ĐHCĐ Eximbank: Đặt mục tiêu lợi nhuận tăng gấp đôi, lần đầu tiên trả cổ tức sau 8 năm

Thứ bảy, 28/05/2022-23:05
Khi nói về tình trạng đấu đá nội bộ ngân hàng, bà Lương Thị Cẩm Tú – Chủ tịch HĐQT Eximbank khẳng định, những vấn đề này đã kết thúc ở nhiệm kỳ VI. Đến nhiệm kỳ VII hiện tại, HĐQT đã đề ra mục tiêu đặt lợi ích cổ đông và phát triển ngân hàng lên hàng đầu.

Theo Nhịp sống kinh tế, sáng 27/5 vừa qua, Ngân hàng TMCP Xuất nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank - mã chứng khoán EIB) đã tiến hành tổ chức đại hội cổ đông thường niên lần thứ 2.

Tính đến 10 rưỡi sáng cùng ngày đã có 159 cổ đông tham dự, tương đương với hơn 1,16 triệu cổ phần. Con số này chiếm tỷ lệ 99,96% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của các cổ đông tham dự đại hội. Được biết, đoàn chủ tọa bao gồm bà Lương Thị Cẩm Tú – Chủ tịch HĐQT, ông Ngô Tony - Trưởng ban kiểm soát, ông Trần Tấn Lộc – Tổng giám đốc ngân hàng.

Mục tiêu lợi nhuận tăng gấp đôi, trả cổ tức 20% bằng cổ phiếu

Trong đại hội cổ đông, Eximbank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 2.500 tỷ đồng. Con số này so với năm trước đã tăng 107,5%. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đặt mục tiêu đạt 179.000 tỷ đồng tổng tài sản, so với năm 2021 tăng gần 8%. 

Năm 2022, Eximbank lên kế hoạch đạt dư nợ tín dụng cho vay (bao gồm dư nợ cho vay và trái phiếu doanh nghiệp) tăng 10%. Được biết, đây là chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thông báo. Trong điều kiện thuận lợi, Eximbank sẽ được xin phép điều chỉnh hạn mức.


Sáng 27/5 vừa qua, Ngân hàng TMCP Xuất nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank - mã chứng khoán EIB) đã tiến hành tổ chức đại hội cổ đông thường niên lần thứ 2
Sáng 27/5 vừa qua, Ngân hàng TMCP Xuất nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank - mã chứng khoán EIB) đã tiến hành tổ chức đại hội cổ đông thường niên lần thứ 2

Bên cạnh đó, Eximbank đặt mục tiêu tỷ lệ nợ xấu năm 2022 không vượt quá 1,7%. Mục tiêu huy động vốn tổ chức kinh tế và dân cư tăng 7,4% so với năm trước và đạt 147.600 tỷ đồng. 

Đáng chú ý, trong ĐHCĐ ngày 27/5 vừa qua, phương án tăng vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu với mục đích trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận để lại của 5 năm từ năm 2017 đến năm 2021 đã được đại hội cổ đông phê duyệt. Theo dự kiến của ngân hàng, sắp tới Eximbank sẽ phát hành hơn 245 triệu cổ phiếu để chi trả cổ tức cho các cổ đông tới tỷ lệ 20%. Theo đó, mỗi cổ đông sở hữu 10 cổ phiếu EIB của ngân hàng Eximbank sẽ được nhận thêm 2 cổ phiếu mới. Dự kiến, việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu cho các cổ đông sẽ được tiến hành luôn trong năm nay, sau khi được sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 

Thông qua việc chi trả cổ tức, số vốn tăng thêm sẽ được ngân hàng dùng vào các hoạt động kinh doanh, dự kiến đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ, hạ tầng công nghệ và trụ sở làm việc… và quan trọng nhất là mở rộng hoạt động kinh doanh của Eximbank.  

