kỳ năm trước. Ngành thương mại, dịch vụ phục hồi do thành phố mở cửa trở lại nhiều hoạt động kinh doanh, du lịch, nhà hàng trong trạng thái bình thường mới. Trong tháng 3, khách du lịch đến Hà Nội tăng do chính sách mở cửa đón khách du lịch quốc tế. Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm hoạt động trở lại. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, giữ vững. 

Chủ tịch UBND thành phố đã chỉ đạo: tháng 4 và Quý II, các sở, ban, ngành thành phố tiếp tục phát huy kết quả đạt được trong Quý I, thực hiện các nhiệm vụ đề ra từ đầu năm, đồng thời bám sát diễn biến thị trường thế giới và xung đột vũ trang giữa Nga và Ucraina để dự báo tình hình và kịp thời có giải pháp nhằm hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu năm 2022, nhất là mục tiêu tăng trưởng 7-7,5%, đảm bảo cân đối thu - chi ngân sách và kiểm soát lạm phát dưới 4%. 

Thành phố Hà Nội tiếp tục tập trung bám sát triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị, KT-XH quan trọng đặt ra với địa bàn Thủ đô; các quyết định, quy định mới của UBND Thành phố: Nghị quyết số 11 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH và triển khai Nghị quyết số 43 của Quốc hội; Nghị quyết số 38 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình phòng, chống dịch Covid-19; Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 6/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025 tầm nhìn đến năm 2030; 02 quyết định số 1045, 1046 ngày 25/3/2022 của UBND Thành phố về phê duyệt quy hoạch phân khu sông Đuống R6 và phân khu đô thị sông Hồng, tỷ lệ 1/5000. 



Thành phố Hà Nội đã phê duyệt quy hoạch phân khu sông Đuống và khu đô thị sông Hồng
Thành phố Hà Nội đã phê duyệt quy hoạch phân khu sông Đuống và khu đô thị sông Hồng

Hà Nội sẽ tập trung phát triển các ngành kinh tế tiềm năng; thúc đẩy tăng trưởng các nhóm ngành quan trọng như: Dịch vụ (quý I tăng 6,15% - gấp 1,34 lần mức tăng của cả nước (4,58%); Công nghiệp - xây dựng tăng 5,61% - bằng 0,88 lần mức tăng của cả nước (6,38%).

Đẩy mạnh xuất nhập khẩu; chủ động có phương án triển khai kế hoạch đầu tư năm 2022 trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp. Tháo gỡ ngay các khó khăn cho các dự án ODA, dự án vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư ngoài ngân sách nhằm khơi thông nguồn lực, kích cầu đầu tư. Đảm bảo các cân đối lớn khi thực hiện các giải pháp miễn, giảm thuế để phục hồi phát triển kinh tế. Tăng cường lưu thông kết nối cung cầu hàng hóa; kích cầu du lịch Thành phố trong bối cảnh bình thường mới. Đẩy mạnh sản xuất, đảm bảo các chỉ tiêu tăng trưởng trong lĩnh vực nông nghiệp. Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đón đầu cơ hội tạo đà thúc đẩy tăng trưởng một số ngành chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh, có mức tăng thấp hơn mức tăng chung và thấp hơn cùng kỳ trước như: bán buôn, bán lẻ; dịch vụ nhà hàng, khách sạn; hoạt động nghệ thuật...

Tập trung điều hành ngân sách hiệu quả, đảm bảo cân đối ngân sách địa phương theo hướng chủ động, tích cực, an toàn, đúng quy định; thường xuyên rà soát, chủ động sắp xếp, cắt giảm, giãn các nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết. 

Về giải ngân kế hoạch năm 2022 nguồn ngân sách cấp huyện và ngân sách thành phố hỗ trợ, đồng chí Chủ tịch UBND thành phố đã chỉ đạo, coi công tác giải ngân vốn đầu tư XDCB là cơ sở, là thước đo đánh giá để mỗi đơn vị, quận, huyện gắn với trách nhiệm người đứng đầu tập trung bứt tốc, đảm bảo hoàn thành cao nhất các nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế của ngành, địa phương năm 2022. 

Thành phố tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất - kinh doanh, kích thích tăng trưởng trong điều kiện tình hình mới. Thực hiện miễn giảm, thuế, phí, lệ phí; hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay thương mại cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế.

Bùi Thái
Theo: Reatimes
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội

Tin mới cập nhật

Quý I/2024, lãi trước thuế và lãi sau thuế của PGBank đồng loạt giảm 24%

45 phút trước

Thị trường đất nền từng bước "rã băng"

54 phút trước

Phân khúc nhà ở xã hội "đuối sức" trong quý I/2024

2 giờ trước

TS. Cấn Văn Lực: Thị trường Fintech cần được thay đổi về cách tiếp cận

2 giờ trước

Nỗ lực đẩy nhanh nâng hạng thị trường chứng khoán

3 giờ trước