Cổ nhân dạy “60 không nói chuyện, 70 không ngủ lại, 80 không mời cơm”: Nguyên nhân thực sự là gì?

Thứ ba, 19/04/2022-18:04
Một trong những câu nói nổi tiếng của người xưa phải kể đến câu “60 không nói chuyện, 70 không ngủ lại, 80 không mời cơm”. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của câu này và tại sao cổ nhân lại nói như vậy.

Thời xa xưa, dù khoa học công nghệ chưa phát triển nhưng cổ nhân đã đúc rút ra rất nhiều quy tắc bổ tích, những kinh nghiệm trong cuộc sống và cả những điều cấm kỵ cần tránh. Những câu nói này được đúc rút ngắn gọn, truyền đạt hết từ đời này sang đời khác một cách khéo léo. Thậm chí, nhiều câu nói, kinh nghiệm và quy tắc của người xưa vẫn giữ được nhiều giá trị cho tới tận ngày nay. 

Minh chứng cho điều này chính là câu nói “60 không nói chuyện, 70 không ngủ lại, 80 không mời cơm”. Vậy, ý nghĩa thực sự của câu nói này là gì?

60 không nói chuyện

Trong xã hội hiện đại ngày nay, tuổi 60 chưa phải là già. Ở độ tuổi này, nhiều người trông vẫn rất trẻ trung và khỏe mạnh. Thế nhưng, xã hội cổ đại thì khác. Họ quan niệm 60 đã là độ tuổi của người già. Nguyên nhân bởi, thời xưa mức sống chưa cao, cuộc sống chưa được tốt, y tế cũng chưa phát triển, thể chất của con người không tốt lắm nên tuổi thọ trung bình cũng không cao.


Câu này mang ý nghĩa rằng, những người trẻ tuổi không nên nói nhiều hay tranh luận quá mức gay gắt với người 60 tuổi để tránh xung đột có thể xảy ra về lời nói, mâu thuẫn. Ảnh: minh họa
Câu này mang ý nghĩa rằng, những người trẻ tuổi không nên nói nhiều hay tranh luận quá mức gay gắt với người 60 tuổi để tránh xung đột có thể xảy ra về lời nói, mâu thuẫn. Ảnh: minh họa

Bên cạnh đó, con người thời xưa thường lập gia đình rất sớm. Hầu như phụ nữ ở tuổi thiếu niên đã bắt đầu có con, khoảng 30 tuổi đã có cháu bồng bế và đến 40 tuổi đã được coi là già. Sử sách cho thấy, tuổi thọ trung bình của người dân dưới triều đại Tần, Hán là dưới 30 tuổi - một con số vô cùng khiêm tốn. Bên cạnh đó, tuổi thọ trung bình của người dân thời nhà Minh và nhà Thanh cũng không quá 40. Vì thế ở thời cổ đại, những người có thể sống thọ đến 60 tuổi là rất ít. 

Thời đại ngày nay, người 60 tuổi vẫn rất khỏe mạnh và linh hoạt. Nhưng trong xã hội cổ đại, người 60 tuổi tay chân đã chậm chạp, đầu óc cũng không còn minh mẫn như trước, phản ứng cũng không được nhanh. Vì thế, nếu tranh luận, hay đơn giản chỉ là nói chuyện với những người ở tuổi 60 sẽ vô tình khiến họ bị rối loạn suy nghĩ, dễ gây hiểu nhầm.  

Vì thế mà người xưa mới có câu rằng “60 không nói chuyện”, câu này mang ý nghĩa rằng, những người trẻ tuổi không nên nói nhiều hay tranh luận quá mức gay gắt với người 60 tuổi để tránh xung đột có thể xảy ra về lời nói, mâu thuẫn. Những người cao tuổi không thể bắt kịp xu hướng, suy nghĩ của người trẻ, chưa kể sự khác biệt về thế hệ dễ khiến hai bên xảy ra tranh cãi.  

Ngoài ra, người ở độ tuổi 60 còn có thể trạng yếu. Họ cũng dễ nổi nóng nên chuyện xảy ra xung đột với người trẻ là chuyện không hề hiếm gặp. Nếu người già xung đột với người trẻ sẽ chẳng hay ho chút nào, đặc biệt khi xung đột này xảy ra trong một gia đình.  

