Giá xăng dầu kỳ tới có thể giảm 500 - 2.000 đồng/lít?

Chủ nhật, 18/09/2022-19:09
Trước diễn biến giá dầu thế giới đi xuống, lãnh đạo một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối cho rằng, giá dầu thế giới giảm thì nhiều khả năng giá dầu trong nước cũng giảm theo. Từ nay cho đến trước ngày điều hành giá, nếu giá dầu thế giới vẫn giảm hoặc giữ mức như hiện tại, giá xăng dầu trong nước sẽ giảm xuống. 

Còn vài ngày nữa mới đến kỳ điều hành tiếp theo, tuy nhiên theo các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, giá xăng dầu trong nước có thể sẽ giảm mạnh do dầu thế giới đang liên tục lao dốc. Vào lúc 6h30 ngày 18/9 (theo giờ Việt Nam), cập nhật trên Oilprice cho thấy giá dầu thô WTI của Mỹ đang được giao dịch ở mức 85,1 USD/thùng tương đương với mức tăng 0.01%. Trong khi đó, dầu thô Brent được giao dịch ở mức 91,35 USD/thùng, tương đương với mức tăng 0,5%. Tính chung cả tuần, giá dầu đã giảm gần 2%. Còn nếu tính từ đầu quý 3 cho đến nay, cả giá dầu Brent và giá dầu WTI đều giảm khoảng 20%. 

Cập nhật của Bộ Công Thương tính đến ngày 14/9 cho thấy giá xăng A95 tại thị trường Singapore đang được giao dịch ở mức 103,7 USD/thùng, giá xăng A92 ở mức 99,6 USD/thùng và dầu diesel ở mức 123,7 USD/thùng. Trước diễn biến giá dầu thế giới đi xuống, lãnh đạo một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối cho rằng, giá dầu thế giới giảm thì nhiều khả năng giá dầu trong nước cũng giảm theo. Từ nay cho đến trước ngày điều hành giá, nếu giá dầu thế giới vẫn giảm hoặc giữ mức như hiện tại, giá xăng dầu trong nước sẽ giảm xuống. 


Nếu tính từ đầu quý 3 cho đến nay, cả giá dầu Brent và giá dầu WTI đều giảm khoảng 20%. Ảnh minh họa
Nếu tính từ đầu quý 3 cho đến nay, cả giá dầu Brent và giá dầu WTI đều giảm khoảng 20%. Ảnh minh họa

“Trong kỳ điều hành tới, giá xăng trong nước có thể giảm khoảng từ 500 đến 700 đồng/lít, giá dầu diesel có thể giảm mạnh hơn, từ 1.500 đến 2.000 đồng/lít. Tuy nhiên, mức giảm cụ thể như thế nào còn tùy thuộc vào trích lập cũng như chi sử dụng quỹ Bình ổn giá (BOG)”, vị này cho biết. Trong kỳ điều hành giá trước đó, Liên bộ Công Thương - Tài chính đã công bố điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu trong nước hầu hết đều đã giảm. Cụ thể, giá xăng RON95 giảm 1.015 đồng/lít xuống còn 23.215 đồng/lít, giá xăng E5 RON92 giảm 1.128 đồng/lít xuồng còn 22.231 đồng/lít, giá dầu diesel giảm 1.008 đồng/lít xuống còn 24.180 đồng/lít. 

Trong kỳ điều này này, Liên bộ Công Thương - Tài chính đã trích lập quỹ bình ổn giá đối với xăng E5 là 451 đồng/lít; 450 đồng/lít với xăng RON95; 90 đồng/lít với dầu diesel; 200 đồng/lít với dầu hỏa và 741 đồng/kg với dầu mazut. 

Thị trường xăng dầu đang mất cân bằng

Thời gian gần đây, rất nhiều doanh nghiệp, đại lý và cửa hàng bán lẻ xăng dầu kêu ca vì không có nguồn cung, chiết khấu thấp, liên tục thua lỗ… Thế nhưng, cơ quan chức năng lại khẳng định nguồn cung không thiếu, có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất. Liên quan đến thực trạng này, PGS.TS Ngô Trí Long - chuyên gia kinh tế - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (thuộc Bộ Tài chính) cho biết, cơ chế quản lý cùng với điều hành thị trường xăng dầu vẫn còn chưa linh hoạt, chưa bám sát thực tế vận hành thị trường. 

“Tổng cung xăng dầu có thể bằng tổng cầu, nhưng ở từng thời điểm khác nhau, từng địa bàn khác nhau… có thể sẽ không cân đối. Nghị định 95/2021/NĐ-CP quy định thời gian giữa hai kỳ điều hành là 10 ngày một lần vẫn quá dài. Chúng ta thấy gần đây giá xăng dầu thế giới gần đây biến động liên tục, nhưng trong nước vẫn chờ đến ngày mới điều chỉnh. Việc điều hành giá rõ chưa chủ động, thiếu linh hoạt hơn, còn cứng nhắc”, ông Long cho biết.


Thời gian gần đây, rất nhiều doanh nghiệp, đại lý và cửa hàng bán lẻ xăng dầu kêu ca vì không có nguồn cung, chiết khấu thấp, liên tục thua lỗ…Ảnh minh họa
Thời gian gần đây, rất nhiều doanh nghiệp, đại lý và cửa hàng bán lẻ xăng dầu kêu ca vì không có nguồn cung, chiết khấu thấp, liên tục thua lỗ…Ảnh minh họa

Ông Long cũng lấy ví dụ về dịp nghỉ lễ vừa qua, xăng dầu trên thị trường thế giới liên tục biến động mạnh nhưng giá trong nước vẫn yên ắng, bởi chờ qua kỳ nghỉ lễ thì cơ quan chức năng mới họp để điều chỉnh giá. Điều này đã tác động trái chiều đến người tiêu dùng và doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.

