Đức tuyên bố điều bất ngờ đối với công ty dầu khí của Nga

Thứ tư, 06/04/2022-17:04
Đức đã có động thái bất ngờ khi tuyên bố tạm thời giữ quyền kiểm soát công ty con của tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga với lý giải rằng bảo vệ chuỗi cung ứng khí đốt.

Hôm 4/4, Bộ trường kinh tế Đức Robert Habeck đã xác nhận về sự việc này (nguồn tin từ Bloomberg). Theo đó, Đức đang tạm nắm quyền kiểm soát chi nhánh Gazprom Germania - là công ty con thuộc Tập đoàn dầu khí Gazprom cho đến ngày 30/9.

Bộ trưởng Robert khẳng định: “Bằng mọi cách, chúng tôi làm mọi thứ cần thiết để bảo đảm an ninh nguồn cung khí đốt tại Đức. Chúng tôi không chấp thuận cho cơ sở hạ tầng năng lượng ở Đức làm theo quyết định được đưa ra bởi Điện Kremlin”.

Hiện tại, cơ quan quản lý năng lượng của Đức sẽ đứng ra giữ vai trò giống như một cổ đông và có thể thực hiện tất cả các giải pháp thiết yếu nhằm đảm bảo cho an ninh chuỗi cung ứng khí đốt. Vì vậy, cơ quan quản lý nguồn năng lượng của Đức có quyền sa thải các thành viên hiện tại và lựa chọn, bổ nhiệm những người mới.


Bộ trưởng kinh tế Robert Habeck
Bộ trưởng kinh tế Robert Habeck

Hiện tại, quyền sở hữu chi nhánh Gazprom Germania thuộc Tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom của Nga không thuộc về chính phủ Đức. Thế nhưng, hãng Bloomberg cho biết vẫn chưa thể đoán trước điều gì sẽ xảy ra sau ngày 30/9.

Tại châu Âu, các công ty con của Tập đoàn Gazprom đang đối mặt với những sức ép và khó khăn khi khách hàng và đối tác chiến lược kinh doanh đều không đồng ý hợp tác. Trong tình hình đó, ngày 1 tháng 4, Gazprom cho biết họ không còn sở hữu công ty con tại Đức sau khi xuất hiện những than phiền về việc yêu cầu thanh toán giao dịch khí đốt bằng đồng rúp từ Berlin.

Phản ánh về sự việc này, theo Bộ trưởng kinh tế Đức Robert nói rằng Gazprom không xin phép chính quyền mà tự ý rời khỏi công ty con tại Đức, vì vậy đã vi phạm vào luật ngoại thương của Berlin.

Kể từ khi Nga áp đặt chiến dịch quân sự tại Moscow - Kiev ngày 24/2, Đức là một trong những quốc gia ủng hộ mạnh mẽ các biện pháp trừng phạt mà Mỹ và phương Tây đối với Nga.

Ở một mặt khác, bởi Đức vẫn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn năng lượng nhập khẩu từ Nga nên đến nay họ vẫn buộc phải phản đối lệnh áp đặt trừng phạt hoàn toàn đối với dầu khí của Nga.

Chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine đã được 41 ngày. Dù đã có những cuộc đàm phán hòa bình giữa đại diện hai nước song dường như căng thẳng vẫn còn đó và chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Kể từ khi cuộc xung đột nổ ra, Mỹ và phương Tây đã tung hàng loạt lệnh trừng phạt nhằm ngắm vào kinh tế và giới tinh hóa của Nga.

Moscow cũng đáp trả lại bằng nhiều cú phản đòn như việc yêu cầu các quốc gia “không thân thiện với Nga” phải thanh toán bằng đồng rúp khi mua khí đốt của Nga.

Động thái này của Nga là một trong những điều đã giúp đồng rúp hồi phục giá trị trở lại gần về mức trước khi bị trừng phạt, đạt 85 rúp đổi 1 USD vào cuối tuần trước, theo Bloomberg.
 
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Tin mới cập nhật

Bí quyết chọn hướng nhà “thu hút” tài vận cho người tuổi Sửu

1 giờ trước

Giới trẻ cần làm gì trước nỗi lo mất việc khi xu hướng công nghệ lên ngôi?

2 giờ trước

Nhà máy điện hạt nhân là gì? Ưu, nhược điểm và xu hướng phát triển trong tương lai

2 giờ trước

Sự bùng nổ của Fintech và bài toán pháp lý, bảo mật dữ liệu

2 giờ trước

Môi giới cần “nâng cấp” mình trong chu kỳ tăng trưởng mới của thị trường bất động sản

4 giờ trước