Giữa mùa dịch, bất động sản phố cổ Hà Nội vẫn rao bán cả tỷ đồng/m2

Thứ sáu, 10/12/2021-14:12

Dưới tác động của Covid, nhiều chủ nhà rầm rộ đăng tin bán nhà phố cổ khu vực Hoàn Kiếm, Tây Hồ. Tuy nhiên với mức giá quanh ngưỡng 1 tỷ/m2, bất động sản phố cổ không dễ tìm người mua. Các đại gia dù có tiền cũng ngần ngại khi “ôm hàng” bởi chưa biết lúc nào kinh tế phục hồi. 

Thực trạng bất động sản phố cổ thời Covid

Ảnh hưởng của dịch bệnh kéo dài đã khiến việc kinh doanh ở phố cổ không còn tấp nập như trước. Nhiều cửa hàng, quán xá buộc phải đóng cửa, sang nhượng vì không có khách. Những tấm bảng “bán nhà” cũng xuất hiện ngày một nhiều trên các tuyến phố cổ.

Trên các chuyên trang bất động sản, người đọc cũng dễ dàng tìm thấy các mẩu tin rao bán các căn nhà mặt phố. Giá của mỗi căn dao động từ chục tỷ tới cả trăm tỷ đồng. Đây là chuyện hiếm khi xảy ra, bởi trước đại dịch rất ít gia chủ có ý định bán nhà tại khu đất vàng của Thủ Đô. Nhà đầu tư muốn mua phải xếp hàng chờ đợi tới hàng năm trời.

Nhà đất phố cổ : đắt hơn “kim cương”

Theo một chuyên gia BĐS, dù ảnh hưởng của Covid nhưng giá nhà phố cổ hầu như không giảm nhiều. Trường hợp khách có thiện chí thực sự muốn mua, chủ nhà sẽ thương thảo để đi đến quyết định. Giá phố cổ cũng có sự chênh lệch rõ rệt giữa khu vực mặt đường và phố. Càng gần hồ Gươm giá bất động sản càng cao.

 Bất động sản phố cổ có giả kỷ lục lên tới cả tỷ đồng một m2
Bất động sản phố cổ có giả kỷ lục lên tới cả tỷ đồng một m2

Khu vực : Hàng Đào, Hàng Ngang, Lê Thái Tổ, phố Bà Triệu (gần Hồ Gươm), Lê Thái Tổ...giá dao động 800 đến 1,05 tỷ/m2. Đấy là mức giá cao nhất thị trường Hà Nội. Một căn nhà 105m2 ở Hàng Bè được bán với 89 tỷ đồng. Thậm chí theo chủ căn nhà đầy là mức giá đã ưu đãi giữa mùa dịch. Thời điểm bình thường căn nhà này chắc chắn sẽ được rao bán với mức giá cao hơn nhiều.

Tương tự một căn nhà khác nằm trên phố hàng Ngang, rộng hơn 200m2 được rao với giá 180 tỷ. Trung bình gần 900 triệu/m2. Tuy nhiên giá nhà mặt ngõ hoặc khu tập thể ở phố cổ lại có mức giá “mềm” hơn hẳn. Khoảng 30-100 triệu/m2. Ví dụ căn hộ tập thể ở Hàng Bông 45m2 bán với giá 1,4 tỷ. Trung bình 30 triệu/m2. Ngôi nhà trong ngõ nằm tại phố Hàng Mành được bán với giá 1,7 tỷ/căn rộng 28m2.

Sự chênh lệch giá là do bất động sản mặt phố có thể sử dụng kinh doanh hoặc cho thuê. Trong khi nhà trong ngõ, nhà tập thể phố cổ diện tích nhỏ, thiếu tiện nghi. Dẫu vậy nhà trong ngõ ở phố cổ vẫn cao hơn so với mặt bằng thị trường khoảng 20%.

Khó giao dịch nhà phố cổ

Làn sóng bán nhà phố cổ chủ yếu xảy ra đối với các căn nhà mặt đường. Tình trạng này diễn ra ở nhiều tuyến phố lớn như Đinh Tiên Hoàng, Hàng Buồm, Hàng Bài, Lý Thường Kiệt, Đào Duy Từ, Mã Mây…Tuy nhiên dù mức giá có giảm đôi chút so với trước dịch nhưng vẫn khó tìm được khách hàng mua.

Nhiều chủ nhà thừa nhận họ rao bán căn nhà vị trí đẹp đã hơn nửa năm nhưng chưa có ai thực sự hỏi mua. Theo các môi giới BĐS lâu năm, chỉ có các doanh nghiệp du lịch, khách sạn mới quan tâm đến những căn nhà tiền tỷ ở phố cổ. Tuy nhiên ngành du lịch đang “đóng băng” chưa có dấu hiệu hồi phục. “Ôm” nhà phố cổ lúc này không biết khi nào mới thu hồi được vốn.

 Bất động sản phố cổ khó thanh khoản giữa mùa dịch
Bất động sản phố cổ khó thanh khoản giữa mùa dịch

Chuyện tương tự cũng diễn ra với các khách hàng làm trong lĩnh vực kinh doanh ăn uống, thời trang. Sức tiêu dùng của người dân đang giảm mạnh nhất trong 3 năm trở lại đây. Thêm vào đó thói quen của khách hàng đang chuyển dần sang mua sắm online. Việc sở hữu bất động sản phố cổ lúc này không thực sự hợp lý.

Dẫu biết “găm hàng” nhà phố cổ với mức giá tốt lúc này chắc chắn có lãi sau dịch nhưng ít người dám mạo hiểm. Bởi lẽ việc tìm kiếm khách có tài chính tốt ở giai đoạn này rất khó. Thêm vào đó để mua nhà mặt tiền phố lớn cũng đòi hỏi số vốn cực lớn. Thời gian chờ đợi thu hồi vốn rất lâu, không phù hợp để đầu tư lướt sóng.

 Bất động sản phố cổ không dễ tìm được khách mua
Bất động sản phố cổ không dễ tìm được khách mua

Chung cảnh ngộ với nhà mặt tiền, nhà phố cổ trong ngõ cũng chịu cảnh “đắp chiếu”. Dù rao bán rất lâu nhưng không có khách ngó ngàng. Dù giá cao nhưng nhà trong ngõ phố cổ rất bất tiện trong sinh hoạt. Nếu sở hữu nhà tại đấy, khách hàng phải chịu cảnh mật độ dân số đông, lối đi chung chật hẹp. Một số nơi thậm chí ẩm thấp cũ nát, không có nhà vệ sinh riêng, không có chỗ để xe.

Thời điểm này bất động sản phố cổ không còn hot như trước bởi tác động khủng hoảng kinh tế do Covid gây ra. Vì thế nhà đầu tư cần hết sức thận trọng trước khi đưa ra quyết định.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Tin mới cập nhật

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

48 phút trước

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

1 giờ trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

2 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

4 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

6 giờ trước