Được biết, lần chia cổ tức gần đây nhất của Eximbank là năm 2013 với tỷ lệ 4%. Trong những năm tiếp theo, ngân hàng không thể chia cổ tức do chưa thể tổ chức đại hội cổ đông. Như vậy, kể từ năm 2014 cho đến nay, đây là lần đầu tiên ngân hàng Eximbank thực hiện việc chia cổ tức cho các cổ đông. Trước đó, tại ĐHCĐ thường niên năm 2021, ông Yasuhiro Saitohcho - Nguyên Chủ tịch ngân hàng cho biết, năm 2022 Eximbank đã thỏa mãn điều kiện cuối cùng để chia cổ tức. 

Đáng chú ý, đại hội cổ đông cũng đã thông qua chủ trương xây dựng trụ sở Eximbank tại số 07 Lê Thị Hồng Gấm, Quận 1, TPHCM. Được biết, trụ sở được xây dựng tại khu đất có diện tích 3.513,7m2 tọa lạc tại vị trí đắc địa bậc nhất Sài Gòn. Nguồn vốn để xây dựng 100% từ vốn tự có của ngân hàng.


Đại hội cổ đông cũng đã thông qua chủ trương xây dựng trụ sở Eximbank tại số 07 Lê Thị Hồng Gấm, Quận 1, TPHCM
Đại hội cổ đông cũng đã thông qua chủ trương xây dựng trụ sở Eximbank tại số 07 Lê Thị Hồng Gấm, Quận 1, TPHCM

Bên cạnh đó, đại hội cổ đông cũng đã giao HĐQT Eximbank nhiệm kỳ 7 (2020 – 2025) về việc lập và trình phê duyệt quy hoạch; lập và trình phương án kiến trúc; lập báo cáo đầu tư xây dựng tòa nhà Eximbank phù hợp với chủ trương đầu tư của Ngân hàng và quy hoạch của Thành phố để trình ĐHCĐ trong những kỳ đại hội tiếp theo trước khi thực hiện.

Báo cáo về kết quả chuyển nhượng hơn 165 triệu cổ phiếu Sacombank

Trong đại hội cổ đông, ngân hàng cũng đã giải trình về việc bán cổ phiếu Sacombank giai đoạn 2017-2018. Theo ban lãnh đạo ngân hàng, trước tháng 11/2017, Eximbank sở hữu hơn 165 triệu cổ phiếu STB của Sacombank, con số này tương đương với 8,76% vốn điều lệ của Sacombank. 

Chính vì thế, Eximbank phải bán ra cổ phiếu STB với mục đích giảm sở hữu xuống dưới 5% để đảm bảo tuân thủ quy định của NHNN về tỷ lệ sở hữu cổ phần tại các tổ chức tín dụng. Được biết, theo như phương án chuyển nhượng được chấp thuận bởi Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng TP.HCM, giá bán tối thiểu mỗi cổ phiếu STB do Eximbank sở hữu phải là 13.000 đồng/cổ phiếu.

Kết quả, ngân hàng đã bán thành công 142,4 triệu cổ phiếu STB của Sacombank với giá trên mức tối thiểu (13.000 đồng). “Thương vụ” này đã giúp Eximbank thu về 2.033 tỷ, tương đương giá bình quân 14.279 đồng/cổ phiếu. Chưa kể, ngân hàng cũng bán 22,8 triệu cổ phiếu STB dưới giá tối thiểu (13.000 đồng) với mức giá bình quân là 12.722 đồng cho một cổ phiếu, thu về hơn 290 tỷ đồng.

Theo giải trình của ban lãnh đạo, năm 2015 và 2016, Eximbank ghi nhận khoản lỗ lũy kế lần lượt là 817,4 và 463,1 tỷ đồng. Đáng chú ý, việc thực hiện thoái vốn đã đóng góp cho ngân hàng 647,6 tỷ tiền lãi. Con số này giúp ngân hàng không bị rơi vào diện hủy niêm yết do bị lỗ lũy kế 2 năm liên tiếp.

