“Cơn ác mộng” của ứng dụng gọi xe tỷ đô một thời Didi đã qua?

Thứ năm, 01/07/2022-09:07
Theo tờ WSJ đưa tin, ứng dụng gọi xe Didi ở Trung Quốc dường như đã “thoát nạn” và nhiều khả năng sẽ trở lại kho ứng dụng ngay trong tuần này.

Được biết, hoạt động điều tra của chính quyền Bắc Kinh với “gã khổng lồ” gọi xe Didi về bảo mật dữ liệu đã kết thúc. Bước đi này đồng nghĩa với việc Didi được phép quay trở lại kho ứng dụng ở Trung Quốc và nhiều khả năng là sẽ trở lại ngay trong tuần này.


Cuộc điều tra của giới chức Trung Quốc với Didi đã kết thúc
Cuộc điều tra của giới chức Trung Quốc với Didi đã kết thúc

Thông tin này được tờ WSJ đưa tin sau gần 1 năm công ty này chịu những “cú đánh” đầu tiên của chính quyền và ứng dụng gọi xe của họ bị chính quyền Trung Quốc cấm, khiến giá cổ phiếu của “gã khổng lồ” này “lao dốc không phanh” giảm 53% trên sàn New York.

Didi không phải là công ty duy nhất “thoát nạn”. 2 công ty khác cả Trung Quốc niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ là công ty cung cấp logistic Full Truck Aliance và nền tảng tuyển dụng trực tuyến Kanzhun cũng đã đi đến hồi kết của cuộc điều tra về bảo mật dữ liệu và cũng sẽ được cho phép khôi phục lại ứng dụng.

Sau khi quá trình điều tra kết thúc, cổ phiếu của 2 công ty này đã tăng nhanh ngay trong phiên giao dịch gần nhất lần lượt là 27% và 21%. Hiện nay, cả 3 công ty Didi, Full Truck Aliance và Kanzhun vẫn chưa có bất kỳ phản hồi gì về thông tin này.

Kết luận của cuộc điều tra về an ninh đã đến quá muộn để có thể cứu Didi khỏi sự rút lui vội vàng khỏi phố Wall chỉ sau 1 năm niêm yết. Ngoài ra, còn gây ra những hậu quả to lớn cho công ty này. 

Theo một nguồn tin tiết lộ, cả 3 công ty này sẽ bị phạt, và Didi sẽ phải chịu mức phạt cao nhất. Được biết, Didi dự kiến sẽ phải trao 1% cổ phần cho các nhà chức trách Trung Quốc, cho phép chính quyền có vai trò chính thức trong những quyết định sau này của công ty.

Quá trình điều tra kết thúc cũng khép lại một năm đầy sóng giá với công ty từng là doanh nghiệp giá trị bậc nhất Trung Quốc. Tháng 6 năm ngoái, Didi đã có thương vụ IPO khá ồn ào và huy động được 4,4 tỷ USD. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau thương vụ IPO này, các nhà chức trách Trung Quốc đã cấm dịch vụ này được xuất hiện trên kho ứng dụng ở Trung Quốc và bắt đầu mở cuộc điều tra. Cuộc điều tra đã hướng công ty tới tâm điểm của màn chấn áp lĩnh vực công nghệ và khiến họ buộc phải ngừng nhận người dùng mới.


Cuộc điều tra đã khiến "gã khổng lồ" ảnh hưởng nặng nề
Cuộc điều tra đã khiến "gã khổng lồ" ảnh hưởng nặng nề

Kể từ đó, hầu hết 90% vốn hoá của công ty này đã bị thổi bay, giảm từ 70 tỷ USD xuống chỉ còn 9 tỷ USD chỉ sau 1 năm. Tháng 12/2021, Didi cũng thông báo rằng họ sẽ rời khỏi thị trường chứng khoán Mỹ nhưng không đưa ra bất kỳ lý do cụ thể nào. Bước đi này của Didi được xem là nỗ lực để xoa dịu giới chức Trung Quốc - những người vốn không vui với việc công ty này IPO ở nước ngoài.

Trước đó, Kendra Schaefer, người đứng đầu chính sách công nghệ tại Trivium China, một công ty tư vấn cho biết: "Các cơ quan quản lý đang muốn nói rõ với các công ty công nghệ Trung Quốc rằng họ có thể IPO bất cứ nơi nào họ muốn, miễn là 'ngôi nhà' của họ phải ở Trung Quốc và tuân thủ nghiêm ngặt luật pháp và quy định trong nước".

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng nhận định, trong thời gian tới Trung Quốc sẽ kiểm soát nhiều hơn đối với dữ liệu mà các công ty này nắm giữ. Giới chức nước này đã chuyển từ một trong những chế độ kiểm soát dữ liệu lỏng lẻo nhất trên thế giới sang một trong những chế độ dữ liệu được quy định chặt chẽ nhất thế giới, bắt đầu với luật an ninh mạng vào năm 2017, thắt chặt kiểm soát của Bắc Kinh đối với các luồng dữ liệu.
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội

Tin mới cập nhật

Kiến nghị cho phép hoạt động đòi nợ chuyên nghiệp nhằm giảm nguy cơ nợ xấu

1 giờ trước

Lãi suất tiết kiệm rục rịch tăng nhưng vẫn duy trì quanh vùng đáy

1 giờ trước

Cô gái lương 9 triệu đồng/tháng tiết lộ bí quyết mua được chung cư và gửi thêm 1 tỷ đồng cho bố mẹ xây nhà

1 giờ trước

Phong cách nhà 2 tầng đơn giản toát lên sự sang trọng

1 giờ trước

Thị trường đất nền phía Nam bắt đầu trở lại “đường đua”

1 giờ trước