Đồng ruble tăng vọt lên mức cao nhất kể từ tháng 2, sau lời tuyên bố của Tổng thống Putin

Thứ sáu, 25/03/2022-11:03
Giá đồng ruble đã tăng 6% và đóng ở mức 97,73 ruble/USD, đây là mức cao nhất tính từ ngày ⅔. Nguyên nhân được cho là do lời tuyên bố “lịch sử” của Tổng thống Nga Putin.

Cả ở thị trường trong lẫn nước ngoài ở phiên 23/3, đồng ruble đã đóng cửa ở mức cao nhất so với đồng USD sau khi Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga sẽ tìm cách thanh toán bằng đồng ruble cho các nước “không thân thiện” khi mua khí đốt.

Theo đó, tại Moscow, giá đồng ruble tăng 6% ở mức 97,73 ruble/USD. Trước đó, đã có lúc nó vọt lên 94,98 ruble/USD. Đây là con số cao nhất tính từ ngày 2 tháng 3.


 
 

Trên EBS, đồng nội tệ của Nga tăng 8.8% và đóng cửa ở mức 96,5 ruble/USD. Như vậy, cả hai mức giá đóng cửa đều là cao nhất tính từ tháng 2. Đồng ruble cũng tăng 6%, lên đóng cửa ở mức 108,01 ruble/euro tại Moscow.

Ngày 23/3, Tổng thống Nga Putin đã phát đi thông điệp: "Nếu muốn mua khí đốt của Nga, các nước sẽ phải trả bằng đồng tiền của Nga". Không rõ Nga có quyền chỉnh sửa các hợp đồng hiện hành được trả bằng đồng euro hay không.


 
 

Nhà kinh tế tại công ty nghiên cứu kinh tế Capital Economics, Liam Peach cho rằng động thái của chính quyền Nga là nỗ lực của họ nhằm gây áp lực lên các nước EU, đồng thời hỗ trợ giá trị của đồng ruble.

OFZ - hoạt động giao dịch trái phiếu Nga đã được nối lại trong tuần này. Ngoài ra, Ngân hàng trung ương Nga (BoR) cho biết một số giao dịch trên thị trường chứng khoán cũng sẽ tiếp tục vào ngày 24/3 sau khi tạm dừng hoạt động sau gần 1 tháng. 

Đến nay, BoR vẫn chưa cung cấp thông tin nào về việc quy mô các biện pháp can thiệp của họ đối với thị trường OFZ với mục đích ổn định giá cả và bổ sung thanh khoản cho hệ thống tài chính. Sau khi đạt mức cao kỷ lục 19,74% phiên 21/3, lợi suất trái phiếu OFZ kỳ hạn 10 năm đã đóng cửa ở 13,85% ở phiên 23/3.

Ngày 23/3 vừa qua, Trung tâm lưu ký thanh toán quốc gia (NDS) của Nga cho biết rất có thể Nga sẽ không thể thanh toán lợi suất trái phiếu Eurobond đúng kỳ hạn trong bối cảnh vẫn đang chịu những ảnh hưởng nặng nề do các lệnh trừng phạt từ Mỹ và phương Tây.

Trong quá khứ, các công ty thanh toán quốc tế như Clearstream và Euroclear là đơn vị trung gian giải quyết các khoản thanh toán trái phiếu Eurobond cho các doanh nghiệp của Nga. Hay công ty này xử lý giao dịch thanh toán, xác nhận quyền sở hữu tài sản. Sau đó, gửi tiền mặt cho chủ sở hữu trái phiếu phương Tây rồi gửi tiền về cho NSD và cuối cùng NSD sẽ chuyển tiền tới các schur sở hữu trái phiếu của Nga.

Các biện pháp trừng phạt của các nước phương Tây áp đặt lên Nga cũng như các cách chống lại những lệnh trừng phạt này của Nga đang khiến quy trình thanh toán trở nên phức tạp và gặp nhiều khó khăn hơn.
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Tin mới cập nhật

Quý I/2024, Techcombank ghi nhận lãi kỷ lục, tăng 38,3% so với cùng kỳ

31 phút trước

Tuổi Sửu hợp hướng nào? Bí quyết chọn hướng nhà “thu hút” tài vận cho người tuổi Sửu

2 giờ trước

Giới trẻ cần làm gì trước nỗi lo mất việc khi xu hướng công nghệ lên ngôi?

2 giờ trước

Nhà máy điện hạt nhân là gì? Ưu, nhược điểm và xu hướng phát triển trong tương lai

3 giờ trước

Sự bùng nổ của Fintech và bài toán pháp lý, bảo mật dữ liệu

3 giờ trước