Cựu giám đốc Grab Việt Nam khởi nghiệp startup mới ở lĩnh vực robot giao hàng: Robot có thể mang theo 5 chiếc bánh pizza hoặc 10 bát phở

Thứ bảy, 07/08/2022-22:08
Trên trang LinkedIn cá nhân của ông Nguyễn Tuấn Anh cho thấy, ông đã khởi động dự án Alpha Asimov Robotics từ tháng 9/2021. Thời điểm trước đó, startup này đã hoạt động ở chế độ bí mật.

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh, vào ngày 25/2/2014, ông Nguyễn Tuấn Anh cùng với Anthony Tan - người đồng sáng lập kiêm CEO của Grab đã ra mắt GrabTaxi tại Việt Nam. Đến hiện tại, hơn 8 năm sau thời điểm đó, cựu CEO của Grab Việt Nam đã khởi động một dự án mới có tên là Alpha Asimov Robotics - đây là một startup trong lĩnh vực phương tiện giao hàng tự hành. 

Được biết, mục tiêu của công ty này chính là tự động giá và giảm chi phí giao hàng chặng cuối. Trong giai đoạn này vốn chiếm phần lớn chi phí giao hàng. Theo một ước tính của Tech in Asia cho thấy, giao hàng chặng cuối có thể chiếm đến 53% trong tổng chi phí giao hàng. Sẽ ra sao nếu như robot có thể hỗ trợ cho việc giao hàng chặng cuối. Và đây cũng chính là toàn bộ ý tưởng đằng sau startup mới của ông Nguyễn Tuấn Anh. Trên thực tế, ý tưởng này không mới và hoàn toàn khả thi. Có thể thấy, các công ty như Starship Technologies hoặc Nuro đều đã thực hiện điều tương tự tại một số thành phố ở Châu  u và Mỹ. Cụ thể, Amazon Scout, robot giao hàng của Amazon cũng có khả năng di chuyển trên vỉa hè vào giao đến người dùng cuối. 

Ông Nguyễn Tuấn Anh cho hay, startup của ông ban đầu sẽ nhắm đến mảng giao đồ ăn. Ví dụ như một cửa hàng pizza có thể dùng robot để giao hàng cho sinh viên trong khu ký túc xá. Dịch vụ này được xem là có tiềm năng mở rộng sang các nền tảng giao hàng đồ ăn. 



Ông Nguyễn Tuấn Anh
Ông Nguyễn Tuấn Anh

Lĩnh vực mang nhiều hứa hẹn

Được biết, ông Nguyễn Tuấn Anh có nhiều kinh nghiệm để thực hiện hóa kế hoạch của mình. Ông cũng từng làm việc cho Yahoo và quản lý một số dự án startup. Mặc dù vậy thì ông lại được nhớ nhiều nhất trong vai trò của một "khai quốc công thần" của Grab Việt Nam. Và trong thời gian làm việc tại Grab Việt Nam thì ông Tuấn Anh đóng vai trò then chốt trong việc Grab xi được giấy phép cung cấp mảng dịch vụ taxi nằm trong chương trình thử nghiệm của Chính phủ. Hơn thế, ông cũng là người lãnh đạo việc triển khai dịch vụ xe 2 bánh Grab. Vào năm 2020, ông Tuấn Anh đã rời Grab và sau đó có làm việc một năm tại Vingroup. Và sau khi nhận được vốn đầu tư ban đầu từ Touchstone Partners thì startup của ông đã phát triển thành công được một sản phẩm mẫu. Ông Tuấn Anh cho rằng chút robot sẽ giống như một chiếc hộp gắn bánh xe này có thể mang theo 5 chiếc bánh pizza hoặc 10 bát phở. Nói một cách đơn giản rằng, startup này cho biết phương tiện tự hành với các chức năng thông minh như AI cũng như cảm biến có thể di chuyển liên tục từ 50 - 100km sử dụng pin có thể sạc lại hoặc thay thế. Theo đó, khách hàng có thể dùng một ứng dụng để mở hộp và nhận đơn. Cũng tương tự như Amazon Scout, thiết bị có thể cần một số sự hỗ trợ từ con người khi cần vượt qua các tình huống khó trên đường di chuyển. 