Đồng quan điểm, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cũng cho rằng, vấn đề nằm ở cách quản lý và điều hành. Trong đó, hầu hết mọi người vẫn chưa lường trước được biến động trong hoạt động kinh doanh xăng dầu tại thị trường Việt Nam. Chuyên gia cho rằng, có một số nguyên nhân cụ thể dẫn đến vấn đề này. Thứ nhất là do khoảng thời gian giữa hai kỳ điều hành quá dài, trong khi giá xăng dầu thế giới biến động liên tục, gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu. Khi doanh nghiệp nhập khẩu giá cao nhưng lại bán thấp sẽ chịu cảnh thua lỗ. Vì thế, doanh nghiệp nhiều khi không muốn bán, kìm lại để tránh thua lỗ. Nhà nước có bắt họ bán cũng không dễ, bởi họ sẽ tìm mọi cách để tránh bị phát hiện cũng như xử phạt.  

Nguyên nhân thứ hai, Bộ Công Thương trong thời gian gần đây đã rút giấy phép của hàng loạt doanh nghiệp đầu mối. Trong khi đó, theo như quy định thì những cửa hàng nhượng quyền và bán lẻ chỉ được phép nhập hàng từ một nhà phân phối. Một khi doanh nghiệp đầu mối bị tạm thu giấy phép, các đại lý và cửa hàng xăng dầu cũng không có hàng để bán. Việc xử phạt nhưng không tính toán về những khả năng cung ứng nguồn hàng cho đại lý, cửa hàng bán lẻ sẽ dẫn đến tình trạng nhiều nơi bị cắt nguồn hàng, buộc phải treo biển hết hàng.

Nguyên nhân thứ ba là do cơ chế tính giá vẫn chưa được hợp lý. Ví dụ, trước đây chi phí vận chuyển từ Singapore về Việt Nam là khoảng 1 USD/thùng, nhưng nay đã tăng lên gấp 2-3 lần mà vẫn giữ nguyên định mức cũ là không ổn. Về tiêu chuẩn khí thải, Việt Nam đang điều hành giá xăng dầu dựa theo tiêu chuẩn khí thải Euro 3 còn thế giới lại áp dụng tiêu chuẩn Euro 5 (tức là chênh lệch khoảng 7 – 8 USD/thùng). Do đó, các doanh nghiệp nhập khẩu chịu chênh cao quá, cơ quan điều hành nếu không định giá sẽ khiến họ gặp nhiều khó khăn.


Khoảng thời gian giữa hai kỳ điều hành quá dài, trong khi giá xăng dầu thế giới biến động liên tục, gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu. Ảnh minh họa
Khoảng thời gian giữa hai kỳ điều hành quá dài, trong khi giá xăng dầu thế giới biến động liên tục, gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu. Ảnh minh họa

Chính vì thế, ông Thịnh cũng nêu rõ quan điểm rằng: “Đã đến lúc Bộ Công Thương cần phải cân đối lại lượng cung, lượng cầu, để làm sao các đầu mối nhập khẩu xăng dầu bình ổn. Đồng thời cần xem xét nhiều góc độ trong vận hành cơ chế điều hành để cân đối, có thể áp dụng các biện pháp kinh tế mạnh, song cũng nên tránh những cú sốc như vừa qua khi thu hồi giấy phép của một số doanh nghiệp đầu mối, đã đưa đến hiệu ứng ngược không như mong muốn”.

TS.Vũ Đình Ánh - chuyên gia kinh tế, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài Chính), cho biết điểm mấu chốt đó là phải tạo được một thị trường với sự cạnh tranh đúng nghĩa. Hiện nay, giữa các cây xăng bán lẻ gần như đang thiếu đi sự cạnh tranh. Vì thế, các đại lý bán lẻ liên tục kêu ca về câu chuyện chiết khấu bởi họ không còn lựa chọn nào khác; họ cũng không thể chuyển từ doanh nghiệp đầu mối này sang doanh nghiệp đầu mối khác.

Vì thế, ông Ánh cũng đề nghị cơ quan quản lý thiết lập lại thị trường xăng dầu, kể từ khâu bán buôn để có thể đảm bảo được tính cạnh tranh của những doanh nghiệp đầu mối, đảm bảo tính linh hoạt của hệ thống bán lẻ xăng dầu trong trường hợp doanh nghiệp đầu mối có biến động. Đồng thời, cần có một cơ chế giá phù hợp, gắn với việc điều hành bình ổn giá với nhiều biện pháp như cắt giảm thuế phí hoặc các khoản ngân sách sao cho phù hợp, tạo ra sự đồng bộ về quản lý và điều hành.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Tin mới cập nhật

Môi giới dùng chiêu trò làm “nóng ảo” đất nền dù giao dịch hạn chế: Nhà đầu tư cần thận trọng khi xuống tiền!

1 giờ trước

Biến đổi trong hoạt động kinh doanh của ngành chứng khoán

1 giờ trước

Tuổi Dần hợp hướng nào để cuộc sống thuận buồm xuôi gió, tài lộc đầy nhà?

1 giờ trước

Nhà máy nhiệt điện là gì? Ưu nhược điểm của nhà máy nhiệt điện

1 giờ trước

Có 1 tỷ đồng thừa tiền mua ô tô, 9x vẫn lựa chọn chi 4 triệu đồng/tháng để đi xe công nghệ

4 giờ trước