Đừng trông chờ gói kích thích của Trung Quốc, nền kinh tế toàn cầu có thể vẫn đi xuống

Thứ tư, 11/05/2022-21:05
Chiến lược Zero COVID của Trung Quốc làm cho gói kích thích tài khóa tiềm năng đưa ra cũng không thể bù đắp được những thiệt hại mà nó gây ra.

Theo Doanh Nghiệp Niêm Yết, gói kích thích này nhằm mục đích giúp nền kinh tế Trung Quốc thoát khỏi suy thoái, tuy nhiên lại khiến cho quốc gia này nguy cơ trở thành rào cản cho tăng trưởng chung.

Trung Quốc với nguy cơ trở thành rào cản

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Trung Quốc đã đưa ra một gói kích thích tài khóa với giá 4.000 tỷ nhân dân tệ (khoảng 586 tỷ USD). Đồng thời ,  ngân hàng hoạt động cho vay tăng cao chưa từng có đã đẩy mạnh nhu cầu hàng hóa và tiêu dùng.

Một số khách hàng thương mại của Trung Quốc như Australia và Brazil và nhiều công ty lớn trên toàn cầu đã được nâng đỡ bởi các biện pháp cứu trợ kinh tế của nước này trong quá trình thực hiện.


Đừng trông chờ vào gói kích thích của Trung Quốc
Đừng trông chờ vào gói kích thích của Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc ngày sau đó đã ban hành thêm một gói kích thích với quy mô nhỏ vào năm 2016. Bằng việc dùng chi tiêu tài khóa để khôi phục thị trường bất động sản đang bị nhấn chìm trong khó khăn.

Theo Bloomberg cảnh báo: “Kế hoạch kích thích dự kiến của Trung Quốc lần này không giống trước, có thể sẽ không xoay ngược được tình trạng đi xuống của nền kinh tế toàn cầu”.

Nền kinh tế tỷ dân có quy mô đã tăng gấp đôi và chiếm hơn 18% tổng sản lượng toàn thế giới, vậy nên các nhà hoạch định chính sách không muốn đưa ra một gói tài khóa tương tự với năm 2008 vì họ sợ rằng khối nợ trong nước sẽ lớn hơn và doanh nghiệp vỡ nợ sẽ ở mức cao kỷ lục.

Con số khoảng 4.500 tỷ nhân dân tệ là mức mà Bắc Kinh hứa hẹn gói chi tiêu bổ sung và cắt giảm thuế. Trong khi, chính quyền trung ương cho các địa phương âm thầm tăng tỷ lệ nợ bên ngoài để tài trợ cho cơ sở hạ tầng, thì con số này vẫn thấp hơn một nửa gói hỗ trợ năm 2008 so với GDP.

Khác hẳn so với 2008, làn sóng COVID nghiêm trọng nhất từ trước đến nay khiến cho chính quyền Chủ tịch Tập Cận Bình đang gặp nhiều khó khăn và kiên quyết về việc dùng lĩnh vực bất động sản để thúc đẩy nền kinh tế.

Trong năm nay, nguy cơ đứt đoạn đoạn tăng trưởng do chiến lược “Zero COVID” của ông Tập gây ra. Và thay vì là vị cứu tinh như trong quá khứ Trung Quốc lại khiến cho nền kinh tế toàn cầu gặp phải rào cản lớn.

Ngày càng nhiều những cảnh báo về cuộc suy thoái kinh tế. Để điều chế lạm phát các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đua nhau tăng lãi suất và chuỗi cung ứng chung đang chịu ảnh hưởng bởi cuộc tấn công của Nga vào Ukraine.


 
 

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tháng trước đã giảm mức dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm nay từ 4,4% xuống 3,6%. Cựu kinh tế trưởng của IMF, ông Kenneth Rogoff cho biết thế giới gặp phải với một “cơn bão hoàn hảo”, với nguy cơ Trung Quốc suy thoái nền kinh tế, Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ.

Chủ tịch Tập đã lên kế hoạch tăng cường cơ sở hạ tầng ở Trung Quốc bao gồm: Xây dựng các nhà máy điện gió và năng lượng mặt trời khổng lồ trên sa mạc. Những dự án năng lượng tái tạo đầu tiên đủ để cung cấp điện năng cho Mexico bởi có thể bổ sung thêm 97 gigawatt công suất phát điện.

