Giác ngộ lời Đức Phật dạy về chữ "nhẫn": Chữ nhẫn là chữ tượng vàng, ai mà nhẫn được đời càng hiển vinh!

Chủ nhật, 14/08/2022-23:08
Người xưa thường hay nói rằng "một điều nhịn chín điều lành" hoặc "chữ nhẫn là chữ tượng vàng, ai mà nhẫn được đời càng hiển vinh". Còn trong lời Đức Phật dạy về chữ nhẫn thì luôn được nhắc đến như đức tính cao quý nhất.

Theo Phật giáo, nhẫn ở đây là nhẫn nhục, là nhịn, là chịu đựng phần kém về mình, phần thiệt thòi về mình. Đây chính là pháp tu của Bồ Tát - bố thí trì giới mà mục đích chính là tu độ chúng sinh. 

Nhẫn trong quan niệm của Phật giáo chính là nhận lãnh sự khinh khi, nhục mạ và não hại với một tâm thế bình thản và không tức giận. Nhẫn nhịn chính là sự tranh cãi vô lý, là dùng chánh niệm để thắng tà niệm và là dùng tình thương để cảm hóa sự sân hận và dùng trí huệ để ôn hòa mọi việc. Trong sáu phép độ và hàng vạn phương pháp tu hành thì nhẫn là đệ nhất. 

Ở trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cũng đã gặp nhiều điều không được như ý. Nếu như chúng ta không có sức chịu đựng hay không có sức kham nhẫn thì trong tâm hồn luôn có một ngọn lửa, chờ khi gió nhẹ thổi đến là bùng cháy lúc đó sẽ đau khổ triền miên. Ngược lại thì chúng ta đủ sức kham nhẫn chịu đựng và luôn giữ cho mình thái độ hòa hiếu, hóa giải những phiền não do sân si đem lại thì chúng ta được an vui tự tại. Có rất nhiều cặp vợ chồng cãi nhau, bởi vì không kiềm chế được cơn nóng giận mà đã dẫn đến những sát thương hoặc những lời nói làm tổn thương nhau rồi dần dần cũng chính những lời nói đó làm tình cảm của vợ chồng sứt mẻ, chia lìa và con cái sẽ là những người chịu thiệt thòi nhất. 



Nhẫn trong quan niệm của Phật giáo chính là nhận lãnh sự khinh khi, nhục mạ và não hại với một tâm thế bình thản và không tức giận
Nhẫn trong quan niệm của Phật giáo chính là nhận lãnh sự khinh khi, nhục mạ và não hại với một tâm thế bình thản và không tức giận

Bạn bè của nhau, nếu như không kiềm chế sự tức giận đã xảy ra cãi vã và đả thương nhau, nhẹ thì mất hòa khí còn nặng lại lâm vào cảnh tù tội. Sân hận tất yếu cũng sẽ dẫn đến mất lý trí, gây ra thiệt hại đến bản thân, người khác, hoán hận chồng chất, oán trái nhiều đời sau không thể hóa giải được, nghiệp báo luân hồi mãi đến kiếp sau. 

Những người nhận nhịn được trong nghịch cảnh thì sẽ không thấy bi lụy, không oán mình trách người và trí huệ sáng suốt. Không nhẫn nhịn thì đa phần chỉ có rước họa vào thân. Hãy học cách cảm thông, bao dung và tha thứ lỗi lầm của người khác, chỉ có như thế mới đạt đến cảnh giới đắc đạo thành tiên. 

Lời Đức Phật dạy về chữ nhân thì nhẫn ở đây không phải là hạ thấp mình mà chính là nâng mình lên, dùng sự tỉnh thức của bản thân để thức tỉnh người khác. Sở dĩ chúng ta tồn tại được ở đời là do thiện duyên hoặc ác duyên tạo nên từ kiếp trước, kiếp này sẽ ùng thâm tâm mà tu tập, tạo duyên lành cho mai sau. Điều này vừa trả nghiệp lại vừa làm sạch nghiệp - đó mới chính là một đời an vui an lạc.
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Tin mới cập nhật

Bí quyết chọn hướng nhà “thu hút” tài vận cho người tuổi Sửu

9 phút trước

Giới trẻ cần làm gì trước nỗi lo mất việc khi xu hướng công nghệ lên ngôi?

32 phút trước

Nhà máy điện hạt nhân là gì? Ưu, nhược điểm và xu hướng phát triển trong tương lai

44 phút trước

Sự bùng nổ của Fintech và bài toán pháp lý, bảo mật dữ liệu

44 phút trước

Môi giới cần “nâng cấp” mình trong chu kỳ tăng trưởng mới của thị trường bất động sản

2 giờ trước