70 không ngủ lại

Nếu như tuổi 60 ở thời xưa đã hiếm thì người 70 tuổi ở thời cổ đại đã được coi là sống rất thọ. Ở độ tuổi này, những chức năng về mặt thể chất cơ bản đã suy giảm nhiều, người già sẽ gặp rất nhiều vấn đề tiêu cực về sức khỏe. 


Theo quan niệm người xưa, khi những vị khách ở tuổi 70 đến chơi thì không nên giữ họ ngủ lại. Ảnh: minh họa
Theo quan niệm người xưa, khi những vị khách ở tuổi 70 đến chơi thì không nên giữ họ ngủ lại. Ảnh: minh họa

Việc những người ở độ tuổi 70 ra ngoài đi dạo hoặc thăm hỏi người khác là chuyện hết sức bình thường. Tuy nhiên, theo quan niệm người xưa, khi những vị khách ở tuổi 70 đến chơi thì không nên giữ họ ngủ lại. Nguyên nhân bởi, những người già 70 tuổi có thể có những vấn đề nguy hiểm nếu không được chăm sóc đúng cách, lạ nhà lạ ăn uống có thể xảy ra những điều không hay không kịp xử lý.

Nếu lỡ điều không may xảy ra, gia chủ cũng không thể chịu nổi trách nhiệm, thậm chí rơi vào những rắc rối không đáng có với những vị khách cao tuổi này. 

80 không mời cơm

70 tuổi thời xưa đã là sống thọ thì người tuổi 80 chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Câu nói “80 không mời cơm” có nghĩa là, gia chủ không nên giữ người già 80 tuổi ở lại ăn cơm. Nguyên nhân bởi, những người 80 tuổi thời xưa đã là độ tuổi “xưa nay hiếm” nên vấn đề ăn uống càng phải cẩn trọng, đặc biệt với những đồ ăn lạ và đồ ăn khó tiêu. 


Nếu giữ những vị khách cao tuổi ở lại ăn cơm nhưng không nắm rõ được chế độ dinh dưỡng cũng như thể trạng hàng ngày của họ thì sẽ nảy sinh những rắc rối không thể lường trước được. Ảnh: minh họa
Nếu giữ những vị khách cao tuổi ở lại ăn cơm nhưng không nắm rõ được chế độ dinh dưỡng cũng như thể trạng hàng ngày của họ thì sẽ nảy sinh những rắc rối không thể lường trước được. Ảnh: minh họa

Nếu giữ những vị khách cao tuổi ở lại ăn cơm nhưng không nắm rõ được chế độ dinh dưỡng cũng như thể trạng hàng ngày của họ thì sẽ nảy sinh những rắc rối không thể lường trước được. Nếu không cẩn thận một chút, chế độ ăn uống sẽ khiến họ khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, những người ở tuổi 80 khi đến chơi thì không nên ép họ ở lại dùng bữa kẻo sẽ dính phải những vụ việc đáng tiếc. 

Tuy nhiên, nếu xét riêng vế này thì đây là lo lắng hơi thái quá của người xưa. Thế nhưng, nhìn chung thì vẫn có thể thấy được, trong điều kiện và hoàn cảnh của người xưa thì việc lo xa và phòng tránh bất trắc không hề thừa thãi và là điều nên làm, bởi trong bất kỳ trường hợp gì thì “phòng còn hơn chống”, nếu điều đáng tiếc xảy ra thì mọi nỗ lực đều cũng đã muộn.  

Cuộc sống hiện đại ngày nay đã có nhiều đổi khác. Mức sống đã được nâng cao, chế độ dinh dưỡng của con người được ổn định, điều kiện y tế cũng tốt hơn trước. Tuy nhiên, câu nói này của người xưa vẫn rất đáng để tham khảo. Tùy theo từng trường hợp, đặc biệt là người già thì cần phải đảm bảo sức khỏe cho họ, nhất là đi đi đâu xa.

Theo: suckhoedoisong.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Tin mới cập nhật

Chuyên gia World Bank: Cải cách cơ cấu đóng vai trò thiết yếu để duy trì triển vọng tăng trưởng trong dài hạn

41 phút trước

Đầu tư vào AI giúp cổ phiếu SoftBank phá đỉnh lịch sử

1 giờ trước

Quý I/2024, doanh số bán lẻ trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử tăng trưởng “đột phá”

1 giờ trước

FPT bắt tay Nvidia xây nhà máy AI 200 triệu USD tại Việt Nam

1 giờ trước

Kỳ vọng tăng trưởng nhóm cổ phiếu bán lẻ

1 giờ trước