Không còn tình trạng đấu đá nội bộ trong ngân hàng

Trước câu hỏi được các cổ đông đặt ra về việc còn tình trạng đấu đá nội bộ trong ngân hàng hay không, bà Lương Thị Cẩm Tú – Chủ tịch HĐQT Eximbank khẳng định, những vấn đề này đã kết thúc ở nhiệm kỳ VI. Đến nhiệm kỳ VII hiện tại, HĐQT đã đề ra mục tiêu đặt lợi ích cổ đông và phát triển ngân hàng lên hàng đầu.


Bà Lương Thị Cẩm Tú – Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Eximbank
Bà Lương Thị Cẩm Tú – Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Eximbank

Khi nói về mục tiêu lợi nhuận năm 2022 tăng lên gấp đôi, Tổng giám đốc Trần Tấn Lộc đã nêu ra nhiều cơ sở để có thể đạt được mục tiêu này. Cụ thể, ông Lộc khẳng định rằng: “Ngân hàng tự tin thực hiện được mục tiêu này. Hiện tại, ngân hàng đã và đang cơ cấu lại nguồn vốn. Đồng thời đẩy mạnh các hoạt động khác, đi kèm với đó là phấn đấu cắt giảm chi phí. Ngoài ra, ngân hàng cũng đẩy mạnh xử lý các khoản nợ xấu tồn đọng và kỳ vọng hoàn nhập lợi nhuận trong thời gian tới”.

Về vấn đề thoái vốn của SMBC, bà Lương Thị Cẩm Tú cho biết, cổ đông chiến lược SMBC thời điểm hiện tại mới chỉ thông báo về việc chấm dứt thỏa thuận chiến lược. Chính vì thế, SMBC hiện vẫn là cổ đông lớn của Eximbank và HĐQT ngân hàng vẫn chưa nhận được thông tin về việc thoái vốn từ phía SMBC. 

Bên cạnh đó, Chủ tịch Lương Thị Cẩm Tú cũng bổ sung: “HĐQT mới nhiệm kỳ VII (2020 – 2025) có sự thống nhất và nhất trí cao giữa các cổ đông, tỷ lệ tham dự đại hội sáng 27/5 cũng đạt gần 95%. Chúng tôi cố gắng đưa Eximbank trở lại quỹ đạo, càng ngày càng đi lên chứ chúng ta hiện nay đang tụt lại quá sâu so với các ngân hàng bạn trên thị trường tài chính Việt Nam”.

Bà Tú cho biết, không có nhóm cổ đông hay nhóm lợi ích nào có thể chi phối hoạt động HĐQT Eximbank. Đặc biệt, HĐQT nhiệm kỳ 7 sẽ đảm bảo cho Eximbank phát triển tốt nhất, đồng thời đảm bảo quyền lợi cho tất cả nhà đầu tư, nhân viên xã hội. Tất cả mọi người đều có mục tiêu chung về chiến lược, hoạt động ngân hàng với kỳ vọng đưa Eximbank trở lại Top 10 ngân hàng tại Việt Nam.

Theo Tổng giám đốc Trần Tấn Lộc, Eximbank có nhiều lợi thế, đặc biệt là tên tuổi cùng uy tín trên thị trường. Bên cạnh đó, với sự điều hành quyết liệt của ban lãnh đạo, ngân hàng Eximbank sẽ rất nhanh có thể rút ngắn khoảng cách với các ngân hàng phía trước, đồng thời đạt được những mục tiêu đã đề ra. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Tin mới cập nhật

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

38 phút trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

2 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

4 giờ trước

Choáng ngợp với loạt biệt thự “đậm mùi tiền” của các đại gia Quận 7

4 giờ trước

Thanh Hóa chuẩn bị có thêm khu công nghiệp công nghệ cao 353 ha

4 giờ trước