Kế hoạch kích thích  của ông Tập được phía ngân hàng ANZ cho là giống như gói cứu trợ được triển khai trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Citigroup coi đây là biên bản “Thỏa thuận mới” của Trung Quốc.

Tuy nhiên, các biện pháp kiểm soát COVID chặt chẽ vẫn đang thực hiện bởi một số người không tin rằng nền kinh tế Trung quốc có thể khởi động lại. Họ cho rằng, các thông báo chi tiêu tài khóa của Bắc Kinh không khả quan.

Trung Quốc nỗ lực làm dù bất khả thi

Bà Helen Qiao - kinh tế trưởng khu vực Trung Quốc tại Bank of America, khẳng định các quan chức địa phương đang nỗ lực làm điều bất khả thi, đó là hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 5,5% trong năm 2022, duy trì Zero COVID và giảm khối nợ.

Bà cho biết: “Các nhà hoạch định chính sách ở chu kỳ trước đã đưa ra những giải pháp nới lỏng trong các lĩnh vực tiền tệ, bất động sản và tài khóa để đẩy mạnh tăng trưởng đầu tư”.

Chuyên gia nhấn mạnh “Tuy rằng, lần này Trung Quốc có lẽ dè chừng hơn với việc tích lũy đòn bẩy, họ e ngại về lạm phát và Fed kiểm soát chính sách. Bắc Kinh ban hành hàng loạt dài các biện pháp nới lỏng, nhưng còn hạn chế trong phối hợp và hiệu quả”.


Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm tại Bắc Kinh
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm tại Bắc Kinh

Đáng nói là Bắc Kinh đang có mâu thuẫn từ hứa hẹn kích thích nền kinh tế và chiến lược Zero COVID. Chiến lược hà khắc này, không được nới lỏng bởi chính quyền ông Tập, một trong những lý do đó là những người trên 80 tuổi có tỷ lệ tiêm chủng quá thấp.

Mùa thu năm nay, một cuộc họp lớn sẽ được Đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức. Những cảnh báo người dân không nên công khai chính sách của ông Tập được lãnh đạo cấp cao đưa ra. Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị tuyên bố “bất kỳ nội dung xuyên tạc, chất vấn hay bác bỏ chính sách kiểm soát COVID của Trung Quốc sẽ bị đấu tranh loại bỏ”.

Theo các dữ liệu về giao thông và thông số quản lý mua hàng đưa ra, nền kinh tế Trung Quốc giảm mạnh trong tháng 4 năm nay so với năm trước do việc phong tỏa toàn bộ hay một phần hàng chục thành phố như Thượng Hải.

Dù phong tỏa tháng 3 mới hoạt động, nhưng biện pháp này đã cho thấy rõ thu nhập hàng quý của các công ty đa quốc gia dựa vào thị trường tiêu dùng của Trung Quốc. Lợi nhuận của các công ty nước ngoài giảm xuống mức thấp nhất kể từ quý đầu tiên của năm 2020, giảm 7,6% trong quý I, chỉ còn 741 tỷ nhân dân tệ.

Việc phong tỏa Thượng Hải gây “khó khăn vô cùng lớn” cho chủ sở hữu Gucci, Kering SA. Thị trường lớn thứ hai của hãng Starbucks báo cáo doanh số bán hàng tại Trung Quốc xuống dốc 23% trong quý I, doanh số bán hàng của KFC thụt giảm 9% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Bloomberg Economics, các lệnh đóng cửa và hạn chế COVID khác đã tác động nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và logistics, gây gián đoạn chuỗi cung ứng tại các trung tâm công nghiệp lớn và có khả năng đẩy nhanh lạm phát.

Các nước nhập khẩu hơn 10% hàng hóa của Trung Quốc như: Canada và Hàn Quốc sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.
Kinh tế trưởng khu vực Trung Quốc tại hãng tư vấn Pantheo Macroeconomic, ông Craig Botham nói rằng, Trung Quốc có thể “không còn có lợi cho tăng trưởng kinh tế như trước”.

Theo: Doanh Nghiệp Niêm Yết
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

6 giờ trước

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

7 giờ trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

8 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

10 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

12 giờ trước