Co-founder của Vulcan Augmetics Trịnh Khánh Hạ: Hành trình từ xóm bộ đội vươn ra thế giới bằng sản phẩm cánh tay robot

Chủ nhật, 23/10/2022-08:10
Thẳng thắn, cởi mở, tự tin và mạnh mẽ là những gì mà mọi người có thể cảm nhận về Trịnh Khánh Hạ. Là co-founder duy nhất ở trong team Ironman toàn nam, cô gái trẻ đã kết nối các kỹ sư công nghệ để mang đến những cánh tay robot dành cho người khuyết tật, giúp họ tự tin hơn khi bước ra ngoài thế giới như những người bình thường khác.

Từ cô nàng xóm bộ đội đến ước mơ khởi nghiệp

Thế hệ ngày nay, các bạn trẻ đi du học rất nhiều, thế nhưng đối với gia đình Trịnh Khánh Hạ thì du học chỉ là một giấc mơ. Hạ sinh ra và lớn lên trong một xóm bộ đội ở vùng quê Phú Yên. Sau khi cha mẹ chia tay, dù đỗ đại học xã hội nhân văn nhưng Hạ vẫn quyết học cao đẳng kinh tế đối ngoại, ngành quản lý khách sạn. Khi đó, cô chỉ muốn học thế nào để ra trường nhanh nhất, kiếm tiền phụ giúp gia đình.

Sau đó, Hạ có cơ hội thực tập ở một resort 5 sao tại Nha Trang, tiền phòng lên tới cả trăm triệu đồng/đêm. Tuy nhiên sau một thời gian, Hạ cảm thấy vô cùng thất vọng bởi những gì mà người khác kỳ vọng thì bản thân lại thấy không phù hợp, sau đó suy nghĩ mông lung vì không biết mình nên làm gì. 

May mắn lúc đó, trong gia đình Hạ có người dì đang ở London, chính dì đã hỗ trợ cho mượn tiền để cô nàng đi du học. Thế là, cô gái trẻ khăn gói lên đường (vì được tuyển thẳng vào đại học ở bên Anh) theo học ngành kinh tế ở một đất nước xa xôi. Trong khoảng thời gian này, Hạ có cơ hội tiếp xúc với những người làm trong ngành tài chính. Cô phát hiện ra rằng, cuộc sống của những người này chỉ toàn con số, đầu tư tài chính có thể mang đến thu nhập cao, nhưng Khánh Hạ lại cảm thấy không hạnh phúc. 


Thẳng thắn, cởi mở, tự tin và mạnh mẽ là những gì mà mọi người có thể cảm nhận về Trịnh Khánh Hạ. Là co-founder duy nhất ở trong team Ironman toàn nam
Thẳng thắn, cởi mở, tự tin và mạnh mẽ là những gì mà mọi người có thể cảm nhận về Trịnh Khánh Hạ. Là co-founder duy nhất ở trong team Ironman toàn nam

Dù rất thích London nhưng Hạ không nghĩ bản thân sẽ ở đây cả đời. Cô thích làm một điều gì đó có thử thách nhưng vẫn hào hứng và hạnh phúc mỗi ngày. Khi học ở bên Anh, đoạn đường từ nhà đến trường rất xa xôi, đi tàu điện ngầm cả tiếng mới đến nên Hạ luôn tranh thủ thời gian để đọc các cuốn sách về khởi nghiệp. Được truyền năng lượng, cô nàng xác định đến khi học xong cũng sẽ khởi nghiệp. Tuy nhiên ở Anh, việc khởi nghiệp rất phi thực tế, bởi nó yêu cầu số vốn cao. Chính vì thế, Hạ quyết định học xong sẽ trở về Việt Nam. 

Đến khi về nước, Hạ vẫn chưa có ý tưởng gì, thế nên đã tìm một startup trẻ để tham gia vào founding team. Ban đầu, Hạ tham gia một startup giống như một nền tảng đặt chỗ, thế nhưng startup này chỉ hoạt động ở TP.HCM và việc mở rộng thị trường là rất khó khăn. Sau khi trình bày với founder không thành công, Hạ quyết định tự mình startup. Lúc đó, cô cho ra đời Boss Lady. Theo cô nàng, châu Âu có rất nhiều app về shopping và tại Việt Nam cũng có rất nhiều hãng nội địa và các cửa hàng đẹp, thế nhưng mọi thứ đều nhỏ lẻ và manh mún. Mong muốn của Hạ là gom mọi người lên 1 platform để khách hàng thỏa sức shopping. 