Một người đồng sáng lập khác của Alpha Asimov Robotics là giám đốc công nghệ Lê Anh Sơn. Được biết, ông Sơn là người phát biểu mẫu xe tự hành cấp độ 4 đầu tiên ở Việt Nam. Ở cấp độ này thì xe có thể vận hành mà không có sự can thiệp của con người trong gần như mọi trường hợp. 

Thời gian 5 năm tới, Alpha Asimov Robotics muốn ra mắt 10,000 robot tại 5 tỉnh thành phố của Việt Nam cùng mục tiêu sẽ phục vụ dịch vụ giao hàng cùng ngày hoặc trong ngày tiếp theo. Hiện tại, Alpha Asimov Robotics đang làm việc với nhiều đối tác địa phương để sản xuất robot. Trong khi đó, startup này cũng có trung tâm nghiên cứu phát triển đặt tại Hà Nội. 

Và một trong những mục tiêu của Alpha Asimov Robotics chính là giảm chi phí sản xuất trên mỗi robot. Bên cạnh đó, đội ngũ của Alpha Asimov Robotics cũng tin rằng nhiệm vụ này hoàn toàn khả thi nhờ cạnh tranh ở mảng phương tiện tự hành ngày càng lớn trên thế giới. Xu hướng này khiến cho giá thành một số linh kiện phần cứng giảm xuống trong khi các thuật toán cũng ngày càng được cải thiện.



Ông Tuấn Anh cho rằng chút robot sẽ giống như một chiếc hộp gắn bánh xe này có thể mang theo 5 chiếc bánh pizza hoặc 10 bát phở
Ông Tuấn Anh cho rằng chút robot sẽ giống như một chiếc hộp gắn bánh xe này có thể mang theo 5 chiếc bánh pizza hoặc 10 bát phở

Chặng đường phát triển không dễ dàng

Có thể thấy, chặng đường mà Alpha Asimov Robotics đang theo đuổi chắc chắn sẽ không hề dễ dàng. Và ngay cả khi các công ty xe tự hàng ở nhiều thị trường có độ chín cao hơn cũng đang phải đối mặt với nhiều rủi ro của ngành này. Đầu tiên phải kể đến là độ an toàn. Ông Tuấn Anh hiểu rõ điều này. Ông tâm sự: "Nếu những chú robot có thể di chuyển nhiều hơn, xa hơn, có nhiều dữ liệu hơn trong khi cải thiện mức độ thông minh, chúng có thể đi vào các con đường nhỏ hoặc ngõ ngách”. 

Lấy ví dụ, robot của Alpha Asimov Robotics sẽ sớm được thử nghiệm ở các khu ký túc xá trường đại học hoặc lối đi ở trong công viên. Điều này sẽ nhằm mục đích đảm bảo an toàn. 

Ngoài ra, tất cả các startup xe tự hành đều có quy trình cũng như thời gian nghiên cứu rất là dài, đó là chưa kể đến những khó khăn đến từ rào cản điều hành và quản lý. Điều đáng ngạc nhiên chính là Việt Nam đã phê duyệt một chương trình thử nghiệm xe tự lái của FPT Software từ năm 2018. 

Và một tín hiệu tốt nữa chính là Bộ Giao thông Vận tải đang soạn thảo bản sửa đổi luật giao thông đường bộ với khả năng sẽ ghi nhận “Các phương tiện đường bộ sử dụng công nghệ mới để tự động hoá một số công đạn lái xe”. Đến hiện tại thì vẫn còn quá sớm để nói liệu rằng sản phẩm của Alpha Asimov Robotics có ảnh hưởng đến các tài xế giao đồ ăn hay không nhưng Alpha Asimov Robotics đang lên kế hoạch dành tối thiểu 10% lợi nhuận hàng năm đóng góp cho tổ chức tập trung vào việc đào tạo người lao động chịu ảnh hưởng từ việc tự động hóa này. Ông Tuấn Anh cũng lạc quan rằng mọi người ở Việt Nam sẽ sớm quen với việc thấy robot chạy lòng vòng để giao đồ.

