Cổ nhân dạy “Ghế không rời ba, cửa không rời năm, giường không rời bảy, quan tài không rời tám, bàn không để chín”: Tại sao nói như vậy?

Thứ ba, 04/05/2022-16:05
Người xưa quan niệm rằng: “Ghế không rời ba, cửa không rời năm, giường không rời bảy, quan tài không rời tám, bàn không để chín”. Câu nói dễ hiểu nhưng không phải ai cũng biết tại sao người xưa lại nói như vậy?

Nhắc đến ngành xây dựng hoặc chế biến gỗ chắc chắn không thể bỏ qua các tên Lỗ Ban. Thời xưa, Lỗ Ban được các thế hệ sau coi là ông tổ của các nghệ nhân thủ công. Lúc sinh thời, ông chính là người đã phát minh ra chiếc cưa đầu tiên. Khi tận mắt chứng kiến bàn tay cào bới cỏ, ông đã nghĩ ra chiếc lưỡi sắt nhỏ có răng cưa. Chính vì lẽ đó, chiếc cưa đã chính thức được phát minh và ra đời để hỗ trợ con người.

Bên cạnh đó, Lỗ Ban còn được mọi người gọi là “ông tổ nghề mộc”. Chưa kể, ông còn là một người tinh thông sách Dịch. Đây cũng là lý do mà những phát minh của ông đều liên quan chặt chẽ tới Kinh Dịch. 

Các đệ tử của Lỗ Ban đều ghi lại tất cả những kiến thức mà sư phụ mình tạo ra. Họ cũng viết thành sách Lỗ Ban. Trong cuốn sách này có câu rằng: “Ghế không rời ba, cửa không rời năm, giường không để bảy, quan tài không rời tám, bàn không để chín”.

Thực tế, câu nói này của Lỗ Ban không chỉ thể hiện tôn chỉ quan trọng của Kinh Dịch mà còn mang một ý nghĩa vô cùng cao đẹp. Từ xa xưa, cổ nhân đã đề cao điềm lành trong cuộc sống, cẩn thận những điềm dữ và các điều xui xẻo. Họ đặt khát vọng hạnh phúc của bản thân lên những đồ vật xung quanh. Điều này thể hiện rõ nét trí tuệ cao siêu và uyên bác của họ. 


Những chiếc ghế của người xưa thường được làm dài để ít nhất 3 người có thể ngồi được cùng với nhau. Ảnh: minh họa
Những chiếc ghế của người xưa thường được làm dài để ít nhất 3 người có thể ngồi được cùng với nhau. Ảnh: minh họa

Vậy câu nói “Ghế không rời ba, cửa không rời năm, giường không để bảy, quan tài không rời tám, bàn không để chín” của cổ nhân có nghĩa là gì? Tại sao người xưa lại nói như vậy?

“Ghế không rời ba” có nghĩa là gì?

Thực tế, ý nghĩa của câu nói này rất đơn giản. “Ghế không rời ba” có nghĩa là mọi người sống hòa thuận với nhau. Những chiếc ghế của người xưa thường được làm dài để ít nhất 3 người có thể ngồi được cùng với nhau. 

Ba người tụ lại với nhau có thể tạo nên một đám đông. Nếu mọi người muốn tập hợp lại hay ngồi lại với nhau mà không xảy ra cãi vã hay xung đột thì phải tuân thủ đạo đức giữa mọi người. Bên cạnh đó, “ba” còn là biểu tượng của lòng trung thành. Câu nói này cũng mang ngụ ý rằng, những người là anh em, bạn bè của nhau sẽ kỳ vọng được ngồi chung trên một chiếc ghế dài như thế. 

Tại sao nói “Cửa không rời năm”?

Ý của câu này là mong muốn gia đình luôn no đủ. Trong cuộc sống ngày xưa, cửa ra vào dù là lớn hay nhỏ đều có một phần định trị “năm” dựa theo kích thước chiều dài và chiều rộng của cánh cửa.


Sự ổn định ở đây có nghĩa là có thể ngủ một đêm ngon giấc, không lo không nghĩ. Ảnh: minh họa
Sự ổn định ở đây có nghĩa là có thể ngủ một đêm ngon giấc, không lo không nghĩ. Ảnh: minh họa

Theo quan niệm phong thủy, “năm” là một số thuộc quẻ Tấn, tức hướng Đông Nam. Chính vì thế, người xưa khi xây nhà thường tọa bắc quay mặt nam để thuận tiện cho việc chiếu sáng. Nguyên nhân bởi, cổ nhân tin tưởng rằng vị trí đông nam là vị trí tài chính. Do đó, cửa ra vào chính là “cảng hàng không” của toàn bộ ngôi nhà, rất dễ hút tài lộc vào nhà. Chính vì thế, câu nói “Cửa không rời năm” còn mang ý nghĩa là cửa đón ngũ phúc.