Thời điểm thành lập Boss Lady, Hạ đã tự mình làm hết, từ marketing cho đến sale. Cả team thời điểm đó chỉ có 4 người, thế nhưng làm được 8 tháng thì kẹt vốn bởi cô gái trẻ đã chi hết 10.000 USD. Hết tiền, Hạ buộc phải đi gọi vốn và được một shark đưa ra lời khuyên rằng, thị trường ecommerce đang đốt tiền rất nhiều, nếu không có khả năng cạnh tranh thì nên đóng cửa. 

Cơ duyên đến với Vulcan Augmetics

Được biết, Vulcan Augmetics sinh ra trong một venture builder - giống như một lồng ấp khởi nghiệp với nhiều dự án nhỏ. Hạ được giới thiệu với chị founder venture khi đó đang cần tìm người để dẫn dắt các dự án. Trong đó, có một dự án là Ironman (tiền thân của Vulcan Aumetics). Khi ấy, Vulcan đã có Rafael Masters - founder, Akshay Sharma - CTO người Ấn Độ cùng với 2 kỹ sư và 1 freelancer.


Sau nhiều lời động viên, Hạ quyết định nhập team Ironman vào năm 2018, sau đó là thành lập công ty và biến thành doanh nghiệp xã hội
Sau nhiều lời động viên, Hạ quyết định nhập team Ironman vào năm 2018, sau đó là thành lập công ty và biến thành doanh nghiệp xã hội

Hạ cảm thấy vô cùng tuyệt vời khi gặp được Ironman. Việt Nam có một startup làm tay robot cho người khuyết tật nhưng mọi thứ vẫn còn quá sơ khai, sản phẩm rất to, nặng và xấu. Dù rất thích nhưng cô nàng vẫn không dám làm bởi bản thân không có kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết bị y tế hay hardware, cũng lo sợ thất bại. Tuy nhiên, chị founder người Malaysia nói, startup này chỉ toàn con trai và cần có một người có kỹ năng tổ chức tốt mới có thể gom lại được.

Sau nhiều lời động viên, Hạ quyết định nhập team Ironman vào năm 2018, sau đó là thành lập công ty và biến thành doanh nghiệp xã hội. Hạ là người fulltime đầu tiên trong doanh nghiệp này. Sau một thời gian, Akshay là CTO của Vulcan nhưng cũng là CTO của một startup, vì Ironman còn quá non trẻ nên anh đã chọn startup lớn hơn. Khi Akshay rời đi, Hạ quyết định nhận lại cổ phần, từ đó chính thức trở thành Co-founder.

Không lâu sau đó, Ironman cũng được đổi tên thành Vulcan Augmetics. Theo như Hạ chia sẻ, Vulcan là tên của một vị thần La Mã - một vị thần lửa từ lúc sinh ra đã bị khuyết tật. Tinh thần của Vulcan là không chấp nhận một cuộc sống không may mắn, luôn nỗ lực tự rèn luyện để thay đổi cuộc đời. Với công nghệ mà Vulcan Augmetics đang phát triển, việc mất đi một phần cơ thể của ai đó sẽ chỉ còn là sự bất tiện và không còn là sự bất hạnh nữa. Trong khi đó, từ Augmetics là viết tắt của Augmentation, có nghĩa là làm cho tốt hơn và nâng cấp hơn. Tầm nhìn của Vulcan chính là làm tất cả công nghệ khi được gắn lên cơ thể con người sẽ khiến cho chúng ta trở nên tốt hơn.

Hạ cũng cho biết, founder của Vulcan là Rafael cũng không có nền tảng về công nghệ mà theo học triết học. May mắn thay, Rafael có tư duy về thiết kế rất giỏi, là người đưa ra những quyết định thiết kế vô cùng ấn tượng, giúp cho sản phẩm của Vulcan có thể đi nhanh hơn trên thị trường. Còn cô nàng Trịnh Khánh Hạ làm thuần về mặt vận hành, tuyển người và tài chính trong giai đoạn đầu từ năm 2018 đến năm 2020. Từ năm 2021 trở đi, khi startup này đã có đầy đủ giấy phép và chuyển sang giai đoạn thương mại hóa, Hạ cũng chuyển sang phát triển kinh doanh. Trong khi đó, Rafael tập trung vào việc phát triển công nghệ. 