Cựu giám đốc Grab Việt Nam: Mong Nhà nước làm "bà đỡ" cho các phát minh khoa học

Chia sẻ tại Hội thảo khoa học quốc gia "Phát triển ngành dịch vụ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045", ông Tuấn Anh cho hay: "Trên bình diện cạnh tranh quốc tế, công nghệ lõi chỉ là một nửa câu chuyện thành công. Chúng tôi tự hào nói rằng Việt Nam mình có thể phát minh ra công nghệ. Một nửa câu chuyện còn lại phụ thuộc vào môi trường thể chế".

Và để có thể đào tạo trí tuệ nhân tạo một con robot tự hành ở cấp độ 4 thì các doanh nghiệp cũng cần được thử nghiệm trong môi trường tật để máy có thể tránh được những tình huống thực tế mà phòng thí nghiệm chẳng thể nào có được, dĩ nhiên là vẫn phải đảm bảo an toàn và luôn có người trợ lái khi cần thiết. Những nước nào có thể cởi mở thì sẽ giúp cho việc đào tạo được trí tuệ nhân tạo nhanh hơn để từ đó sản phẩm sẽ đưa vào đời sống nhanh hơn. 


Ông Tuấn Anh cho hay: "Trên bình diện cạnh tranh quốc tế, công nghệ lõi chỉ là một nửa câu chuyện thành công. Chúng tôi tự hào nói rằng Việt Nam mình có thể phát minh ra công nghệ. Một nửa câu chuyện còn lại phụ thuộc vào môi trường thể chế"
Ông Tuấn Anh cho hay: "Trên bình diện cạnh tranh quốc tế, công nghệ lõi chỉ là một nửa câu chuyện thành công. Chúng tôi tự hào nói rằng Việt Nam mình có thể phát minh ra công nghệ. Một nửa câu chuyện còn lại phụ thuộc vào môi trường thể chế"

Cựu giám đốc của Grab Việt Nam cũng cho biết, các nước Mỹ và Singapore cũng đã nắm bắt được xu thế này và đã khoanh vùng tại một số khu vực thí điểm. Ví dụ như ở Singapore thì có 3 khu vực được thử nghiệm xe tự hàng là  Punggol, Tengah và Khu Đổi mới Sáng tạo Jurong (JID).

Ông Tuấn Anh cũng bày tỏ niềm tin rằng điều kiện tiên quyết để có thể thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa thành công trong thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là Nhà nước có thể giúp làm bà đỡ cho các phát minh khoa học thông qua khung thể chế thử nghiệm có kiểm soát. 

Ông Tuấn Anh cho hay: "Doanh nghiệp như chúng tôi trước hết rất mong muốn có một địa phương đỡ đầu cho dự án thử nghiệm các công trình nghiên cứu trí tuệ nhân tạo như thế này". 

Bên cạnh đó, ông Tuấn Anh cũng bày tỏ mong muốn TP. Đà Nẵng có thể cho phép robot của Alpha Asimov chạy trong một khu vực có dân cư sinh sống và đơn giản hóa thủ tục thử nghiệm. 

Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương - TS. Nguyễn Đức Hiển nhìn nhận, một trong những vấn đề quan trọng chính là sớm thể chế hóa và đưa các sandbox cùng ứng dụng công nghệ mới vào các đô thị hoặc khu đô thị. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội

Tin mới cập nhật

“Mở kho” đấu thầu vàng để giữ vững kho ngoại tệ

3 giờ trước

Chuyên gia Dragon Capital chỉ ra 3 yếu tố giúp thị trường chứng khoán tăng trưởng

7 giờ trước

Đất nền mới chỉ “rục rịch” có giao dịch, chưa thực sự “nóng” như lời đồn

9 giờ trước

Sở hữu 3 căn hộ cho thuê mang lại thu nhập ổn định, 9X khuyên Gen Z: “Nên mua nhà sớm!”

9 giờ trước

Làm thế nào để kiểm soát rủi ro khi vay tiền mua nhà?

11 giờ trước