“Giường không rời bảy” nghĩa là gì?

Câu này ý chỉ mong muốn về một cuộc sống ổn định. Theo quan niệm của người xưa, chiều dài và chiều rộng của chiếc giường phải có “số bảy” ở cuối. Ví dụ như 1m7, 2m7…

Theo phong thủy, số 7 thuộc quẻ Đoài, tượng trưng cho núi và mang ý nghĩa yên tĩnh, ổn định. Sự vững chãi của chiếc giường được dùng để tượng trưng cho sự ổn định của cuộc sống. 

Sự ổn định ở đây có nghĩa là có thể ngủ một đêm ngon giấc, không lo không nghĩ. Đúng như câu nói “lòng đã bền thì giường đã vững” và “không ngủ được thì than phiền về giường không cân đối”.

Bên cạnh đó, từ đồng âm của “giường không rời bảy” là “giường không rời vợ”, có nghĩa là vợ chồng sống chung, ngủ chung một giường. Vì thế, số “bảy” trong câu nói này còn có thêm một ngụ ý khác, ý chỉ người được ngủ ở trên giường sẽ không lo sợ cô đơn, sớm tìm được nửa kia ưng ý của cuộc đời mình. 

“Quan tài không rời tám” có nghĩa là gì?

Câu này có ý nghĩa là, tích đức và làm việc thiện chính là tích phúc cho con cháu sau này. Trước đây, những người thợ mộc thường làm quan tài dù là người quá cố có cao hay thấp thì quan tài đều dài đủ tám thước, không hơn không kém. 


Những chiếc bàn ngày xưa có chiều dài, chiều rộng và chiều cao phải đi kèm với định trị “chín”, chẳng hạn như 90cm, 1m9, 3m9… Ảnh: minh họa
Những chiếc bàn ngày xưa có chiều dài, chiều rộng và chiều cao phải đi kèm với định trị “chín”, chẳng hạn như 90cm, 1m9, 3m9… Ảnh: minh họa

“Tám” ở đây là một con số thuộc quẻ Cấn, tượng trưng cho đất và đức. Thực tế, con người khi chết đi sẽ trở về cát bụi không mang theo được gì. Của cải có nhiều đến mấy cũng chỉ để lại trên dương thế mà thôi. Đây là nguyên nhân dễ khiến cho thế hệ mai sau mang điều ác và tai họa. 

Bên cạnh đó, chữ “tám” ở trong tiếng Hán còn được đọc là “ba”,  đồng âm với từ “fa”. Còn “quan tài” đọc là “quan” và “guan” đồng âm, vì thế chúng mang ý nghĩa thăng quan tiến chức. Câu này có nghĩa là người xưa muốn gửi gắm những lời chúc tốt đẹp đến tổ tiên, phù hộ độ trì cho con cháu.

“Bàn không rời chín” có nghĩa gì? 

“Bàn không rời chín” có ý nghĩa là gia đình thịnh vượng. Chữ “bàn” ở đây ý chỉ chiếc bàn vuông nơi mọi người ngồi để dùng bữa. Những chiếc bàn này có chiều dài, chiều rộng và chiều cao phải đi kèm với định trị “chín”, chẳng hạn như 90cm, 1m9, 3m9… 

Trong “Kinh dịch”, “chín” là con số cực “dương”. Đây là một con số tốt lành và linh thiêng và tượng trưng cho bầu trời. Khi con người ăn cơm trên bàn, người ta gọi hạt cơm là “hạt ngọc”, đồ ăn thức uống là của trời cho. Nếu gia đình có thể quây quần bên nhau, ăn uống no nê, cơm áo không lo đó mới là gia đình sung túc. 

Thực tế, câu nói trên là những kinh nghiệm mà người xưa đúc kết lại. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất để giữ gìn vận mệnh tốt đẹp chính là tu tâm, dưỡng tính, giữ gìn đạo đức, sống hiền hòa, yêu thương và giúp đỡ mọi người. 

Theo: vandieuhay.net
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội

Tin mới cập nhật

Startup công nghệ đang tuyển dụng như thế nào?

1 giờ trước

Khám phá 30+ mẫu nhà villa cấp 4 đẹp, ấn tượng ngay từ ánh nhìn đầu tiên

1 giờ trước

Nằm ngủ quay đầu hướng nào tốt cho sức khỏe, thu hút tài lộc?

1 giờ trước

Cuộc chạy đua của thế hệ trẻ với AI

4 giờ trước

Thị trường chứng khoán Việt Nam có thể đón nhận thêm thương vụ IPO tỷ USD

4 giờ trước