Đội ngũ của Vulcan luôn hi vọng những người sử dụng sản phẩm của mình sẽ trở nên tự tin hơn và tự hào về chính bản thân họ, không cần phải che giấu khiếm khuyết của cơ thể
Đội ngũ của Vulcan luôn hi vọng những người sử dụng sản phẩm của mình sẽ trở nên tự tin hơn và tự hào về chính bản thân họ, không cần phải che giấu khiếm khuyết của cơ thể

Với Vulcan Augmetics: Khuyết tật không còn là sự bất hạnh

Nữ co-founder của Vulcan Augmetics khẳng định, những người khuyết tật khi mua sản phẩm đều muốn bù đắp sự mất mát và che giấu khuyết điểm của mình. Đội ngũ của Vulcan luôn hi vọng những người sử dụng sản phẩm của mình sẽ trở nên tự tin hơn và tự hào về chính bản thân họ, không cần phải che giấu khiếm khuyết của cơ thể. Vulcan cũng mong muốn, khi khách hàng mang lên người cánh tay robot sẽ giống như một người cần nâng cấp khả năng của họ, giống như bình thường mua 1 cái tool, 1 cái máy khoan hay máy tính là để nâng cấp năng suất của mình, để làm việc hiệu quả hơn. Với tâm thế đó, Vulcan luôn cho rằng cho đến cuối cùng thì người sử dụng sẽ là người có lợi nhất.

Hiện tại, một cánh tay robot của Vulcan có nhiều bộ phận cùng với chất liệu khác nhau. Cụ thể, khung xương đều được làm bằng kim loại, bên ngoài có 1 lớp khung 2D cùng với silicon và bộ điện tử… Phần điện và chip là do Vulcan tự thiết kế nhưng có đến 70% là outsource từ các đối tác gia công bên ngoài, sau đó mang về Vulcan để lắp ráp và QC, tiếp đến là đóng gói thành phẩm.

Nếu so sánh với những cánh tay điện chức năng trên thị trường, giá bán của Vulcan chỉ bằng ⅓ mà thôi. Thời điểm hiện tại, có rất nhiều sản phẩm tay robot ở trên thị trường là của Trung Quốc, Đức… nhưng giá thành lại rất đắt đỏ. Cụ thể, những cánh tay điện này sẽ có giá từ 65 triệu, 110 triệu, 300 đến 500 triệu và thậm chí là 1 tỷ đồng. So với những tay giả khác thuộc dạng tay điện, sản phẩm của Vulcan không rẻ hơn, so với tay thẩm mỹ cũng có những găng tay silicon tầm 6-7 triệu đồng/chiếc, những tay cơ được điều khiển bằng bả vai cũng có giá mười mấy triệu, tay robot ở tầm giá khoảng 25-30 triệu đồng/chiếc.


Năm ngoái, cánh tay robot của Vulcan là sản phẩm bán chạy nhất khi có đến hơn 70 cái được tiêu thụ
Năm ngoái, cánh tay robot của Vulcan là sản phẩm bán chạy nhất khi có đến hơn 70 cái được tiêu thụ

Năm ngoái, cánh tay robot của Vulcan là sản phẩm bán chạy nhất khi có đến hơn 70 cái được "tiêu thụ". Với một sản phẩm y tế vừa được ra mắt trong mùa Covid-19, con số này là minh chứng cho sự phù hợp với thị trường. Theo Hạ, vấn đề thời điểm hiện tại của Vulcan chính là ổn định hóa sản phẩm. Những cánh tay bây giờ chỉ đủ để bán cho thị trường trong nước, bởi nếu lỡ có vấn đề gì về kỹ thuật, đội ngũ có thể ship ngay đồ để thay thế. Đồng thời, những khách hàng cũng dễ dàng gửi đồ của mình đến sửa chữa và bảo hành một cách nhanh chóng. 

Tuy nhiên, nếu như xuất khẩu ra nước ngoài, sản phẩm của Vulcan cần phải ổn định hơn nữa. Những cái tay hiện tại có thể dùng được từ 2 cho đến 3 năm, nhưng để xuất khẩu sang thị trường nước ngoài thì phải bền hơn, đến 5 năm. Mục tiêu của startup này là sẽ xuất khẩu sản phẩm của mình sang thị trường Ấn Độ vào đầu năm sau. Vulcan cũng xác định sẽ vươn ra ngoài thế giới chứ không chỉ bán ở Việt Nam. Thời điểm hiện tại, sản phẩm của Vulcan cũng được rất nhiều công ty phân phối thiết bị ở các nước tại Châu Phi, Pakistan và Ukraine quan tâm; thế nhưng Vulcan vẫn chưa có ngay lập tức có được những giấy phép để xuất khẩu sang những nước đó, còn tại Ấn Độ thì Vulcan đã hoàn toàn sẵn sàng.

Vulcan dự định sẽ gọi vốn 1 triệu USD, tương đương với mức định giá công ty là 6,5 triệu USD. Theo Trịnh Khánh Hạ, đây chính là vòng thứ 4, bởi vòng đầu tiên Vulcan đã gọi vốn từ quỹ Vietnam Silicon Valley, vòng thứ hai là quỹ  The Ventures của Hàn Quốc và vòng thứ ba là một quỹ Canada.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

6 giờ trước

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

6 giờ trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

7 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

9 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

11 giờ trước