Doanh nhân Phạm Trần Nhật Minh - CEO Nhựa Long Thành: Nhân viên nên lờ đi nếu như nhận tin nhắn của tôi sau giờ hành chính!

Thứ tư, 19/10/2022-15:10
Ở ngoài đời, Phạm Trần Nhật Minh là một người phóng khoáng. Mặc dù ở vị trí lãnh đạo thì anh lại có nhiều nguyên tắc về nhìn người cũng như cách ứng xử đối với nhân viên và cấp dưới của mình.

Có thể thấy, Nhựa Long Thành chính là một thương hiệu nổi tiếng, bên cạnh ghi dấu ấn ở trên thương trường thì người ta vẫn nhắc nhiều đến Tổng giám đốc Phạm Trần Nhật Minh. Anh cũng được gọi với cái tên “Minh Nhựa” đúng với ngành nghề mà gia đình đang kinh doanh. 

Nam doanh nhân này tâm sự bản thân rất thích mô hình làm việc của ông lớn Samsung và cố gắng hướng công ty chuyên nghiệp và có văn hóa làm việc giống với hình mẫu ông lớn Hàn Quốc. Ở ngoài đời, Phạm Trần Nhật Minh là một người phóng khoáng. Mặc dù ở vị trí lãnh đạo thì anh lại có nhiều nguyên tắc về nhìn người cũng như cách ứng xử đối với nhân viên và cấp dưới của mình. 

Hành trình từ anh công nhân đến CEO của Nhựa Long Thành

Anh Nhật Minh chia sẻ rằng, ở thời điểm đó có rất nhiều thứ xảy ra, bởi vì chưa phải là công ty lớn như bây giờ. Cũng vào thời điểm đó, anh là người đưa máy tính vào công ty khi mà mọi người chưa biết gì về photoshop, đại diện của công ty để đi học tất cả những thứ đó, về vẽ lại các bản vẽ của các hãng bia lớn để xuất bản phim rồi đưa đến công nhân và in ấn. Đó chính là những cái đã ghi thành dấu ấn của nam doanh nhân này. 

Thời điểm anh đi làm lương cũng 3,5 triệu đồng và ăn từ 20 - 30 nghìn. Lúc đó anh vẫn dư dả và vẫn có xe để đi bởi tiền lương ngang tầm với cuộc sống. Nhưng hôm nay nó khác, có thể thêm 2 - 3 số 0 đằng sau thì cũng cũng đủ nhưng nếu hỏi về tương lai đủ không thì chắc chắn là chưa đủ. 


Doanh nhân Phạm Trần Nhật Minh - CEO Nhựa Long Thành
Doanh nhân Phạm Trần Nhật Minh - CEO Nhựa Long Thành

Vậy nên trong cuộc sống mọi người cần phải lên kế hoạch xem ở từng giai đoạn bản thân cần làm gì và phải làm gì, số tiền cần trang trải thì đó mới là câu trả lời chính xác nhất dành cho câu hỏi: “tiền có mang lại hạnh phúc hay không?”.

Anh Minh nói rằng, vào thời điểm mới ra trường và sau đó là khoảng 10 năm thì anh có tìm được niềm vui từ công việc. Đó không phải là ở vị trí áp lực của một người chủ bởi lúc lúc đó anh đi làm công và cũng từng là nhân viên trước khi làm sếp. Nhưng khi vươn lên vị trí phó tổng thì anh lại có cảm giá làm chỉ không hề đơn giản như bản thân nghĩ. 

Ở vị trí của một người công nhân thì anh có thể đưa ra ý kiến cho công ty và đua ra nhiều chính sách. Mặc dù là con của chủ nhưng anh vẫn đứng ở vị trí của người lao động nhiều hơn. Sau đó khi đứng ở vị trí của phó tổng thì anh nhìn lại và thấy thời gian đó bản thân hơi quá và hơi tiêu cực. Nên giờ đây anh hay đứng ở vị trí dung hòa cả hai bên. 

Ở vị trí một người công nhân, mình có thể đưa ra ý kiến cho công ty, đưa ra rất nhiều chính sách. Mặc dù là con của chủ nhưng tôi vẫn đứng ở vị trí của người lao động nhiều hơn. Sau đó khi đứng ở vị trí của phó tổng, tôi nhìn lại và thấy thời gian đó mình hơi quá, hơi tiêu cực. Nên bây giờ tôi hay đứng ở vị trí dung hòa cả hai bên.

Cách đánh giá nhân viên của CEO Nhựa Long Thành

Theo anh Nhật Minh, ở mỗi chặng đường sẽ có cách trao đổi làm việc khác nhau. Lấy ví dụ ở thời điểm vừa đi làm năm 2004 đến 10 năm sau đó thì anh có một mục tiêu duy nhất, tất cả những ai đi cùng mà không làm được thì nghỉ. Anh cũng tự nhận bản thân làm sếp kiểu: “Anh chỉ cần làm đúng mục tiêu tôi đề ra, nếu có một vài lý do khiến anh không làm được điều đó, tôi sẽ không nghe, không quan tâm, nghỉ luôn”. Anh cũng là người sẽ thay thế vị trí đó để làm tất cả mọi thứ. Với anh, lúc đó nhiệt huyết của bản thân vô cùng khủng khiếp, tuổi trẻ nên rất sung. Đó cũng là cách mà 10 năm trước anh làm, thành quả vẫn có - đó chính là cách mang lại một kết quả lớn cho công ty. Nhưng sau đó nhìn lại thì anh thấy xung quanh không còn ai dù công ty vẫn phát triển. 



