Cùng trồng chuối và chăn nuôi, tình hình kinh doanh HAGL và HAGL Agrico ra sao sau nửa đầu năm 2022

Thứ sáu, 19/08/2022-15:08
Nếu như bầu Đức thu 388 tỷ đồng lợi nhuận gộp, HAGL Agrico của tỷ phú Trần Bá Dương lại chìm trong khó khăn.

Công ty Cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico, mã CK: HNG) được thành lập vào năm 2010 khi Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai tiến hành tái cấu trúc tập đoàn.

Với lĩnh vực hoạt động chính của công ty mẹ là cao su và cây ăn quả, các dự án nông nghiệp của Hoàng Anh Gia Lai nằm tại tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia trong phạm vi khoảng cách khoảng 200km.

Công ty Hoàng Anh Gia Lai Agrico (HNGL Agrico) gắn liền với tên tuổi của 2 doanh nhân nổi tiếng là ông Đoàn Nguyên Đức và ông Trần Bá Dương. Tuy nhiên, mới đây, theo thông tin từ HAGL Agrico, ông Đoàn Nguyên Đức đã bán đi 3 triệu cổ phiếu HNG từ ngày 4/5 đến ngày 27/5 như đã đăng ký trước đó. 3 triệu cổ phiếu này là toàn bộ số cổ phiếu mà bầu Đức còn nắm giữ trực tiếp tại HNGL Agrico. Sau giao dịch, ông Đức đã không còn trực tiếp bất kỳ cổ phiếu HNG nào.


Bầu Đức đã bán toàn bộ cổ phiếu sở hữu tại HNG
Bầu Đức đã bán toàn bộ cổ phiếu sở hữu tại HNG

Bức tranh kinh doanh ảm đạm của HAGL Agrico

Trong 6 tháng đầu năm 2022, tình hình kinh doanh của HAGL Agrico không mấy lạc quan khi kết quả kinh doanh lỗ sau thuế là 607 tỷ đồng, từ đó đưa tổng lỗ luỹ kế đến thời điểm ngày 30/06 lên hơn 4.000 tỷ đồng và cổ phiếu HNG bị đưa vào diện cảnh báo.

Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này đó là sản lượng thu hoạch quý II đã giảm 13% so với quý II/2021, nguyên nhân trực tiếp là do sự thiếu hụt nguồn lao động tại Lào. Trong khi sản lượng khai thác mủ cao su của quý II biến động không đáng kể đạt 835 tấn, sản lượng thu hoạch trái cây cũng giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt mức 14.724 tấn. Và mặt hàng chủ đạo chuối đạt 14.699 tấn.

Tất nhiên, với sản lượng thu hoạch như vậy, chuối vẫn chưa thể đem lại đột phá cho HAGL Agrico trong năm nay. Con số này thực chất cũng rất khiêm tốn khi so với Công ty HAGL khi công ty này đã xuất khẩu khoảng 81.570 tấn chuối và mang về cho bầu Đức 388 tỷ đồng lợi nhuận gộp trong 6 tháng đầu năm.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm, doanh thu của HAGL Agrico chỉ đạt 362 tỷ đồng, giảm 29% so  với cùng kỳ năm 2021. Với mức doanh thu này công ty chỉ mới chạm được gần 21% kế hoạch doanh thu năm 2022 đã đặt ra.


Doanh thu của HAGL Agrico
Doanh thu của HAGL Agrico

Trong khi đó, doanh thu của HAGL Agrico đã giảm đến ⅓, giá vốn bán hàng lại tăng 8%. Đây được xem là nguyên nhân thứ 2 khiến lợi nhuận gộp của doanh nghiệp này giảm mạnh từ lãi 60 tỷ đồng nửa đầu năm 2021 sang lỗ 125 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2022.

Theo giải trình từ phía HAGL Agrico, giá đầu vào, cụ thể là phân bón tăng 150%, vật tư nông nghiệp, bao bì đóng gói tăng 50% so với năm 2021. Và đây cũng nguyên nhân trực tiếp của việc tăng giá vốn.

Ngoài ra, HAGL Agrico còn cho biết chi phí vận chuyển cũng tăng cao. Chi phí vận chuyển đường bộ tăng tới 42%, cho phí vận chuyển đường biển tăng tới 212% so với năm 2021.

Ngoài lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh sản xuất chính, trong kỳ HAGL Agrico còn chịu tác động tiêu cực của biến động tỷ giá đồng LAK tại Lào. Theo đó, đồng LAK còn mất giá 34% so với đồng USD và giảm 42% so với đồng VNĐ. Điều này đã khiến HAGL Agrico ghi nhận lỗ chênh lệch tỷ giá 397 tỷ đồng.


