Chuyên gia địa ốc nói gì về tình trạng sốt đất và lạm phát?

Thứ sáu, 22/04/2022-09:04
Lý giải về hiện tượng sốt đất, các chuyên gia đồng thuận đều chỉ ra các điểm chung là thông tin quy hoạch mới với các đề xuất phát triển đô thị, dự án.

Theo Nhịp Sống Kinh Tế, "sốt đất" là chủ đề được bàn luận tại nhiều tọa đàm về bất động sản khi bất chấp thời điểm dịch bệnh bùng phát, đất vẫn tăng giá ầm ầm còn nhà đầu tư cũng "mạnh tay" chi hàng tỷ đồng để ôm hàng.

Báo cáo từ tổ chức nghiên cứu thị trường bất động sản đều ghi nhận thấy tình trạng tăng giá mạnh cục bộ ở một số địa phương như các tỉnh Thanh Hóa, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Bình Thuận...

Lý giải về các cơn sốt đất, các chuyên gia đều đồng thuận chỉ ra các điểm chung, đó là thông tin quy hoạch mới với các đề xuất phát triển đô thị, dự án. Chính sách đẩy mạnh đầu tư công phát triển hạ tầng giao thông cũng làm cho thị trường bất động sản hấp dẫn các nhà đầu tư. Mặt khác, các dự án phân lô bán nền được đẩy mạnh cộng thêm việc các cấp chính quyền cũng mạnh tay phân lô, bán đất đấu giá.


Chuyên gia địa ốc nói gì về tình trạng sốt đất và lạm phát? Ảnh: minh họa
Chuyên gia địa ốc nói gì về tình trạng sốt đất và lạm phát? Ảnh: minh họa

Cũng theo các chuyên gia, tác động của dịch bệnh Covid-19 khiến cho các ngành nghề sản xuất bị đình trệ. Những kênh đầu tư kiếm tiền dễ dàng như bất động sản lại nhanh chóng hút vốn khi nhiều người cần "làm giàu" nhanh chóng, dễ dàng. Cầu về đầu tư bất động sản tăng mạnh, khiến thị trường luôn nóng. Thêm nữa, chính tác động từ giới đầu cơ, tung tin, đẩy thông tin khiến cho thị trường thêm xáo động.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường - GS. Đặng Hùng Võ cho biết, một nguyên nhân khác tạo sốt đất là do các "đại gia" đầu tư dự án bất động sản tìm cách kích cho tăng giá như đấu giá đất tại Thủ Thiêm hay xướng giá cao tại các dự án bất động sản hiện hữu.

GS. Đặng Hùng Võ cho rằng, nhìn vào kinh nghiệm ở Việt Nam vào giai đoạn năm 2007-2010, có thể thấy sốt giá lần này không được kịp thời ngăn chặn thì khá chắc chắn sẽ dẫn tới lạm phát. Nguyên nhân trực tiếp làm cầu tăng quá mạnh là hiện tượng đầu cơ nhà ở vẫn chưa được khắc phục, lượng cầu tăng lên nhiều hơn nữa vì giảm thu nhập do dịch bệnh gây ra.

Nhìn lại về mối quan hệ của lạm phát và thị trường bất động sản ở những giai đoạn trước đó. Có thể thấy, tác động 2 chiều của lạm phát và giá bất động sản là có, song mối liên hệ này lại được phản ánh thông qua chính sách tiền tệ, sức khỏe nền kinh tế và tâm lý kỳ vọng của người dân.

Ở giai đoạn năm 2001-2002, Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ khiến tăng trưởng tín dụng tăng lên tới 30-40%. Một lượng tiền bơm vào nền kinh tế, đẩy thị trường bất động sản tăng mạnh. Cùng với giá đất tăng cao, lạm phát bắt đầu bùng phát từ năm 2004-2005. Khi lạm phát tăng cao, chính sách tiền tệ siết lại khiến thị trường lại chững lại, trầm lắng.

Đến giai đoạn năm 2007-2010, thị trường cũng lặp lại diễn biến gần như tương tự. Năm 2007, với việc gia nhập WTO, Việt Nam đón dòng vốn đầu tư nước ngoài lớn, tâm lý lạc quan được đẩy lên cao. Thị trường nhà đất sôi động, giá tăng. Cũng vào lúc này, lạm phát bắt đầu bùng nổ, leo thang. Lạm phát tăng cao, Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ. Lãi suất tăng cao, thị trường nhà đất lao dốc và giá đất sụt giảm 30-50% trong một thời gian ngắn.

Đến năm 2009, kịch bản có phần lặp lại khi Ngân hàng Nhà nước triển khai chính sách tiền tệ nới lỏng. Tiền lại tiếp tục đổ vào bất động sản. Thị trường địa ốc ấm lại. Nhưng kịch bản này sớm bị "dập tắt" khi lạm phát bùng nổ và Ngân hàng Nhà nước lại phải thắt chặt bằng chính sách tiền tệ và hạn chế tín dụng vào bất động sản.

Ở mỗi giai đoạn giá bất động sản tăng mạnh, chỉ số lạm phát có nguy cơ leo thang thì tâm lý người dân càng kỳ vọng lớn vào bất động sản. Họ cho rằng, giá bất động sản đã cao và sẽ còn cao hơn nữa. Lạm phát có nguy cơ xảy ra thì chỉ có bất động sản là nơi đầu tư an toàn và đảm bảo.

Hệ lụy là kịch bản vỡ bong bóng sẽ xảy ra, doanh nghiệp địa ốc thua lỗ, phá sản và cảnh bán tháo bất động sản để trả nợ diễn ra ở khắp nơi.

Lạm phát và giá bất động sản có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nếu lạm phát dần tăng, Ngân hàng Nhà nước sẽ siết chặt cung tiền và như tác động ngược trở lại, thị trường địa ốc đói vốn. Bất động sản sẽ gặp khó khăn. Như Tổng giám đốc MLAND Pro - ông Cao Minh Thành cho rằng, lạm phát tăng thì các công cụ siết tín dụng vào bất động sản tăng và kịch bản tiếp theo là làn sóng cắt lỗ ồ ạt của các nhà đầu tư.

Theo: Nhịp Sống Kinh Tế
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Tin mới cập nhật

Bí quyết chọn hướng nhà “thu hút” tài vận cho người tuổi Sửu

31 phút trước

Giới trẻ cần làm gì trước nỗi lo mất việc khi xu hướng công nghệ lên ngôi?

54 phút trước

Nhà máy điện hạt nhân là gì? Ưu, nhược điểm và xu hướng phát triển trong tương lai

1 giờ trước

Sự bùng nổ của Fintech và bài toán pháp lý, bảo mật dữ liệu

1 giờ trước

Môi giới cần “nâng cấp” mình trong chu kỳ tăng trưởng mới của thị trường bất động sản

3 giờ trước