Đức Phật dạy về “nhận thức” của con người: Người trí tuệ có 3 điều dè chừng, 3 điều e sợ

Thứ ba, 06/04/2022-17:04
Có câu nói rằng "thắng hàng ngàn quân địch không bằng tự chiến thắng mình". Đối với người trí tuệ, có thể kiểm soát được bản thân mình chính là điều vinh quang nhất.

Những người trí tuệ thời xưa luôn ghi nhớ và tự răn rằng bản thân có ba giới đó chính là lúc còn trẻ thì giới ở sắc dục và không tham lam vô độ. Đến lúc trưởng thành thì giới ở tranh đấu. Đến lúc về già thì giới ở những điều đắc được, đừng mãi ôm giữ quá nhiều. Bên cạnh đó, họ cũng có ba loại kính sợ: thứ nhất là kính sợ thiên mệnh; thứ hai là kính sợ tổ tiên, ông bà, cha mẹ và những người lớn tuổi; cuối cùng là phải biết kính sợ bậc Thánh nhân. 

Ba "giới" của những người trí tuệ

Lúc còn trẻ vì khí huyết chưa ổn định nên ai ai cũng cần phải giới ở phương diện sắc dục. Đến lúc đã trưởng thành, trai tráng thì khí huyết mạnh mẽ nên cần cảnh giới ở tranh đấu và đến lúc về giá khí huyết đã suy yếu rồi cho nên cần giới ở việc ôm giữ quá nhiều. Đây chính là một vấn đề tư tưởng rằng chỉ liên quan đến phương diện sức khỏe, nhưng kỳ thực nó lại hàm chứa cả phương diện đạo đức của con người. Đây cũng còn là một vấn đề lớn của văn hóa tại các quốc gia, các thời đại. Bởi thế mà khi bàn về vấn đề này, Khổng Tử chia đời người thành ba giai đoạn đó là thiếu niên, trung niên và lão niên tương ứng với những giới khác nhau. 


Những người trí tuệ thời xưa luôn ghi nhớ và tự răn rằng bản thân có ba giới đó chính là lúc còn trẻ thì giới ở sắc dục và không tham lam vô độ, đến lúc trưởng thành thì giới ở tranh đấu và lúc về già thì giới ở những điều đắc được, đừng mãi ôm giữ quá nhiều
Những người trí tuệ thời xưa luôn ghi nhớ và tự răn rằng bản thân có ba giới đó chính là lúc còn trẻ thì giới ở sắc dục và không tham lam vô độ, đến lúc trưởng thành thì giới ở tranh đấu và lúc về già thì giới ở những điều đắc được, đừng mãi ôm giữ quá nhiều

Ở thời thanh thiếu niên, nên giới ở phương diện sắc dục. Trên thực tế có rất nhiều người khi đến tuổi trung và lão niên liền bị bệnh tật từ đó giảm sút về sức khỏe đều là vì bởi khi còn trẻ đã không giới ở phương diện sắc dục, tham lam vô độ và gieo mầm bệnh tật. Cho đến thời trung niên thì cần giới ở tranh đấu. Tranh đấu ở đây kỳ thực không phải chỉ đơn thuần là việc đánh lộn, cãi vã giữa con người với con người mà còn bao hàm hết thảy những suy nghĩ, tư tưởng mang tính cạnh tranh và giành giật. Nếu một người trong sự nghiệp cũng luôn muốn ganh đua, làm mọi thủ đoạn để được hơn người, trong xử thê luôn mất bình tĩnh hay lúc nào cũng muốn đánh lộn với người khác thì thực sự không chỉ rước họa vào thân mà đến thời điểm trung niên còn dễ mắc các bệnh về tâm lý, khi về già lại dễ bị hối tiếc và sống trong buồn rầu, đơn độc. 

Còn người đến độ tuổi lão niên vì sao phải giới ở tham lam, ôm giữ quá nhiều những thứ đã đắc được. Kỳ thực thì có rất nhiều người trong cuộc sống, khi còn trẻ trọng nghĩa, khinh tài nhưng đến tuổi về già, tiêu một đồng cũng cảm thấy tiếc. Đối với công danh sự nghiệp thì họ lại càng cảm thấy luyến tiếc hơn và không thể buông tay. Những người không thể nào buông tay, chỉ muốn ôm khư khư thì sống rất mệt mỏi, thật khó để có thể được thong dong và tự tại. 


Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

Ba điều kính sợ của người trí tuệ

Trong Luận ngữ, Khổng Tử có viết "Quân tử hữu tam úy: Úy thiên mệnh, úy đại nhân, úy thánh nhân chi ngôn” - ý nói rằng những người quân tử kính sợ luật lệ của trời đất, kính nể lời nói của người đức cao vọng trọng, người lớn tuổi và bậc Thánh nhân. Đằng sau sự kính nể, sợ này là tâm thái khiêm tốn và nhún nhường. Những người quân tử có trí tuệ cao luôn cố gắng hành theo chuẩn tắc của trời đất, noi theo và học tập nhân cách của người đức cao vọng trọng, bậc thánh nhân. Chính vì biết kính sợ nên những người quân tử luôn cố gắng tu dưỡng và phát triển bản thân mình để đạt đến một cảnh giới cao hơn. Còn cái gọi là úy ở đây chính là tôn kính, kính trọng và kính sợ. Những người mà không biết kính sợ ai, kính sợ điều gì thì thực sự rất nguy hiểm. Cái kính sợ thứ nhất chính là kính sợ Thiên mệnh. Thời gian trước đây, người xưa Trung Hoa có câu nói vui rằng: "Càng nói càng khiến người khác khó hiểu đó chính là triết học". Kỳ thực thì đây là câu nói vui đùa nhưng cũng chưa đạo lý sâu sắc. 

Câu nói ấy nói lên rằng triết học vô cùng thâm sâu, rộng lớn. Những người nông dân Trung Hoa cổ xưa thường thường lại là những đại triết học gia - họ rất am hiểu triết học bởi vì họ tin vào số mệnh . Họ cũng tin rằng chuyện dù tốt hay xấu cũng là trong mệnh đã định bởi vì có cái nguyên nhân là mình mà ra. Họ cũng thường xuyên khuyên nhủ con cái mình rằng một người biết kính sợ thì mới có thể thành công, những người không biết sợ gì thì không thể nào thành công được. 


Những người quân tử có trí tuệ cao luôn cố gắng hành theo chuẩn tắc của trời đất, noi theo và học tập nhân cách của người đức cao vọng trọng, bậc thánh nhân
Những người quân tử có trí tuệ cao luôn cố gắng hành theo chuẩn tắc của trời đất, noi theo và học tập nhân cách của người đức cao vọng trọng, bậc thánh nhân

Cái kính sợ thứ hai chính là kính sợ những người lớn tuổi, tổ tiên, ông bà và cha mẹ. Có câu nói rằng "Đối phụ mẫu, trường bối, hữu đạo đức học vấn đích nhân hữu sở phạ, tài hữu thành tựu" - ý nói rằng những người có đạo đức, học vấn biết kính sợ những người lớn tuổi, cha mẹ thì mới có thể đạt được những thành tựu trong cuộc đời. 

Còn cái kính sợ thứ ba chính là kính sợ bậc Thánh nhân. Khi nhìn lại lịch sử, chúng ta có thể thấy một nhân vật thành công thông thường là một người có tín ngưỡng nào đó hay lất một mục đích nào đó làm trung tâm cho cuộc đời mình. Khổng Tử cũng viết rằng: "Tiểu nhân bất tri thiên mệnh nhi bất úy dã, hiệp đại nhân, vũ thánh nhân chi ngôn”. Tiểu nhân, người vô minh sẽ không hiểu mệnh trời nên không biết sợ, khinh mạnh bậc đại nhân và coi thường lời nói của bậc Thánh nhân. Những kẻ tiểu nhân, vô minh mặc dù tri thức hạn hẹp nhưng lại cho mình tài giỏi hơn người, chỉ trích lời nói của bậc thánh hiền thì thật sự vô cùng nguy hiểm. Đây kỳ thực là những kinh nghiệm quý giá mà người trí tuệ để lại không chỉ áp dụng cho người xưa mà trong xã hội hỗn loạn như ngày nay càng hữu ích hơn. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội

Tin mới cập nhật

Kiến nghị cho phép hoạt động đòi nợ chuyên nghiệp nhằm giảm nguy cơ nợ xấu

3 giờ trước

Lãi suất tiết kiệm rục rịch tăng nhưng vẫn duy trì quanh vùng đáy

3 giờ trước

Cô gái lương 9 triệu đồng/tháng tiết lộ bí quyết mua được chung cư và gửi thêm 1 tỷ đồng cho bố mẹ xây nhà

3 giờ trước

Phong cách nhà 2 tầng đơn giản toát lên sự sang trọng

3 giờ trước

Thị trường đất nền phía Nam bắt đầu trở lại “đường đua”

3 giờ trước