Theo anh Nhật Minh, ở mỗi chặng đường sẽ có cách trao đổi làm việc khác nhau
Theo anh Nhật Minh, ở mỗi chặng đường sẽ có cách trao đổi làm việc khác nhau

Còn ở thời điểm hiện tại anh muốn bản thân có nhiều người ở bên cạnh để có thể cùng nhau làm. Dĩ nhiên là hiệu quả sẽ không bằng trước kia bởi đặt tình cảm nhiều quá. Cũng có những bạn làm chưa tốt thì anh vẫn có cơ hội hay có người anh gợi ý đi học nhưng lại đưa ra lý do bận gia đình và chi phí không đủ trang trải nhưng sau đó lại muốn lương cao,... Nghĩa là mình phải đi học thì mới có kinh nghiệm, dành nhiều thời gian làm thì mới có đủ kinh nghiệm, dành nhiều thời gian để có được mức thu nhập đó. Doanh nhân “Minh Nhựa nhấn mạnh: “Vì kiến thức của bạn không đủ, trình độ chưa tới, chuyên môn không tốt thì bạn phải làm chứ. Chứ cứ muốn thu nhập cao mà không làm được thì khó cho tôi quá”. 

Đối với vị doanh nhân này, cách nhìn người ở ngoài xã hội và trong công việc với anh là một. Ai ở trong cuộc sống thì cũng sẽ có cái tốt và cái xấu. Hiện tại anh cũng không chăm chăm vào tính xấu của ai đó nhưng cũng không cố gắng để có thể giải quyết được việc đó cho họ, Lúc cần thì họ đến với anh và anh chia sẻ. Tuy nhiên, phương pháp tốt nhất là bản thân phải thay đổi chứ đừng bao giờ kỳ vọng ai đó thay đổi vì mình. 

Anh Minh bộc bạch, trước khi làm lạm đạo thì anh cũng phải quẹt thẻ, chấm công rồi cuối tháng có bảng lương. Tức là có sự tương tác qua lại. Bởi vì công ty của anh theo chuẩn mực đó là dù ở vị trí nào tất cả đều giống nhau. Vào năm 2014, anh vẫn mang áo công nhân đi làm, sau đó thành nhân viên vẫn vào nhà ăn và ăn cùng với tất cả công nhân, muốn ăn cũng phải xếp hàng và quẹt thẻ,...

Với anh, nếu như mọi người áp thần thái từ một người chơi xe và công việc thì dám chắc chắn rằng mọi người không bao giờ tin được đó là anh bởi vì anh rất tập trung. Nhưng hiện tại thì anh đã thay đổi hoàn toàn phong thái khi làm việc ở Long Thành. Anh cũng muốn trong thời gian 3 năm tới, slogan của Long Thành sẽ là FREE, tức là tự do. 

Doanh nhân “Minh Nhựa” nghĩ bản thân là một người sếp tốt bởi vì có rất nhiều thứ đang rất muốn làm nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Anh vẫn hay gửi lời xin lỗi đến tất cả nhân viên. Ở thời điểm hiện tại, anh chưa làm tốt nhưng sẽ cố gắng nhiều hơn nữa. 



Anh Minh bộc bạch, trước khi làm lạm đạo thì anh cũng phải quẹt thẻ, chấm công rồi cuối tháng có bảng lương
Anh Minh bộc bạch, trước khi làm lạm đạo thì anh cũng phải quẹt thẻ, chấm công rồi cuối tháng có bảng lương

Nói về việc nhân viên làm thêm ngoài giờ, anh Minh cho biết bản thân cũng từng nhắn tin cho nhân viên lúc 11 - 12 giờ đêm nhưng giờ đã thay đổi rồi. Đa số là khi anh tìm ra được một ý tưởng nào đó hay tìm được lời giải của cấp dưới trong công việc. Nhưng anh cũng hạn chế việc này bởi mọi người mong muốn có được khoảng trời riêng và nhất là nhân viên nữ. Họ cũng có gia đình và đôi khi chồng họ có khiếu nại “ủa anh Minh ơi sao khuya quá vẫn làm việc vậy” thì anh sẽ tiếp thu ngay. Anh Minh cũng nhắn tin với nhân viên rằng anh có nhắn gì thì em kệ nó đi và đừng trả lời. Nam doanh nhân này nhấn mạnh: “Tôi nghĩ là sau giờ hành chính chúng ta cũng không nên trao đổi với nhau về công việc”. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Tin mới cập nhật

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

3 giờ trước

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

3 giờ trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

4 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

6 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

8 giờ trước