Tình hình kinh doanh không mấy khả quan của HAGL Agrico
Tình hình kinh doanh không mấy khả quan của HAGL Agrico

Lối đi nào cho HAGL Agrico?

Ban lãnh đạo của HAGL Agrico cũng đã đưa ra các biện pháp khắc phục các vấn đề trên, trong đó, trước hết là cải tạo, nâng cấp các vườn cây ăn quả phù hợp quy hoạch. Tiếp đến  là tiếp tục chuyển đổi các vườn cây ăn quả và cao su không hiệu quả  sang trồng chuối, dừa, xoài và chăn nuôi bò.

Trong khi bầu Đức chọn chuối và sầu riêng thì HAGL Agrico của tỷ phú Dương đang nhắm tới chuối, dừa và xoài. Nếu bầu Đức đã thử nghiệm thành công nuôi lợn thì HNG chọn nuôi bò. 

Để tiến tới sản xuất nông nghiệp ở quy mô lớn, HAGL Agrico đã đặt ra mục tiêu đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, các công trình trên đất, máy móc thiết bị cơ giới hóa. Đồng thời đầu tư chuồng trại, chăn nuôi bò, sản xuất phân hữu cơ.

Tất cả những điều này để thực hiện được cần có nguồn vốn trung dài hạn ổn định, vì đầu tư vào cây trồng hay vật nuôi, vòng quay vốn lưu động không thể nhanh.


BLĐ HAGL Agrico đang thực hiện các biện pháp khắc phục
BLĐ HAGL Agrico đang thực hiện các biện pháp khắc phục

Đây thực sự là một thách thức với HAGL Agrico khi tại 30/06/2022 vốn chủ sở hữu của công ty chỉ còn 2.852 tỷ đồng, công ty này đang hoạt động bằng nợ phải trả. Trong đó, vay ngắn hạn lên tới 3.925 tỷ đồng và vay dài hạn 2.240 tỷ đồng.

Đáng chú ý, HAGL Agrico cho biết Công ty sẽ tiếp tục làm việc với HAGL và BIDV để giải quyết công nợ giữa các bên và nhận lại chứng nhận quyền sử dụng đất các dự án tại Lào và Campuchia, để triển khai pháp lý đầu tư dự án và huy động nguồn vốn để có dòng tiền đầu tư.

Theo kế hoạch kinh doanh công bố tại ĐHĐCĐ thường niên hồi tháng 4/2022, HAGL Agrico kỳ vọng doanh thu thuần đạt 1.731 tỷ - tăng 44% so với năm 2021. Dù vậy, Công ty dự tính tiếp tục thua lỗ trước thuế 2.713 tỷ đồng, bao gồm:

- Lỗ 150 tỷ từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm nay, HAGL Agrico đặt mục tiêu đạt sản lượng trái cây 122.808 tấn, trong đó chuối chiếm 119.012 tấn, dứa chiếm 3.796 tấn, mủ cao su 10.768 tấn.

- Ghi nhận chi phí chuyển đổi vườn cây từ năm 2020 trở về trước với 2.563 tỷ đồng. Cụ thể cho 8.426ha cao su, 1.449ha cọ dầu, 609ha thanh long và 2.517ha cây ăn trái khác.

Ước tính, lỗ lũy kế của HAGL Agrico đến năm 2023 (bao gồm 1.600 tỷ đồng chuyển đổi vườn cây cho sang năm) sẽ vào khoảng 7.773 tỷ. Trừ đi thặng dư vốn cổ phần là 1.170 tỷ, tương ứng thua lỗ thực tế dự khoảng 6.600 tỷ.

Năm 2022 theo chủ tịch HAGL Agrico Trần Bá Dương nhận định thậm chí còn khó khăn hơn năm 2021 khi tình hình giá nguyên vật liệu, phân bón, chi phí vận chuyển tăng cao. Chưa kể, khó khăn này dự kiến kéo dài đến năm 2023.

"Chúng tôi sẽ cố gắng thực hiện kế hoạch năm 2022, cố gắng có lợi ích trong sản xuất kinh doanh…. Chắc chắn sau khi chúng ta giải quyết dứt điểm các vấn đề đang bị treo thì năm 2024 sẽ có được lợi nhuận tương đối khả quan hơn", ông Dương gửi gắm.

Một phương án khác về mặt tài chính công ty đưa ra trong báo cáo giải trình là sẽ chuyển sang hạch toán bằng từ đồng LAK sang đồng USD để khắc phục rủi ro biến động tỷ giá.
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Tin mới cập nhật

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

1 giờ trước

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

1 giờ trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

2 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

4 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

6 giờ trước